17/04/2023 09:30 GMT+7
Trở lại chủ đề

'Bức xúc với bảo hiểm' - Bộ Tài chính có trách nhiệm giải trình

Chưa lúc nào, hình ảnh của bảo hiểm nhân thọ lại méo mó đến như thế. Hết ép người vay ngân hàng mua bảo hiểm, gửi tiền ngân hàng lại biến thành hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, nay lại liên tục có những trường hợp bị mất tiền chỉ vì tư vấn bảo hiểm mù mờ.

Vì thế, rất cần một phiên giải trình trước một ủy ban của Quốc hội để cơ quan quản lý thị trường bảo hiểm - Bộ Tài chính "nói thật" cho xã hội biết chuyện gì đang xảy ra.

Phiên giải trình là cần thiết bởi những bất cập, hạn chế, thậm chí vi phạm của hoạt động bảo hiểm (trong đó có bảo hiểm nhân thọ) đã tồn tại nhiều năm nay phải chăng là do Luật Kinh doanh bảo hiểm chưa đủ chặt chẽ hay do cơ quan quản lý đã không kịp thời chấn chỉnh, đã tạo mảnh đất màu mỡ cho những hoạt động mập mờ, méo mó, lộn xộn diễn ra. Câu trả lời phải được nghe từ tư lệnh ngành, ở đây là bộ trưởng Bộ Tài chính - nơi được giao quản lý, giám sát thị trường bảo hiểm.

Giọt nước tràn ly, hàng loạt vụ việc lùm xùm liên tục vừa qua khiến ánh nhìn của nhiều người dân về các loại bảo hiểm méo mó, mất thiện cảm.

Bảo hiểm nhân thọ, tấm đệm cho người dân trước các rủi ro, đầy ý nghĩa tốt đẹp nay bị vấy lên những hình ảnh xấu xí. Nếu không kịp thời phân tích, mổ xẻ, chấn chỉnh, lập lại trật tự quản lý sẽ gây thiệt hại cho người dân và cả doanh nghiệp bảo hiểm khi khách hàng "sợ" tư vấn mập mờ.

Hiến pháp và Luật Tổ chức Quốc hội đều có quy định về thẩm quyền của Hội đồng dân tộc và các ủy ban của Quốc hội có quyền yêu cầu thành viên Chính phủ, chánh án Tòa án nhân dân tối cao, viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, tổng Kiểm toán Nhà nước và cá nhân hữu quan giải trình về những vấn đề thuộc lĩnh vực Hội đồng dân tộc, ủy ban của Quốc hội phụ trách.

Người được yêu cầu giải trình có trách nhiệm báo cáo, giải trình tại phiên họp của Hội đồng dân tộc, các ủy ban của Quốc hội. Đây là lúc "công cụ" giải trình cần được sử dụng để qua đó có các biện pháp truy cứu trách nhiệm, tìm kiếm nguyên nhân, bàn luận giải pháp lập lại trật tự, trả lại hình ảnh đẹp vốn có của hoạt động bảo hiểm.

Lùm xùm về bảo hiểm nhân thọ chưa kết thúc. Thiệt hại của người mua bảo hiểm còn đó. Vì vậy dư luận đang chờ Quốc hội cho tư lệnh ngành tài chính có cơ hội giải trình, nói thật, tường tận, kể cả "nỗi oan" nếu có của ngành bảo hiểm nhân thọ.

Bảo vệ người mua bảo hiểm trước tập đoàn nghìn tỉ

TS Hồ Quốc Tuấn - giảng viên cao cấp, giám đốc chương trình đào tạo thạc sĩ tài chính & kế toán, Đại học Bristol - đề xuất như trên trước thực trạng nhiều người mất tiền khi tham gia bảo hiểm nhân thọ.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Cần một chính sách đồng bộ về khuyến sinh

Câu hỏi đặt ra là Việt Nam có cần thiết xây dựng một chế độ khuyến sinh hay không? Câu trả lời là có và càng sớm càng tốt.

Cần một chính sách đồng bộ về khuyến sinh

Một mảng màu khác trong quan hệ Việt - Mỹ

Từ cựu thù ở hai chiến tuyến, hai nước đã trở thành bạn, đối tác toàn diện, rồi đối tác chiến lược toàn diện.

Một mảng màu khác trong quan hệ Việt - Mỹ

Có tin vui, không quên chuyện buồn

Sau nửa đầu năm 2025, Bộ Tài chính cho biết đã giải ngân gần 270.000 tỉ đồng vốn đầu tư công, tương đương gần 32,5% kế hoạch Thủ tướng giao, tăng khá mạnh so với cùng kỳ năm trước.

Có tin vui, không quên chuyện buồn

Cấp xã đổi mới để cấp sổ đỏ

Kể từ ngày 1-7 cấp xã, phường và đặc khu đã được trao rất nhiều thẩm quyền để xử lý thủ tục đất đai. Điều này cũng đồng nghĩa với khối lượng công việc rất lớn và áp lực, trách nhiệm tăng lên bội phần.

Cấp xã đổi mới để cấp sổ đỏ

'Tôi xin nói thẳng: bánh nhà làm thì để nhà ăn thôi'

"Tôi xin nói thẳng: bánh nhà làm thì để nhà ăn thôi" - phát biểu của bà Phạm Khánh Phong Lan, giám đốc Sở An toàn thực phẩm TP.HCM, khiến nhiều người giật mình...

'Tôi xin nói thẳng: bánh nhà làm thì để nhà ăn thôi'

Không gian kinh tế mới sau sáp nhập

Việt Nam còn 34 tỉnh thành từ ngày 1-7. Cải cách này phản ánh yêu cầu cấp thiết trong việc tổ chức lại không gian phát triển, cơ cấu lại phân bổ nguồn lực và định hình lại chiến lược phát triển kinh tế quốc gia.

Không gian kinh tế mới sau sáp nhập
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar