29/05/2025 08:38 GMT+7

Bội nhiễm, sẹo phì đại vì bị sứa bám khi đang tắm biển

Sau khi bị sứa biển bám vào chân, người đàn ông thấy bỏng rát, ngứa ngáy. Thế nhưng thay vì đến cơ sở y tế, anh lại tự mua thuốc về bôi dẫn đến tình trạng bội nhiễm, để lại sẹo phì đại.

sứa biển - Ảnh 1.

Bác sĩ Thành thăm khám cho bệnh nhân - Ảnh: BSCC

Bỏng rát toàn bộ chân trái sau 15 phút tắm biển

Mới đây, anh H. (42 tuổi, sống ở Hà Nội) cùng nhóm bạn đi tắm biển trong chuyến du lịch đầu hè. Thế nhưng chỉ sau khoảng 10 phút bơi, anh bất ngờ cảm thấy chân nhói buốt. Vài phút sau, cảm giác bỏng rát, ngứa lan dần,khiến anh phải quay vào bờ ngay lập tức, thấy sứa biển bám chặt vào chân trái, rất khó khăn mới gỡ được.

Tưởng chỉ bị kích ứng nhẹ không nguy hiểm, anh H. không xử lý gì ngoài việc tắm lại bằng nước ngọt. Tuy nhiên, vài giờ sau, vùng chân bắt đầu nổi mẩn đỏ, bỏng rát.

Thế nhưng thay vì đi thăm khám, anh cho rằng tổn thương đơn giản sẽ tự lành, một phần vướng lịch đi công tác nên anh tự mua thuốc ở quầy điều trị. Sau gần nửa tháng, tổn thương không thuyên giảm mà càng trầm trọng hơn, anh mới quyết định tìm gặp bác sĩ.

Trực tiếp thăm khám cho anh H., bác sĩ Nguyễn Tiến Thành - thành viên Hội Da liễu Việt Nam - cho hay bệnh nhân đến trong tình trạng viêm da tiếp xúc bội nhiễm và đã có sẹo phì đại do sứa biển.

Trên da có những vết sưng đỏ hình dây, xuất hiện bọng nước, bọng mủ và đau rát lan rộng. Đây là biểu hiện thường gặp khi độc tố từ xúc tu sứa tác động trực tiếp lên da.

Theo bác sĩ Thành, xúc tu sứa có chứa nematocyst, khi tiếp xúc da sẽ phóng thích độc tố như protein, histamin, serotonin và enzym gây viêm - kích thích mạnh da, gây bỏng rát, phù nề hoặc nổi bọng nước.

Chỉ cần tiếp xúc ngắn, vùng da bị chích sẽ phản ứng dữ dội. Một số trường hợp có thể nổi mề đay toàn thân, khó thở, tụt huyết áp - dấu hiệu của sốc phản vệ cần cấp cứu nhập viện ngay lập tức.

"Bệnh nhân bị phản ứng tại chỗ nhưng nếu xử trí sai cách, tổn thương có thể lan rộng và để lại sẹo thâm, sẹo phì đại vĩnh viễn. Bác sĩ cho biết sẽ mất vài tháng để da phục hồi hoàn toàn phần sẹo do sứa gây ra.

Đáng tiếc nếu bệnh nhân đi thăm khám sớm hơn, việc xử trí sẽ hiệu quả hơn và ít để lại di chứng", bác sĩ Thành chia sẻ.

sứa biển - Ảnh 2.

Chân của bệnh nhân chằng chịt sẹo, bội nhiễm - Ảnh: BSCC

Xử lý đúng khi bị sứa biển chích

Một trong những sai lầm phổ biến mà nhiều người mắc phải khi bị sứa chích là rửa vết thương bằng nước ngọt, chà xát hoặc dùng đá lạnh. Theo bác sĩ Thành, đây là điều tuyệt đối không nên làm, vì sẽ khiến các nang chứa độc tố trên da vỡ ra, giải phóng thêm nọc và làm tổn thương trầm trọng hơn.

Xử trí đúng trong trường hợp này là giữ bình tĩnh, không cào gãi, không chà mạnh. Có thể rửa nhẹ vùng da bằng nước biển sạch nếu không có gì khác. 

Trong trường hợp có sẵn, giấm trắng (axit acetic) được xem là một lựa chọn an toàn để bất hoạt độc tố từ một số loài sứa phổ biến. Sau sơ cứu tại chỗ, người bệnh nên nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để được đánh giá mức độ tổn thương và điều trị kịp thời.

Bác sĩ Thành cảnh báo để phòng tránh sứa chích là quan sát kỹ biển trước khi xuống nước. Tránh bơi khi nước nổi bọt trắng, có vệt màu lạ hoặc thấy nhiều sinh vật nhỏ trôi nổi. Nếu có thể, nên mặc áo bơi dài tay và bơi gần bờ. 

Sau khi tắm biển, nên tắm lại bằng nước sạch càng sớm càng tốt để loại bỏ cặn muối và sinh vật bám dính.

Nếu không may bị sứa chích, cần ghi nhớ ba nguyên tắc cơ bản: không chà xát, không rửa bằng nước ngọt và không chủ quan. 

Trong tình huống không thể đến cơ sở y tế ngay, có thể rửa vết thương bằng nước biển sạch, dùng giấm trắng nếu có và chườm lạnh để giảm sưng. Khi thấy da nổi bọng nước lớn, mẩn ngứa lan rộng, khó thở hoặc chóng mặt, cần đến bệnh viện ngay để được can thiệp kịp thời.

Bé gái chằng chịt vết thương vì dính vào sứa biển

Mới đây, Bệnh viện Nhi trung ương tiếp nhận điều trị trường hợp bé gái N.P.L. (10 tuổi), nhập viện với vết thương chằng chịt trên tay do viêm da nặng sau khi tiếp xúc với sứa biển.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bộ Y tế yêu cầu báo cáo vụ 'vẽ bệnh moi tiền' ở Phòng khám đa khoa quốc tế Đà Nẵng

Ngày 16-7, Cục Quản lý khám, chữa bệnh, Bộ Y tế vừa có công văn gửi Sở Y tế thành phố Đà Nẵng đề nghị rà soát, báo cáo việc cấp giấy phép hoạt động Phòng khám đa khoa quốc tế Đà Nẵng.

Bộ Y tế yêu cầu báo cáo vụ 'vẽ bệnh moi tiền' ở Phòng khám đa khoa quốc tế Đà Nẵng

Viên sỏi 'khủng' bằng nắm tay trong bàng quang bệnh nhân 36 tuổi

Sau hàng chục năm phát triển, viên sỏi ở bàng quang bệnh nhân nữ ở phường Pleiku (Gia Lai) phát triển đến kích thước hơn 10cm, gần như chiếm trọn cả bàng quang.

Viên sỏi 'khủng' bằng nắm tay trong bàng quang bệnh nhân 36 tuổi

Công an điều tra bệnh viện lập khống 20 hồ sơ bệnh án, đề nghị bảo hiểm rà soát

Công an tỉnh Thanh Hóa xác định, trong bốn năm, Bệnh viện Đa khoa TP Thanh Hóa (nay là Bệnh viện Đa khoa Hạc Thành) đã lập khống 20 hồ sơ bệnh án tại các khoa, phòng khác nhau.

Công an điều tra bệnh viện lập khống 20 hồ sơ bệnh án, đề nghị bảo hiểm rà soát

Huế kêu gọi người dân sử dụng thịt heo đúng cách, không nên quá lo

Chỉ trong 1 tháng, TP Huế liên tiếp ghi nhận hàng chục ca mắc liên cầu lợn, trong đó có nhiều ca bệnh nặng xin đưa về nhà và 1 ca tử vong. Từ đầu năm nay, Huế ghi nhận 38 ca mắc liên cầu lợn.

Huế kêu gọi người dân sử dụng thịt heo đúng cách, không nên quá lo

Phẫu thuật lấy búi tóc nặng nửa ký khỏi dạ dày bệnh nhi 5 tuổi

Bé trai 5 tuổi ở xã Liên Hương (tỉnh Lâm Đồng) nhập Bệnh viện Đa khoa Ninh Thuận (tỉnh Khánh Hòa) trong tình trạng đau bụng, nôn ói và suy kiệt. Các bác sĩ đã phẫu thuật và gắp thành công búi tóc nặng nửa ký từ dạ dày bé.

Phẫu thuật lấy búi tóc nặng nửa ký khỏi dạ dày bệnh nhi 5 tuổi

Nhiều lần bị chó cắn nhưng không tiêm phòng, nam tài xế nguy kịch vì bệnh dại

Ông Đ.H.B. (62 tuổi, làm nghề lái xe, trú tại Bắc Ninh) từng nhiều lần bị chó cắn, lần gần nhất cách đây gần ba tháng. Khi đó ông bị chó nhà hàng xóm cắn vào mặt ngoài cẳng chân phải, nhưng không tới cơ sở y tế để xử lý hay tiêm phòng dại.

Nhiều lần bị chó cắn nhưng không tiêm phòng, nam tài xế nguy kịch vì bệnh dại
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar