11/10/2024 17:32 GMT+7

Bộ Quốc phòng đề xuất người ngoài ngành quân đội, công an được tham gia gìn giữ hòa bình

Bộ Quốc phòng đề xuất huy động cán bộ, công viên chức tham gia gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc để đề cao hình ảnh thân thiện, tinh thần trách nhiệm.

Bộ Quốc phòng đề xuất người ngoài ngành quân đội, công an được tham gia gìn giữ hòa bình - Ảnh 1.

Những người lính gìn giữ hòa bình lên đường làm nhiệm vụ - Ảnh: NAM TRẦN

Bộ Tư pháp đang thẩm định hồ sơ dự án Luật Tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc (Liên Hiệp Quốc) do Bộ Quốc phòng là cơ quan chủ trì xây dựng.

Theo Bộ Quốc phòng, việc triển khai lực lượng làm nhiệm vụ gìn giữ hòa bình được thực hiện theo nghị quyết 130/2020 của Quốc hội, nhưng quá trình thực hiện phát sinh nhiều hạn chế.

Quy trình triển khai, tuyển chọn, đào tạo lực lượng chưa đầy đủ, chặt chẽ. Việc bảo đảm nguồn lực, tài chính; chế độ, chính sách đãi ngộ cho các sĩ quan chưa đáp ứng được tình hình thực tiễn. Từ đó, bộ nêu rõ xây dựng, ban hành luật này là cần thiết.

Đề xuất bổ sung lực lượng tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình

Đáng chú ý, tại dự luật đề xuất bổ sung thêm lực lượng Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc.

Cụ thể, dự luật quy định lực lượng vũ trang gồm sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng, hạ sĩ quan, binh sĩ và đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, chuyên môn kỹ thuật, công nhân công an, chiến sĩ và đơn vị thuộc Bộ Công an.

Lực lượng dân sự gồm cán bộ, chuyên gia, công chức, viên chức nhà nước.

Cùng với đó, dự thảo luật quy định lực lượng tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc được tuyển chọn từ các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và các ban, bộ, ngành, địa phương.

Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quy định điều kiện, tiêu chuẩn tuyển chọn đối với lực lượng thuộc quyền, đáp ứng yêu cầu của Liên Hiệp Quốc theo từng đơn vị, vị trí tuyển chọn.

Các ban, bộ, ngành, địa phương chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ quy định điều kiện, tiêu chuẩn tuyển chọn đối với lực lượng thuộc quyền, đáp ứng yêu cầu của Liên Hiệp Quốc theo từng đơn vị, vị trí tuyển chọn...

Bộ Quốc phòng đề xuất người ngoài ngành quân đội, công an được tham gia gìn giữ hòa bình - Ảnh 2.

Đội Công binh số 3, Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 6 Việt Nam lên đường làm nhiệm vụ gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc - Ảnh: NAM TRẦN

Đề cao hình ảnh thân thiện, tinh thần trách nhiệm, tính chuyên nghiệp

Tại báo cáo đánh giá tác động dự Luật Tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc, Bộ Quốc phòng cho hay cán bộ tham gia gìn giữ hòa bình hiện nay được lấy từ các đơn vị trong Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.

Việc này dẫn đến lực lượng còn hạn chế, không thu hút, nâng cao trình độ nhân sự.

Trong khi đó, Liên Hiệp Quốc luôn khuyến khích sự tham gia của dân sự nhằm khai thác tối đa trình độ chuyên môn. Họ được kỳ vọng có thể xây dựng hòa bình ngay lập tức sau xung đột hoặc cải thiện các vấn đề về an sinh cho người dân.

Nếu chính sách này được thông qua, Bộ Quốc phòng cho rằng Nhà nước sẽ huy động được nguồn nhân lực phong phú, xây dựng lực lượng đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nhiệm vụ gìn giữ hòa bình.

Chính sách này cũng hướng đến đường lối đối ngoại chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; đề cao hình ảnh thân thiện, tinh thần trách nhiệm, tính chuyên nghiệp của lực lượng tham gia gìn giữ hòa bình Việt Nam.

Theo Bộ Quốc phòng, việc bổ sung cán bộ, công chức, viên chức nhà nước vào diện được cử tham gia gìn giữ hòa bình đã được thể hiện tại đề án tổng thể năm 2012 của Bộ Chính trị.

Bộ Quốc phòng chỉ rõ việc thể chế hóa điều này trong luật đòi hỏi sửa đổi một số nội dung tại các Luật Cán bộ, công chức; Luật Viên chức; Luật Tổ chức Chính phủ; Luật Tổ chức chính quyền địa phương.

Cán bộ, công chức, viên chức thuộc Chính phủ, sau khi hoàn thành nhiệm vụ sẽ được điều động về cơ quan, đơn vị cũ công tác.

Do đó, Bộ Quốc phòng nêu rõ chính sách này không tác động quá nhiều đến tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật, không làm phát sinh tổ chức trung gian, không làm tăng biên chế.

Về huấn luyện, đào tạo, Bộ Quốc phòng cho biết Liên Hiệp Quốc có cơ chế, chính sách đối với viên chức dân sự của Chính phủ được cử làm nhiệm vụ.

Các nhân sự này vẫn phải qua quá trình tuyển chọn, đào tạo và đáp ứng được các điều kiện, yêu cầu của Liên Hiệp Quốc tương tự như lực lượng vũ trang.

Đến nay, Bộ Quốc phòng đã cử gần 1.100 lượt sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp triển khai theo hình thức cá nhân và đơn vị làm nhiệm vụ gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc tại ba phái bộ và trụ sở Liên Hiệp Quốc.

Đặc biệt cuối tháng 9 vừa qua, Bộ Quốc phòng đã tổ chức thành công lễ xuất quân Bệnh viện dã chiến số 2 cấp 6 và Đội Công binh số 3 đi thực hiện nhiệm vụ tại phái bộ Nam Sudan và khu vực Abyei.

Bộ Quốc phòng thông tin mới về đề xuất nâng hạn tuổi phục vụ của sĩ quan quân đội

Bộ Quốc phòng cho hay dự thảo Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam đã sửa đổi, bổ sung chức vụ cơ bản của sĩ quan, nâng hạn tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan từ 1 đến 5 tuổi.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Quảng Nam yêu cầu kiểm tra giá nước sạch tăng, cao hơn Đà Nẵng

Liên quan việc Công ty cổ phần Cấp thoát nước Quảng Nam áp dụng đơn giá nước sạch mới trong tháng 5, giá nước tăng, tỉnh Quảng Nam yêu cầu kiểm tra.

Quảng Nam yêu cầu kiểm tra giá nước sạch tăng, cao hơn Đà Nẵng

Nam sinh mất 500 triệu sau màn 'đọc lệnh bắt online' của công an giả

Nam sinh 20 tuổi ở Hà Nội bị lừa 500 triệu đồng sau khi nhận cuộc gọi video từ kẻ giả danh công an, dọa liên quan vụ án ma túy, đọc lệnh bắt online.

Nam sinh mất 500 triệu sau màn 'đọc lệnh bắt online' của công an giả

Tổng Bí thư: Không để tình trạng cán bộ mới bổ nhiệm lại bị kỷ luật, xử lý hình sự

Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu không để xảy ra tình trạng cán bộ vừa mới bổ nhiệm lại bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Tổng Bí thư: Không để tình trạng cán bộ mới bổ nhiệm lại bị kỷ luật, xử lý hình sự

Phát hiện bộ xương người dưới vực sâu đèo Bảo Lộc

Lực lượng chức năng đã khoanh vùng, bảo vệ hiện trường nơi người dân phát hiện một bộ xương người tại vực sâu trên tuyến đèo Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng.

Phát hiện bộ xương người dưới vực sâu đèo Bảo Lộc

Dân kêu bị nạt nộ khi làm VNeID, công an nói ‘do cấu tạo phòng làm việc'

Công dân phản ánh, kiến nghị Công an tỉnh Khánh Hòa và UBND tỉnh làm rõ thái độ của cán bộ, chiến sĩ Công an phường Ninh Hà, thị xã Ninh Hòa khi người dân đến làm thủ tục VNeID tại trụ sở công an phường này.

Dân kêu bị nạt nộ khi làm VNeID, công an nói ‘do cấu tạo phòng làm việc'

Đề xuất giữ lại 2 Công ty Xổ số kiến thiết Cà Mau và Bạc Liêu sau khi hợp nhất hai tỉnh

Trong cuộc họp giữa hai tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu bàn về các phương án sau khi hợp nhất, một số đại biểu đề xuất giữ nguyên trạng 7 công ty nhà nước của 2 tỉnh, trong đó có Công ty Xổ số kiến thiết Cà Mau và Bạc Liêu.

Đề xuất giữ lại 2 Công ty Xổ số kiến thiết Cà Mau và Bạc Liêu sau khi hợp nhất hai tỉnh
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar