bệnh thành tích trong giáo dục
Những điểm 10 dối trá đang phá vỡ tính trung trực vốn có của giáo dục. Dần dần thành tích ảo sẽ biến thành hệ lụy thật ảnh hưởng trực tiếp đến thế hệ tương lai.

Tại một trường THCS ở TP.HCM, cô giáo chủ nhiệm đã bắt những học sinh đạt điểm dưới trung bình (kể cả 5-6 điểm) phải làm bản cam kết. Trong bản cam kết các em hứa với cô phải cố gắng học để lần sau không bị điểm kém nữa.

TTO - Bộ Giáo dục đào tạo nhắc lại lời kêu gọi chống tiêu cực trong một chỉ thị cách đây 11 năm, nhấn mạnh chống bệnh thành tích một cách thường xuyên, không phô trương, hình thức.

TTO - “Giáo viên nếu lúc nào cũng làm đúng, đánh giá thật thì sẽ không bao giờ đạt được yêu cầu của cấp trên với hàng trăm thứ, công việc phải đạt xuất sắc” - ý kiến của một bạn đọc.

Cuối năm học, thời tiết oi nồng, thầy hiệu trưởng “hạ nhiệt” bằng tin vui: “Trường ta năm nay chắc chắn thi đua đứng nhất. Trường không có học sinh bị đuổi học, không có học sinh bị đuối nước, không có thầy cô giáo vi phạm đạo đức nghề giáo.

TT - Bên cạnh nhiều phản hồi của độc giả bày tỏ sự đồng tình với bài viết “Cô thi dạy giỏi, trò buồn” (Tuổi Trẻ 11-12), cũng có ý kiến cảm thông với thân phận của giáo viên khi được/phải thi dạy giỏi. Chúng tôi trích đăng một số ý kiến.
