14/05/2019 15:16 GMT+7

Bộ luật lao động 'bao bọc' người lao động, còn doanh nghiệp 'khốn cùng'!

ĐỨC BÌNH
ĐỨC BÌNH

TTO - Với dự thảo Bộ luật lao động sửa đổi, người lao động được 'bao bọc' hơn, nhưng doanh nghiệp đang rất khốn khổ vì những vướng mắc từ luật sẽ lại thêm vướng hơn, khốn cùng hơn.

Bộ luật lao động bao bọc người lao động, còn doanh nghiệp khốn cùng! - Ảnh 1.

Khá đông DN, đại diện các hiệp hội DN dự hội thảo góp ý Bộ luật lao động (sửa đổi) do Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam tổ chức sáng 14-5 - Ảnh: Đ.BÌNH

Đại diện hầu hết hiệp hội dệt may, da giày, điện tử, doanh nghiệp (DN) Nhật Bản tại Việt Nam, các DN xuất khẩu thủy sản đều bày tỏ như vậy tại hội thảo "Góp ý dự thảo (sửa đổi) từ cộng đồng DN" do Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức ngày 14-5.

Luật khiến doanh nghiệp rất khốn khổ, khốn cùng. Doanh nghiệp Việt Nam không thể lớn mạnh, phát triển cũng vì những điều quy định như trong luật hiện hành, như quy định tiền lương giờ làm thêm, tăng lương tối thiểu hằng năm trong khi năng suất lao động không tăng

Chủ tịch HĐQT Công ty CP may Sông Hồng BÙI ĐỨC THỊNH

Người sử dụng cần có... quyền ngang với người lao động

Theo đại diện các hiệp hội DN, bất chấp "sức khỏe DN" thế nào, hằng năm cũng phải điều chỉnh tăng lương cho . Giờ làm thêm thì khống chế thấp, chỉ 200 giờ/năm và trường hợp đặc biệt thì tối đa không 300 giờ/năm.

Trong khi lương tăng, tiền xăng tiền điện tăng đều, giá vật tư nhập về cũng tăng thì giá thành sản phẩm xuất khẩu không tăng, còn bị đối tác "dìm giá"…

Theo vị này, người sử dụng cần có quyền ngang với người lao động. Quy định như hiện hành hay dự thảo sẽ khiến người lao động chây ì hơn, cảm tưởng như người lao động được "bao bọc", như vậy sẽ kìm hãm sự phát triển của xã hội, của DN.

Lấy ví dụ, người lao động chỉ cần báo trước là được nghỉ, được đơn phương chấm dứt hợp đồng, còn phía chủ sử dụng lao động lại không được như vậy.

Cụ thể hơn, "trong thử việc, nếu thấy không hợp thì người lao động nghỉ, còn DN muốn cho nghỉ thì lại phải chứng minh người lao động không phù hợp, không đáp ứng được công việc mới cho nghỉ".

Bộ luật lao động bao bọc người lao động, còn doanh nghiệp khốn cùng! - Ảnh 3.

Đại diện Hiệp hội DN xuất khẩu thủy sản tham luận - Ảnh: Đ.BÌNH

Trong phần tham luận của mình, đại diện Hiệp hội DN Nhật Bản tại Việt Nam cho rằng dự thảo luật "nghiêng về bảo vệ người lao động, không bình đẳng với giới chủ sử dụng lao động".

Đại diện Hiệp hội DN xuất khẩu thủy sản (Vasef) cho rằng quy định không được kỷ luật người lao động khi nuôi con dưới 12 tháng tuổi là cứng nhắc. Người lao động sẽ vin vào cớ này để nếu có vi phạm kỷ luật lao động, vi phạm nội qui của DN thì cũng khó mà xử lý.

"Có nhiều điểm không tạo sự công bằng giữa người lao động và chủ sử dụng lao động, sẽ tạo sự trì trệ. Ví như quy định người lao động chỉ bị đuổi việc khi nghỉ 6 ngày liên tục/tháng. Vậy họ nghỉ cách ngày thì sao, họ chỉ nghỉ 4-5 ngày thì sao.

Vậy nên cần quy định người lao động nghỉ 5 ngày trong một tháng là DN có thể đuổi, chứ không phải là nghỉ 6 ngày liên tục không lý do" - đại diện Vasef phát biểu.

Luật khiến doanh nghiệp "khốn khổ, khốn cùng"!

Ông Bùi Đức Thịnh - chủ tịch HĐQT Công ty CP may Sông Hồng - thẳng thắn bày tỏ: "Luật khiến DN rất khốn khổ, khốn cùng. DN Việt Nam không thể lớn mạnh, phát triển cũng vì những điều quy định như trong luật hiện hành, như quy định tiền lương giờ làm thêm, tăng lương tối thiểu hằng năm trong khi năng suất lao động không tăng.

DN làm là tay làm hàm nhai, nếu lao động trong 8 tiếng làm việc không xong thì anh phải thêm giờ làm cho xong, sao DN không được phạt người lao động mà lại phải trả lương cho họ khi họ làm sau 8 tiếng?".

Hầu hết các đại diện hiệp hội đều tán thành với dự thảo cho phép tăng giờ làm thêm lên tối đa 400 giờ/năm. Tuy nhiên cũng có ý kiến muốn phải tăng lên 450, thậm chí 500 giờ/năm.

Ông Trương Văn Cẩm, đại diện Hiệp hội Dệt may, cho biết hiệp hội đồng ý với dự thảo khi bỏ việc quy định giờ làm thêm theo tháng, vì quy định tối đa 30 giờ/tháng thì rất ngặt nghèo cho DN.

Ông Cẩm kiến nghị "giờ làm thêm nên nới rộng ra hơn 40 giờ/tuần. Phải tăng thêm 50% so với hiện hành, với ngành đặc biệt phải tăng lên 450 giờ/năm". Ông Bùi Đức Thịnh thì "muốn giờ làm thêm có thể tăng 500 giờ/năm".

Đại diện Vasef cho biết tổ chức này đồng ý về tăng giờ làm thêm lên 400 giờ/năm, bởi "ngành thủy sản thì còn phụ thuộc mùa cá, giờ tàu về, rồi đơn hàng nên cần phải linh động trong giờ làm thêm.

Tăng lên 450 giờ/năm cũng là hợp lý và không nên quy định giờ làm thêm tối đa trong tháng, vì đặc thù nghề cá rất khác với các ngành khác".

ĐỨC BÌNH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bà Nguyễn Thị Thu Lan giữ chức bí thư Đảng ủy phường Tam Kỳ, TP Đà Nẵng

Ngày 14-7, Đảng bộ phường Tam Kỳ (TP Đà Nẵng) tổ chức Đại hội đại biểu Đảng bộ lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2025-2030.

Bà Nguyễn Thị Thu Lan giữ chức bí thư Đảng ủy phường Tam Kỳ, TP Đà Nẵng

Trường hợp tuyển dụng công chức trước ngày sáp nhập 1-7 xử lý ra sao?

Hướng dẫn về tuyển dụng công chức trong giai đoạn chuyển tiếp sau khi sắp xếp bộ máy và khi nghị định 170 có hiệu lực từ ngày 1-7.

Trường hợp tuyển dụng công chức trước ngày sáp nhập 1-7 xử lý ra sao?

Vụ tá hỏa vì tiền sử dụng đất hơn 5,4 tỉ tại Tăng Nhơn Phú: Tính lại chỉ còn khoảng 1 tỉ

Văn phòng đăng ký đất đai chi nhánh Thủ Đức đã tính lại tiền đất cho hộ ông Đặng Hữu Phước tại thời điểm nộp hồ sơ, theo giá đất cũ.

Vụ tá hỏa vì tiền sử dụng đất hơn 5,4 tỉ tại Tăng Nhơn Phú: Tính lại chỉ còn khoảng 1 tỉ

Hai mẹ con cá voi vào săn mồi ở Cù Lao Mái Nhà

Nhiều người thích thú khi xem clip hai mẹ con cá voi săn mồi ở Cù Lao Mái Nhà (xã Ô Loan, tỉnh Đắk Lắk).

Hai mẹ con cá voi vào săn mồi ở Cù Lao Mái Nhà

Thúc tiến độ cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột đảm bảo kế hoạch '500 ngày đêm'

Trước nguy cơ cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột chậm tiến độ, UBND tỉnh Đắk Lắk yêu cầu các đơn vị khẩn trương tháo gỡ vướng mắc.

Thúc tiến độ cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột đảm bảo kế hoạch '500 ngày đêm'

Hạn chế xe xăng ở TP.HCM sẽ bắt đầu từ ai và khu vực nào?

Thủ tướng yêu cầu Hà Nội nghiên cứu cấm xe máy chạy xăng vào đường vành đai 1 từ 1-7-2026, trong khi đó TP.HCM tính phương án đề xuất.

Hạn chế xe xăng ở TP.HCM sẽ bắt đầu từ ai và khu vực nào?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar