30/03/2017 10:03 GMT+7

Bơi thuyền kayak vớt rác sông Hoài

THANH BA
THANH BA

TTO - Kể từ khi có tour đi… vớt rác giá 10 USD/người, nhiều người đã tự nguyện bỏ tiền túi để tham gia với hi vọng góp sức giúp dòng sông chảy qua phố cổ trong sạch hơn.

Céline cần mẫn vớt rác trong bụi cỏ. Suốt sáu tuần lễ, cuối tuần nào cô gái người Pháp này cũng mua tour vớt rác trên sông Hoài

8h sáng ngày cuối tuần, bến đò Thuận Tình (xã Cẩm Thanh, TP Hội An, Quảng Nam) đón đoàn khách đặc biệt gần 30 người, đa số là người nước ngoài, mua tour chèo thuyền kayak trên sông Hoài. Nhưng họ không vãn cảnh, mà là đi… vớt rác, giá tour 10 USD/người.

Nắng lên rực rỡ. Con nước hạ nguồn trong vắt và không gian vắng lặng vùng quê bỗng chốc chốc bị khuấy động bởi âm thanh của nhịp dầm, tiếng du khách hò reo í ới.

Chuyến du lịch kỳ thú

Một chiếc, hai chiếc... Hôm nay có 15 chiếc thuyền rời bến. Mỗi chiếc có hai người, trên thuyền có những bao tời loại lớn và cây vợt bằng lưới. 15 chiếc chia thành hai tốp, men theo triền bờ sông.

Thuyền của đôi bạn trẻ Julia và Ludwaj (du khách người Anh) vượt lên dẫn đầu đoàn vớt rác. Trong khi anh Ludwaj dùng sức mạnh cơ bắp cầm dầm lèo lái thì Julia tay cầm vợt vớt rác.

Rác nhỏ rác to đều được cô gái trẻ vớt cho vào bao tải. Đưa tay quệt ngang dòng mồ hôi lăn dài, Julia chia sẻ:

“Thật là một việc làm thú vị. Trước đây tôi chưa từng nghĩ một ngày mình lại chèo thuyền đi... tìm rác. Bây giờ điều ấy mới diễn ra và tôi nghĩ mình đã có một kỷ niệm đẹp khi đến Việt Nam. Chắc chắn tôi sẽ kể cho các bạn của tôi nghe về câu chuyện du lịch thú vị với công việc bổ ích này”.

Céline (35 tuổi, quốc tịch Pháp) cùng một người bạn chèo chậm chạp. Cả hai kỹ lưỡng moi rác ở những vị trí dọc bờ sông.

Vỏ chai, ống hút nhựa, túi nilông... lẩn khuất giữa những bụi cỏ um tùm ven sông, tất tần tật đều được Céline lôi ra bằng được. Gặp một doi đất hình thành giữa dòng nước - một cái cồn nhỏ, Céline cùng một số thuyền neo lại và gỡ, nhặt hết rác bám ở nơi đây.

Đây không phải là lần đầu tiên Céline đi tour vớt rác, mà là lần thứ sáu kể từ khi tour này mở ra, tuần nào cô cũng đăng ký tham gia.

Céline cho hay: “Tôi đã định cư ở Hội An gần 1 năm nay và đang phụ trách dự án trồng rau sạch. Trước đây, tôi cùng nhóm bạn thường tìm đến các bãi biển như An Bàng, Cửa Đại để nhặt rác.

Kể từ khi có tour này, tôi đã tự nguyện bỏ tiền túi để tham gia với hi vọng góp sức giúp dòng sông chảy qua phố cổ trong sạch hơn”.

Vượt chặng đường thủy tầm 9 cây số ngược dòng từ Cẩm Thanh lên trung tâm phố cổ, đúng 12h tour vớt rác kết thúc tại khu vực chùa Cầu.

Vì một phố cổ xanh, sạch

Chị Ngô Thị Hoa (du khách đến từ Hà Nội) nói: “Chỉ khi trải qua hàng giờ chèo thuyền vớt rác trên sông, tôi mới thật sự cảm nhận sự gần gũi giữa con người và thiên nhiên.

Tôi mong rằng cùng với sự chung tay góp sức của du khách, người dân địa phương sẽ ý thức hơn trong việc gìn giữ cảnh quan chung”.

Anh Nguyễn Văn Long (giám đốc Công ty du lịch Hội An Kayak), người khai sinh dịch vụ này, chia sẻ: “Trong một lần thưởng ngoạn cảnh đẹp trên sông Thu Bồn chảy qua địa phận Hội An (là sông Hoài), tôi thấy hai bên bờ rác nhiều quá.

Từ đó tôi mới mở ra tour này và bắt đầu từ cuối tháng 2. Nhìn dòng sông sạch sẽ, tôi và các du khách rất vui. Tôi nghĩ rằng một thành phố sinh thái thì phải xanh, sạch và đẹp”.

Một số công ty lữ hành, các câu lạc bộ, hội, nhóm cũng tham gia “tour vớt rác” của anh Long. “Lượm rác ở bờ biển hay những nơi công cộng là phổ biến, nhưng chèo thuyền vớt rác trên sông thì rất mới lạ.

Thật sự khi hòa mình vào chuyến đi và nhìn lại thành quả với hàng chục bao tời rác, tôi nghĩ đây là một tour vô cùng ý nghĩa nhằm nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường” - chị Nguyễn Thị Mỹ Hương (thành viên đến từ một công ty lữ hành) cho hay.

Rác được đưa lên bờ và gom đi tiêu hủy - Ảnh: TH.BA

Khuyến khích những sáng kiến hay

Ông Nguyễn Văn Sơn, phó chủ tịch UBND TP Hội An, cho biết: “Những hoạt động du lịch mang tính trách nhiệm với môi trường như tour vớt rác sẽ góp phần rất lớn xây dựng Hội An trở thành một thành phố sinh thái.

Chính quyền địa phương luôn khuyến khích các cá nhân, tổ chức có những sáng kiến mới trong việc kết hợp giữa làm kinh tế và bảo vệ cảnh quan môi trường”.

THANH BA

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 3: Gói cháo bột TP.HCM mang ra thế giới

Thuận, ông chủ trẻ của thương hiệu cháo bột cá lóc Cà Mèn, nói rất biết ơn khi được thành phố tạo cơ hội tốt nhất cho những người xa quê.

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 3: Gói cháo bột TP.HCM mang ra thế giới

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 2: Chàng thủ khoa đất đỏ và giấc mơ đổi đời

19 năm về trước, chàng trai trẻ Đặng Dương Minh Hoàng rời quê hương Bình Phước mang theo khát vọng đổi đời ở miền đất hứa TP.HCM.

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 2: Chàng thủ khoa đất đỏ và giấc mơ đổi đời

Bùa yêu, biến thái và lừa đảo: Đốt tiền để làm bùa yêu kỳ dị

Nhiều người sau khi làm bùa yêu không chỉ mất tiền mà còn khủng hoảng tâm lý nặng nề vì bị những kẻ biến thái dụ dỗ.

Bùa yêu, biến thái và lừa đảo: Đốt tiền để làm bùa yêu kỳ dị

Sài Gòn - TP.HCM miền đất hứa bao phận người - Kỳ 1: Giáo sư làm thiện nguyện trả ơn thành phố

Năm 1975, Sài Gòn - TP.HCM vừa trải qua chiến cuộc với hơn 3 triệu dân. 50 năm sau, thành phố đã trở thành đô thị lớn nhất nước với quy mô dân số lên đến gần 10 triệu người, và đô thị hiện đại được phát triển cả bề rộng lẫn chiều sâu chất lượng sống.

Sài Gòn - TP.HCM miền đất hứa bao phận người - Kỳ 1: Giáo sư làm thiện nguyện trả ơn thành phố

Bùa yêu, biến thái và lừa đảo: Thầy hứa 'hỗ trợ' khách hàng quan hệ tình dục nguyên năm

Mua bán bùa yêu là 'mỏ vàng' cho những kẻ trục lợi tâm lý yếu đuối, tổn thương tình cảm, lo âu hôn nhân.

Bùa yêu, biến thái và lừa đảo: Thầy hứa 'hỗ trợ' khách hàng quan hệ tình dục nguyên năm

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ cuối: Cùng cả nước 'xé rào', bước vào thời kỳ đổi mới

Còn nhớ năm 1978, hàng trăm ngàn tấn lúa suýt mất trắng trong đại dịch rầy nâu nhưng may mắn vượt qua được.

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ cuối: Cùng cả nước 'xé rào', bước vào thời kỳ đổi mới
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar