22/05/2025 17:24 GMT+7
Trở lại chủ đề

Bố trí nơi làm việc, nhà ở, phương tiện cho cán bộ như thế nào khi sáp nhập Khánh Hòa - Ninh Thuận?

Sở Tài chính Khánh Hòa đã có phương án bố trí trụ sở làm việc, nhà ở công vụ, phương tiện đi lại cho cán bộ sau khi sáp nhập hai tỉnh Khánh Hòa và Ninh Thuận.

sáp nhập - Ảnh 1.

Trụ sở làm việc Tỉnh ủy, Đoàn đại biểu Quốc hội và HĐND tỉnh, UBND tỉnh nằm bên trục đường ven biển Trần Phú, TP Nha Trang - Ảnh: TRẦN HOÀI

Sở Tài chính Khánh Hòa vừa có văn bản gửi UBND tỉnh Khánh Hòa về việc bố trí trụ sở làm việc, nhà ở công vụ và phương tiện đi lại cho cán bộ khi sáp nhập hai tỉnh Khánh Hòa và Ninh Thuận.

Theo Sở Tài chính Khánh Hòa, với trụ sở làm việc các cơ quan khối Đảng, tổng số biên chế cán bộ công chức, viên chức dự kiến làm việc tại Khánh Hòa để bố trí là 412 người, trong đó Khánh Hòa 241 người, Ninh Thuận 171 người.

Dự kiến phương án bố trí tại 3 địa chỉ gồm số 6 Trần Hưng Đạo, số 42 Lê Thánh Tôn và số 15 Yersin (TP Nha Trang).

Ngoài ra, sau khi dự án trụ sở các cơ quan Tỉnh ủy, Đoàn đại biểu Quốc hội, HĐND, UBND tỉnh tại số 1 Trần Phú (TP Nha Trang) hoàn thành đưa vào sử dụng, trụ sở làm việc các khối cơ quan Đảng sẽ được bố trí tại đây, dự kiến hoàn thành vào tháng 10-2025.

Với trụ sở làm việc khối cơ quan chính quyền và các đơn vị sự nghiệp thuộc tỉnh, tổng số biên chế cán bộ công chức, viên chức dự kiến làm việc tại Khánh Hòa để bố trí là 3.150 người (Khánh Hòa 1.873 người, Ninh Thuận 1.277 người).

Dự kiến phương án bố trí tại 58 cơ sở nhà, đất trên địa bàn TP Nha Trang.

Với trụ sở làm việc khối Mặt trận và các đoàn thể, tổng số biên chế cán bộ công chức, viên chức dự kiến làm việc tại Khánh Hòa để bố trí là 308 người (Khánh Hòa 191 người, Ninh Thuận 117 người). Dự kiến phương án bố trí tại 19 cơ sở nhà, đất trên địa bàn TP Nha Trang.

Về phương án nhà ở công vụ và hỗ trợ thuê nhà cho cán bộ sau khi sáp nhập Khánh Hòa - Ninh Thuận, theo quy định, tổng nhu cầu nhà ở công vụ là 96 người, nhu cầu nhà ở không thuộc đối tượng công vụ 2.073 người.

Trong đó, 96 cán bộ, công chức đủ điều kiện sẽ được bố trí tại nhà khách Tỉnh ủy, nhà khách T78 và các quỹ nhà ở khác hiện còn trống trên địa bàn.

Với 2.073 cán bộ còn lại, Sở Tài chính căn cứ hướng dẫn của Trung ương và khả năng ngân sách của địa phương để tham mưu UBND tỉnh mức hỗ trợ tiền thuê nhà.

Cũng theo Sở Tài chính Khánh Hòa, với phương tiện đi lại, qua khảo sát, tổng nhu cầu phương tiện đi lại là 2.169 người.

Trong đó, có 11 cán bộ sử dụng xe công vụ do cơ quan tự bố trí hoặc thuê xe đưa đón, 1.699 người tự túc phương tiện cá nhân và được hỗ trợ chi phí đi lại, 459 người sử dụng xe buýt hoặc xe buýt điện theo lộ trình cố định.

Dự kiến sáp nhập Khánh Hòa - Ninh Thuận: Nhiều lợi thế cùng phát triển

Nếu sáp nhập Khánh Hòa và Ninh Thuận thành 1 tỉnh, theo nhiều cán bộ, người dân, sẽ tạo ra nhiều đột phá, nhiều tiềm năng phát triển và những cơ hội mà hai tỉnh này trước nay vẫn chưa có.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Sửa Luật Đất đai năm 2024: Vì sao?

Tuy thể hiện tinh thần cải cách, đưa giá đất sát thị trường hơn, bảo đảm quyền lợi người bị thu hồi đất nhưng Luật Đất đai 2024 cũng đang lộ ra nhiều bất cập ảnh hưởng đến người dân, doanh nghiệp.

Sửa Luật Đất đai năm 2024: Vì sao?

Dân không thể tìm được nhiều quyết định phê duyệt, điều chỉnh quy hoạch ở Nha Trang

Trước khi kết thúc hoạt động từ ngày 1-7, cách đây 1 tháng, UBND TP Nha Trang tổ chức công bố công khai các đồ án quy hoạch trên địa bàn nhưng đến nay dân vẫn kêu không thể tìm được nhiều quy hoạch trong đó.

Dân không thể tìm được nhiều quyết định phê duyệt, điều chỉnh quy hoạch ở Nha Trang

Quảng trường ngàn tỉ đất ‘kim cương’ của Đà Nẵng khi nào thành hình?

Quảng trường ngàn tỉ tại trung tâm TP Đà Nẵng đang thu hút sự quan tâm lớn của người dân và dư luận. Khi nào dự án chính thức triển khai?

Quảng trường ngàn tỉ đất ‘kim cương’ của Đà Nẵng khi nào thành hình?

Ông Nguyễn Văn Cà Lơ Anh làm giám đốc BQL dự án công trình dân dụng Cần Thơ

Còn ông Lê Minh Cường giữ chức giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông và nông nghiệp TP Cần Thơ. Mỗi ban có 9 phó giám đốc, gồm các cán bộ từ Hậu Giang, Sóc Trăng và Cần Thơ cũ.

Ông Nguyễn Văn Cà Lơ Anh làm giám đốc BQL dự án công trình dân dụng Cần Thơ

Người vi phạm đào múc đất trả lại đường thoát nước lũ lụt tây Nha Trang, Diên Khánh

Ngày 18-7, người đổ đất lấp đường thoát nước lũ lụt vùng tây Nha Trang và Diên Khánh đã đào múc lại đất, chuyển đi nơi khác để khôi phục hiện trạng theo yêu cầu của phường Tây Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.

Người vi phạm đào múc đất trả lại đường thoát nước lũ lụt tây Nha Trang, Diên Khánh

Cố tình cơi nới, tăng mật độ canh tác để trục lợi dự án cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương

Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh Lâm Đồng ghi nhận có tình trạng cố tình cơi nới, tăng mật độ canh tác để trục lợi tiền bồi thường từ dự án cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương.

Cố tình cơi nới, tăng mật độ canh tác để trục lợi dự án cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar