29/12/2017 06:01 GMT+7

Bộ Giáo dục 'làm mới' cuộc vận động 'Hai không'

NGỌC HÀ
NGỌC HÀ

TTO - Bộ Giáo dục đào tạo nhắc lại lời kêu gọi chống tiêu cực trong một chỉ thị cách đây 11 năm, nhấn mạnh chống bệnh thành tích một cách thường xuyên, không phô trương, hình thức.

Bộ Giáo dục làm mới cuộc vận động Hai không - Ảnh 1.

Hình ảnh quay cóp trong phòng thi tại trường THPT Đồi Ngô (Bắc Giang) trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2012. Đã có hơn 40 cán bộ, giáo viên, nhân viên bị kỷ luật vì vi phạm quy chế thi trong vụ tiêu cực này - Ảnh cắt từ clip

Bộ Giáo dục đào tạo vừa gửi công văn đến các sở GD-ĐT, các trường ĐH, các học viện và các trường cao đẳng sư phạm, trung cấp sư phạm trên toàn quốc ngày 28-12.

Nhắc lại Chỉ thị số 33 của Thủ tướng Chính phủ về "chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục" được ban hành từ 11 năm trước (năm 2006), bộ nhấn mạnh bên cạnh kết quả đã đạt được, trong ngành giáo dục vẫn còn những biểu hiện tiêu cực và bệnh thành tích.

Đó là tình trạng "thiếu trung thực trong học tập, giảng dạy, nghiên cứu khoa học, thi và kiểm tra đánh giá xếp loại", "nể nang, thiếu dân chủ trong bình chọn, xếp loại thi đua, khen thưởng", "cào bằng, dễ dãi trong suy tôn"; "che giấu hạn chế, yếu kém"; "áp đặt chỉ tiêu quá cao so với khả năng thực tế"; "tổ chức trao thưởng phô trương, hình thức, lãng phí".

Những biểu hiện này làm ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục, uy tín của ngành và sự công bằng trong giáo dục, công văn nêu.

Trước yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, Bộ GD-ĐT yêu cầu các sở, trường thực hiện tốt việc đổi mới công tác thi đua, khen thưởng, từng bước khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục.

"Đây là việc làm thường xuyên, không phô trương, hình thức, đồng thời là giải pháp quan trọng để tăng cường nề nếp, kỷ cương, nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo", công văn nêu.

Theo chỉ đạo của Bộ GD-ĐT, các sở và các nhà trường rà soát sửa đổi hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, thay thế các văn bản quy định, yêu cầu không còn phù hợp, dễ dẫn tới bệnh thành tích trong giáo dục.

Các đơn vị cũng phải xây dựng và công bố công khai các tiêu chí thi đua cụ thể, thiết thực, có đầy đủ cơ sở khoa học, minh chứng rõ ràng, phù hợp với thực tế, đặc thù của từng địa phương, đơn vị. Thành tích của đơn vị, cá nhân được đánh giá bằng sự tiến bộ của chính đơn vị, cá nhân đó.

Ngoài ra, phải thực hiện tốt kỷ cương, nề nếp, quy chế dân chủ ở cơ sở giáo dục; đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá, kiểm định chất lượng các cơ sở giáo dục; phát hiện, xử lý nghiêm, kịp thời mọi hành vi, biểu hiện tiêu cực trong dạy, học và bệnh thành tích trong giáo dục.

Đặc biệt, Bộ GD-ĐT yêu cầu không tổ chức các hoạt động giáo dục trái quy định, gây áp lực cho người dạy, người học và cha mẹ học sinh.

Theo hướng dẫn của bộ, không lấy kết quả của các kỳ thi, các hoạt động giao lưu do địa phương tổ chức để đánh giá xếp loại thi đua, xét khen thưởng đối với các cá nhân, đơn vị.

Năm 2006, Chỉ thị số 33 của Thủ tướng về chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục đã chỉ ra tại thời điểm đó các biểu hiện tiêu cực (gian lận trong thi cử, trong cấp và sử dụng văn bằng chứng chỉ, tiêu cực trong tuyển sinh, chuyển trường ở các cấp học, lãng phí trong sử dụng ngân sách nhà nước...) và bệnh thành tích trong giáo dục "đã và đang xói mòn các nguyên tắc cơ bản của giáo dục và gây tác hại lâu dài cho xã hội".

Trước tình hình đó, Bộ GD-ĐT mở cuộc vận động "Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục" (thường gọi là cuộc vận động "Hai không").

Bộ GD-ĐT xác định đó là khâu đột phá trong năm học 2006-2007 để lập lại trật tự, kỷ cương trong dạy và học, làm tiền đề triển khai những giải pháp khác nhằm khắc phục các yếu kém trong ngành, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục.

Theo đó, ngay tại kỳ thi tốt nghiệp THPT và bổ túc THPT năm 2007 - năm đầu thực hiện cuộc vận động "Hai không", tỉ lệ đỗ tốt nghiệp THPT nhiều tỉnh sụt giảm đột ngột, có tỉnh chưa đạt 15%. Thậm chí có nơi, cả trường bị trượt tốt nghiệp.

Tuy nhiên, sau vài năm thực hiện cuộc vận động này, đến những năm gần đây, tỉ lệ tốt nghiệp THPT lại "dâng" lên mức phổ biến trên 90% ở nhiều tỉnh, thành.

NGỌC HÀ

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Để con làm gì trong hè?

Đó là câu hỏi của nhiều phụ huynh khi năm học 2024-2025 sắp kết thúc và một mùa hè mở ra với những cô cậu học trò.

Để con làm gì trong hè?

Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM báo cáo vụ trung tâm ngoại ngữ thu học phí hàng tỉ đồng rồi 'biến mất'

Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM vừa có báo cáo về tình hình của Trung tâm ngoại ngữ Úc Châu và Úc Châu 1 gởi UBND TP.HCM.

Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM báo cáo vụ trung tâm ngoại ngữ thu học phí hàng tỉ đồng rồi 'biến mất'

Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố khung quy đổi điểm các phương thức xét tuyển

Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu quy tắc quy đổi điểm tương đương phải được xây dựng dựa trên căn cứ khoa học và thực tiễn; cơ sở đào tạo phải có trách nhiệm giải trình với các bên liên quan về các căn cứ này.

Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố khung quy đổi điểm các phương thức xét tuyển

Trường đại học cần giúp người học từ 'biết AI' sang 'sẵn sàng với AI'

Theo các chuyên gia, đơn thuần 'biết AI' sẽ không đủ cho sinh viên sẵn sàng trước những đòi hỏi của thế hệ lao động mới 2.0.

Trường đại học cần giúp người học từ 'biết AI' sang 'sẵn sàng với AI'

Trường THCS 'hot' nhất quận Phú Nhuận có thư viện thông minh

Chiều 19-5, Trường THCS Trần Huy Liệu, quận Phú Nhuận, TP.HCM đã khánh thành thư viện thông minh rộng hơn 200m². Đây là công trình nhằm hoàn thiện mô hình giáo dục tiên tiến - hiện đại của ngôi trường 'hot' nhất quận hiện nay.

Trường THCS 'hot' nhất quận Phú Nhuận có thư viện thông minh

Philippines bác bỏ tin đồn sẽ ngừng hệ thống giáo dục phổ thông 12 năm từ tháng 6

Thông tin Philippines ngừng chương trình giáo dục phổ thông 12 năm gây tranh cãi K-12 khiến dư luận hoang mang, Bộ giáo dục nước này đã nhanh chóng khẳng định đây chỉ là tin giả.

Philippines bác bỏ tin đồn sẽ ngừng hệ thống giáo dục phổ thông 12 năm từ tháng 6
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar