15/01/2019 15:05 GMT+7
Trở lại chủ đề

Bùi Xuân Phái - người khai mở dòng tranh con giáp

THIÊN ĐIỂU
THIÊN ĐIỂU

TTO - Phong trào vẽ con giáp được các họa sĩ trẻ hưởng ứng rầm rộ mấy năm trở lại đây mỗi dịp Tết đến, ít ai ngờ lại được khởi đầu từ những tấm bưu thiếp ngày xuân mà danh họa Bùi Xuân Phái hay vẽ tặng bạn bè từ hơn nửa thập kỷ trước.

Bùi Xuân Phái - người khai mở dòng tranh con giáp - Ảnh 1.

Thiệp chúc Tết năm con khỉ của danh họa Bùi Xuân Phái

Thông tin được nhà nghiên cứu, phê bình mỹ thuật Phan Cẩm Thượng chia sẻ tại lễ khai mạc triển lãm Tranh Tết Kỷ Hợi sáng nay 15-1.

Ông Thượng cho biết, không kể dòng tranh dân gian thì vẽ con giáp được các họa sĩ Việt Nam bắt đầu theo đuổi từ sau năm 1954, trên các bưu thiếp chúc Tết hoặc bìa báo xuân, tranh trong báo xuân.

Điều ngạc nhiên là, chính Bùi Xuân Phái - người nổi danh với những bức tranh vẽ phố phường Hà Nội - lại là một trong những họa sĩ khởi xướng cho dòng tranh con giáp.

Ông Thượng nói, khoảng từ năm 1956-1957, Bùi Xuân Phái bắt đầu vẽ những tấm thiệp con giáp để tặng người thân, bạn bè mỗi dịp Tết đến, xuân về. Có những năm, họa sĩ vẽ cả chồng bưu thiếp, để sẵn trong ngăn kéo để làm quà mừng năm mới cho những người thân quý.

Thời kỳ đó, cùng với Bùi Xuân Phái còn có các họa sĩ Nguyễn Bích, Sĩ Ngọc cũng vẽ tranh con giáp rất nhiều.

Bùi Xuân Phái - người khai mở dòng tranh con giáp - Ảnh 2.

Tranh con giáp của họa sĩ Nguyễn Tư Nghiêm

Nhưng người theo đuổi đề tài vẽ con giáp quy mô nhất lại là danh họa Nguyễn Tư Nghiêm. Ông Thượng cho hay, Nguyễn Tư Nghiêm chuyên sáng tác về mười hai con giáp. Ông còn chuyên chú cho dòng tranh này tới độ vẽ màu sắc của con giáp theo ngũ hành.

Nhà phê bình mỹ thuật Nguyễn Quân từng chia sẻ, ông còn nhớ mãi những lần được tới thăm họa sĩ Bùi Xuân Phái và họa sĩ Nguyễn Tư Nghiêm vào ngày Tết.

Những bức tranh con giáp có dòng chữ "Chúc mừng năm mới" được hai họa sĩ vẽ luôn là tặng phẩm nhiều ý nghĩa đối với ông. Nguyễn Quân trân trọng đem về để lên mâm ngũ quả, vừa để cẩn báo tổ tiên món quà ngày Tết, vừa để cho xôm không khí ngày xuân.

Theo nhà phê bình Nguyễn Quân, mỗi năm Nguyễn Tư Nghiêm có thể sáng tác vài chục bức và hoàn toàn không bị lệ thuộc vào trật tự thời gian. Ông là người đại diện cho các họa sĩ Việt Nam cất lên tiếng nói của dân tộc mình qua các tác phẩm hội họa con giáp ngày xuân.

Khởi nguồn từ Bùi Xuân Phái và vài người khác, rồi đến Nguyễn Tư Nghiêm chuyên chú vẽ một cách quy mô, tính toán tỉ mỉ, việc vẽ con giáp được đẩy lên thành truyền thống vẽ tranh Tết hàng năm, được các thế hệ họa sĩ khác nhau nối dài cho tới tận ngày nay và càng ngày phong trào càng rầm rộ.

Tiếp theo thế hệ của Bùi Xuân Phái có Thành Chương tiếp tục giữ lửa dòng tranh này vào những năm 1970-1980 và những năm 1990 lại có Nguyễn Quang Vinh, Hà Hồng Cẩm, Đặng Xuân Hòa.

Mấy năm nay, dòng tranh con giáp càng rầm rộ hơn. Đã có hai triển lãm thường niên chuyên về tranh con giáp, tranh Tết được tổ chức ở Hà Nội của nhóm G39 và nhóm Viet Art Now.

Nhà phê bình Nguyễn Đỗ Bảo vui mừng khi nhìn thấy dòng tranh con giáp ngày các được các họa sĩ kế tục một cách hào hứng.

"Xưa chỉ các làng tranh dân gian vẽ con giáp, rồi đến một vài cá nhân họa sĩ vẽ, và giờ đây thì cả một tập thể các họa sĩ cùng vẽ khiến dòng tranh này càng sống động, đầy sức hấp dẫn", ông Bảo nói.

Bùi Xuân Phái - người khai mở dòng tranh con giáp - Ảnh 3.

Tác phẩm 'Lợn Mán' của Thành Chương tại triển lãm Tranh Tết Kỷ Hợi

Về triển lãm Tranh Tết Kỷ Hợi, ông Phan Cẩm Thượng đánh giá cao tính đa dạng của triển lãm khi nó mang tới cho công chúng đủ phong cách từ hiện thực, trừu tượng, ấn tượng, tối giản… cho tới cả Pop Art (nghệ thuật đại chúng).

Ông Thượng thích các tác phẩm phấn màu trên giấy với vài nét rất đơn giản của Trần Nhật Thăng, ông nói, đó là những bức tranh với những nét đơn giản nhất ở triển lãm này nhưng lại "rất đáng xem".

Ông Thượng cũng rất thích hai tác phẩm vẽ trên hai chiếc mâm của họa sĩ Thành Chương; cũng như những nét sơn đầu với kỹ thuật điêu luyện trên những bức tranh trừu tượng của Phạm An Hải….

Tuy nhiên, ông Thượng cũng thẳng thắn nói ông không thích một số tác phẩm "mới quá" và có phần "hơi thị trường" trong triển lãm này.

Ngắm một số tác phẩm tại triển lãm:

Bùi Xuân Phái - người khai mở dòng tranh con giáp - Ảnh 4.

Tác phẩm 'Tự họa' của Thành Chương

Bùi Xuân Phái - người khai mở dòng tranh con giáp - Ảnh 5.

Tác phẩm 'Kỷ Hợi dân tộc và hiện đại' của Phạm An Hải

Bùi Xuân Phái - người khai mở dòng tranh con giáp - Ảnh 6.

'Kỷ Hợi 1' của Trần Nhật Thăng

Bùi Xuân Phái - người khai mở dòng tranh con giáp - Ảnh 7.

'Hợi 2019' của Trần Vinh

Bùi Xuân Phái - người khai mở dòng tranh con giáp - Ảnh 8.

'Sung túc' của Lê Trí Dũng

Bùi Xuân Phái - người khai mở dòng tranh con giáp - Ảnh 9.

'Kỷ Hợi 2' của Đào Trọng Lưu

Bùi Xuân Phái - người khai mở dòng tranh con giáp - Ảnh 10.

'Xuân' của Trương Vũ Trung

Bùi Xuân Phái - người khai mở dòng tranh con giáp - Ảnh 11.

'Vũ điệu mùa xuân' của Ngụy Đình Hà

Bùi Xuân Phái - người khai mở dòng tranh con giáp - Ảnh 12.

'Chào xuân số 9' của Khổng Đỗ Duy

Bùi Xuân Phái - người khai mở dòng tranh con giáp - Ảnh 13.

'Lợn xanh' của Doàn Hoàng Kiên

TTO - MV ca nhạc Lô tô 12 con giáp ngoài chất nhạc sôi động, náo nhiệt, đầy màu sắc, rất hợp với không khí của những ngày đầu năm, còn có độ dài 'kỉ lục' hơn 10 phút!

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Xem lại nghệ sĩ Kim Cương duyên dáng vai Điêu Thuyền cùng nghệ sĩ Thanh Tòng và Bảo Quốc

Mới đây, trên mạng xã hội đưa lại clip nghệ sĩ Kim Cương thể hiện nhân vật Điêu Thuyền cùng các nghệ sĩ Thanh Tòng, Bảo Quốc, Thanh Thanh Tâm…

Xem lại nghệ sĩ Kim Cương duyên dáng vai Điêu Thuyền cùng nghệ sĩ Thanh Tòng và Bảo Quốc

Mối cánh rừng Trường Sơn: Món đại ngàn ngon nức nở

Tháng 5, khi những cơn mưa dông đầu mùa rải đều lên tán rừng rậm rạp miền Tây Quảng Nam, cũng là lúc núi rừng Trường Sơn như cựa mình thức dậy sau giấc ngủ dài mùa nắng.

Mối cánh rừng Trường Sơn: Món đại ngàn ngon nức nở

Bông sen vàng, sách về thời niên thiếu của Bác Hồ gặp lại độc giả

Cuốn sách Bông sen vàng của nhà văn Sơn Tùng cho người đọc thấy được nét đẹp dung dị và tâm hồn cao cả của vị lãnh tụ vĩ đại từ khi còn là một cậu bé.

Bông sen vàng, sách về thời niên thiếu của Bác Hồ gặp lại độc giả

Đại lễ Phật đản: Đoàn kết, hòa ái, tích cực kiến tạo thế giới hòa bình

Đại lễ Phật đản Phật lịch 2569 - dương lịch 2025 diễn ra trong không khí trang nghiêm, thanh tịnh tại Việt Nam Quốc Tự.

Đại lễ Phật đản: Đoàn kết, hòa ái, tích cực kiến tạo thế giới hòa bình

Trinh thám Edogawa Ranpo

Cộng đồng mê truyện trinh thám vừa đón nhận một tiểu thuyết trinh thám đặc sắc nhất của bậc thầy truyện trinh thám Nhật Bản Edogawa Ranpo (1894-1965) - tập Âm thú.

Trinh thám Edogawa Ranpo

PGS Bùi Hiền, người nổi tiếng với đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ, qua đời

PGS.TS Bùi Hiền, người 'nổi tiếng' với đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ gây tranh cãi gần chục năm trước, vừa qua đời chiều 11-5 tại nhà ở TP Việt Trì, Phú Thọ.

PGS Bùi Hiền, người nổi tiếng với đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ, qua đời
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar