03/08/2021 17:11 GMT+7
Trở lại chủ đề

Bộ Y tế: Trừ Pfizer, không được tiêm vắc xin loại khác cho người đã tiêm AstraZeneca

T. HÀ
T. HÀ

TTO - Nghiên cứu bước đầu ở một số quốc gia, đến nay đã có bằng chứng về việc tiêm phối hợp mũi 1 là vắc xin AstraZeneca và mũi 2 là vắc xin do Pfizer sản xuất cho thấy đáp ứng tốt.

Bộ Y tế: Trừ Pfizer, không được tiêm vắc xin loại khác cho người đã tiêm AstraZeneca - Ảnh 1.

Việt Nam sẽ đồng thời triển khai tiêm chủng phòng COVID-19 bằng nhiều loại vắc xin của các nhà sản xuất khác nhau - Ảnh: THƯỢNG THANH

Theo hướng dẫn mới nhất của Bộ Y tế, có những loại vắc xin hiện đã được cấp phép ở Việt Nam có thể tiêm kết hợp với nhau để đủ hai mũi tiêm.

Theo Bộ Y tế, trong hướng dẫn mới nhất tiêm 2 liều vắc xin phòng COVID-19, qua nghiên cứu bước đầu ở một số quốc gia, đến nay đã có bằng chứng về việc tiêm phối hợp mũi 1 là vắc xin của AstraZeneca và mũi 2 là vắc xin do Pfizer sản xuất cho thấy đáp ứng tốt, tuy nhiên có thể tăng nhẹ phản ứng thông thường sau tiêm chủng.

Bộ Y tế cho biết trong thời gian tới, Việt Nam sẽ mua, nhập khẩu và tiếp nhận các loại vắc xin có công nghệ sản xuất khác nhau. Do đó để việc triển khai tiêm chủng an toàn, tăng diện bao phủ và đạt hiệu quả sử dụng tối đa vắc xin từ các nguồn khác nhau, theo kinh nghiệm sử dụng vắc xin của một số quốc gia và khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Bộ Y tế hướng dẫn việc tiêm vắc xin phòng COVID-19 như sau:

- Những người đã tiêm mũi 1 vắc xin nào thì tốt nhất tiêm mũi 2 bằng vắc xin đó.

- Trong trường hợp nguồn vắc xin hạn chế, có thể phối hợp bằng cách tiêm mũi 2 vắc xin do Pfizer sản xuất cho người đã tiêm mũi 1 bằng vắc xin do AstraZeneca sản xuất nếu người được tiêm chủng đồng ý, khoảng cách giữa hai mũi tiêm là 8-12 tuần.

Không sử dụng vắc xin do Moderna sản xuất hoặc các loại vắc xin khác để tiêm mũi 2 cho người đã tiêm mũi 1 bằng vắc xin AstraZeneca - Bộ Y tế nhấn mạnh.

- Những người đã tiêm vắc xin do Sinopharm, Pfizer, Moderna sản xuất mũi thứ 1 thì mũi thứ 2 chỉ tiêm vắc xin cùng loại. Khoảng cách giữa hai mũi theo hướng dẫn của nhà sản xuất. 

Bộ Y tế cũng yêu cầu các bệnh viện và các đơn vị thuộc Bộ Y tế, sở y tế các tỉnh thành chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, trung tâm y tế cấp quận huyện, các cơ sở tiêm chủng lập kế hoạch tiêm chủng phù hợp với số vắc xin được cung ứng và đối tượng tiêm chủng bảo đảm tiêm đủ liều, an toàn, đúng lịch, diện bao phủ.

HỎI - ĐÁP về dịch COVID-19: Đi tiêm vắc xin, sao nơi phải xét nghiệm, nơi không?

TTO - TP.HCM đang đẩy nhanh chiến lược tiêm vắc xin ngừa COVID-19, mở rộng các đối tượng được tiêm. Nhiều người thắc mắc tại sao có điểm tiêm buộc phải xét nghiệm nhanh âm tính mới được tiêm, nhưng có điểm tiêm lại không.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Kịp thời cứu sống nam thanh niên nghi bị 'bạn gái ảo' lừa sang Campuchia

Một nam bệnh nhân tại TP.HCM nghi bị bạn gái quen qua mạng lừa đảo sang Campuchia, trên người có nhiều vết thương, dấu hiệu bị chích điện dẫn đến tổn thương đa cơ quan.

Kịp thời cứu sống nam thanh niên nghi bị 'bạn gái ảo' lừa sang Campuchia

Thói quen mút ngón tay ở trẻ em: Hiểu đúng để phòng ngừa và điều trị

Bạn đã bao giờ bắt gặp hình ảnh bé nhà mình đưa ngón tay cái hoặc thậm chí nhiều ngón tay vào miệng mút? Đừng quá lo lắng và hoang mang, nhưng nếu thói quen này duy trì lâu dài, tần suất liên tục có thể ảnh hưởng tới răng, hàm... của trẻ.

Thói quen mút ngón tay ở trẻ em: Hiểu đúng để phòng ngừa và điều trị

Người nhà mang di ảnh đến bệnh viện ‘trục vong’

Cho rằng bác sĩ thiếu quan tâm, người nhà một bệnh nhân tử vong đã mang di ảnh đến Trung tâm Y tế U Minh để “trục vong”. Lãnh đạo đơn vị tạm đình chỉ kíp trực, lập tổ xác minh toàn bộ vụ việc.

Người nhà mang di ảnh đến bệnh viện ‘trục vong’

Làm rõ tin đồn COVID-19 do Big Pharma tạo ra và mọi thứ tệ hơn do vắc xin

Thông tin lan truyền trên mạng cáo buộc dịch COVID-19 là do các hãng dược lớn tạo ra và vắc xin khiến tình hình tệ hơn. Sự thật là gì?

Làm rõ tin đồn COVID-19 do Big Pharma tạo ra và mọi thứ tệ hơn do vắc xin

Mỗi giờ có 100 người tử vong liên quan đến sự cô đơn

Đó là số liệu được đề cập trong báo cáo của Ủy ban Kết nối xã hội của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) về việc kết nối xã hội có thể giúp cải thiện sức khỏe và giảm nguy cơ tử vong sớm.

Mỗi giờ có 100 người tử vong liên quan đến sự cô đơn

Sau bê bối tiêu cực trong giám định tâm thần: Bộ Y tế siết chặt quản lý thế nào?

Sau những lùm xùm liên quan đến tiêu cực trong công tác giám định tâm thần thời gian qua, Bộ Y tế vừa ban hành thông tư mới quy định tiêu chuẩn bổ nhiệm các chức danh này, bổ sung thêm tiêu chuẩn về đạo đức, nhận thức chính trị.

Sau bê bối tiêu cực trong giám định tâm thần: Bộ Y tế siết chặt quản lý thế nào?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar