25/05/2018 22:20 GMT+7

Bức thư đầy lỗi bị chấm điểm cực thấp của ông Trump

DIỆU AN
DIỆU AN

TTO - Mạng xã hội đang lan truyền bản sửa chi chít lỗi câu cú và từ vựng trong bức thư Tổng thống Trump gửi nhà lãnh đạo Triều Tiên ngày 24-5 thông báo hủy cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Triều dự kiến ở Singapore ngày 12-6.

Bức thư đầy lỗi bị chấm điểm cực thấp của ông Trump - Ảnh 1.

Bức thư đầy lỗi bị chấm điểm F của ông Donald Trump - Ảnh: RYAN SHEFFIELD

Bức ảnh lá thư bị biên tập bét nhè bằng chữ đỏ nhận được điểm F (điểm thấp nhất thang điểm của Mỹ) với lời phê hài hước: "See me after class Donald Trump, you will not pass the class if you don’t show some improvement soon" (tạm dịch: Hãy gặp tôi sau khi tan học nhé Donald Trump, cậu sẽ không lên lớp được nếu không cho thấy sự tiến bộ sớm).

Tác giả Ryan Sheffield (người biên tập lá thư) chỉ ra những lỗi sai cơ bản về ngữ pháp trong bức thư của .

Ví dụ, sau lời chào hỏi "Dear Mr. Chairman" là dấu phẩy, chứ không phải dấu chấm mà ngay cả những người Việt Nam học tiếng Anh đều được dạy quy tắc này.

Hay một lỗi cơ bản về vị trí dấu câu nữa là "lasting peace and great prosperity and wealth". Nếu viết đúng ngữ pháp là: "lasting peace, great prosperity and wealth".

Bản sửa bức thư của Trump được trang Occupy Democrats đăng trên Facebook với dòng chú thích đầy mỉa mai: "This is brilliant… (xuất chúng)", thu hút hơn 37.000 lượt tương tác và hơn 30.000 lượt chia sẻ (tính đến 21h30 tối 25-5, giờ Việt Nam).

"Nếu bây giờ vẫn còn dạy viết, tôi sẽ dùng bức thư của Trump làm ví dụ kinh điển cho những gì không được viết. Học sinh có thể viết lại bức thư đấy để nó trở nên có nghĩa hơn. Tôi từng nhắc các học sinh về Tổng thống Obama rằng một người có kỹ năng viết lách tốt sẽ thành công trong cuộc sống như thế nào. Thời đại bây giờ khác xưa quá" - một người dùng Facebook có nickname Katrina Lakin bình luận.

Bức thư đầy lỗi bị chấm điểm cực thấp của ông Trump - Ảnh 2.

Bức thư nguyên gốc của Tổng thống Donald Trump - Ảnh: WHITE HOUSE

"Lá thư này có phải là thật không? Nếu là thật thì tôi cảm thấy rất tự hào về khả năng tiếng Anh của mình, dù nó là ngôn ngữ thứ hai của tôi" - nickname Hassan viết hài hước.

DIỆU AN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Từ năm 2026, người ngoại tình tại Mỹ và Nam Phi sẽ bị bắt?

Thông tin người ngoại tình trong hôn nhân sẽ bị xử lý hình sự gây xôn xao tại Mỹ và Nam Phi trong nhiều tháng qua, nhưng thực tế không có dự luật nào như vậy tồn tại.

Từ năm 2026, người ngoại tình tại Mỹ và Nam Phi sẽ bị bắt?

Sự thật về cáo buộc ông Biden giấu bệnh ung thư: Chuyên gia nói gì?

Dư luận tranh cãi sau phát ngôn của ông Trump về "ung thư giai đoạn 9" của ông Biden - một thuật ngữ y học không tồn tại - khiến nhiều người đặt câu hỏi: liệu đây là sự nhầm lẫn hay một chiến thuật chính trị có chủ đích?

Sự thật về cáo buộc ông Biden giấu bệnh ung thư: Chuyên gia nói gì?

Việc treo hình ông Trump khổ lớn trước trụ sở Bộ Nông nghiệp Mỹ là có thật

Bức ảnh cỡ lớn của ông Donald Trump treo cạnh ảnh tổng thống Abraham Lincoln trên tòa nhà Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) trong tuần qua là có thật, theo xác nhận từ Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA).

Việc treo hình ông Trump khổ lớn trước trụ sở Bộ Nông nghiệp Mỹ là có thật

Thông tin 'Mỹ nhận máy bay do Qatar sản xuất' là sai sự thật

Gần đây, mạng xã hội rộ lên thông tin Lầu Năm Góc có phê duyệt việc tiếp nhận "chiếc máy bay do Qatar sản xuất" để làm Air Force One tiếp theo vào tháng 5-2025. Tuy nhiên ngày 21-5 Lầu Năm Góc chính thức lên tiếng thông tin này là sai sự thật.

Thông tin 'Mỹ nhận máy bay do Qatar sản xuất' là sai sự thật

Nam sinh mất 500 triệu sau màn 'đọc lệnh bắt online' của công an giả

Nam sinh 20 tuổi ở Hà Nội bị lừa 500 triệu đồng sau khi nhận cuộc gọi video từ kẻ giả danh công an, dọa liên quan vụ án ma túy, đọc lệnh bắt online.

Nam sinh mất 500 triệu sau màn 'đọc lệnh bắt online' của công an giả

Không có bằng chứng về 'diệt chủng' đối với người da trắng ở Nam Phi như ông Trump cáo buộc

Gần đây Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố có một cuộc “diệt chủng” nhằm vào nông dân da trắng ở Nam Phi và đề xuất đưa họ sang Mỹ tị nạn. Song việc kiểm chứng của Đài CNN lại cho thấy thông tin không phải như vậy.

Không có bằng chứng về 'diệt chủng' đối với người da trắng ở Nam Phi như ông Trump cáo buộc
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar