25/09/2020 16:10 GMT+7
Trở lại chủ đề

Bộ GD-ĐT trả lời kiến nghị của Trường ĐH Tôn Đức Thắng về thí điểm tự chủ ĐH

NGỌC DIỆP
NGỌC DIỆP

TTO - Bộ GD-ĐT đã có văn bản phúc đáp kiến nghị của Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam và Trường ĐH Tôn Đức Thắng về việc thí điểm tự chủ đại học.

Bộ GD-ĐT trả lời kiến nghị của Trường ĐH Tôn Đức Thắng về thí điểm tự chủ ĐH - Ảnh 1.

Trường ĐH Tôn Đức Thắng - Ảnh: Website nhà trường

Vào tháng 8-2020, Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam và Trường ĐH Tôn Đức Thắng đã gửi Thủ tướng Chính phủ kiến nghị một số nội dung về việc thí điểm tự chủ đại học (ĐH). 

Tiến sĩ Lê Viết Khuyến - Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam, cho biết: "Hiệp hội nhận thấy chủ trương cho ĐH tự chủ là chủ trương rất lớn, quyết định sự tồn tại của các trường ĐH, nhưng việc triển khai còn gặp rất nhiều khó khăn. Cho đến giờ gần như chưa có trường nào thực sự tự chủ. 

Cái vướng nhất hiện nay là hệ thống văn bản của mình vẫn còn vênh nhau, nên các trường tiên phong tự chủ sẽ gặp rất nhiều rắc rối. Đó là lý do hiệp hội gửi công văn lên các cấp lãnh đạo để tìm cách tháo gỡ. Còn Trường ĐH Tôn Đức Thắng gửi công văn là để trình bày vấn đề tự chủ của trường họ".

Sau khi nhận được công văn của hai đơn vị này, Văn phòng Chính phủ đã chuyển cho Bộ GD-ĐT. Mới đây Bộ GD-ĐT đã có công văn phúc đáp.

Theo đó, qua 3 năm triển khai Nghị quyết 77, năm 2017, Bộ GD-ĐT đã khảo sát thực tế, tổ chức Hội nghị tổng kết đánh giá kết quả thực hiện. 

Kết quả cho thấy Nghị quyết 77 đã tạo điều kiện cho các trường công lập khi cam kết tự đảm bảo toàn bộ kinh phí hoạt động chi thường xuyên và chi đầu tư thì được thực hiện tự chủ về tất cả các phương diện: đào tạo và nghiên cứu khoa học; tổ chức bộ máy và nhân sự; chính sách học bổng, học phí đối với sinh viên đối tượng chính sách; đầu tư, mua sắm.

Ngoài những kết quả bước đầu đạt được trong việc tự chủ ĐH, Bộ GD-ĐT thừa nhận để tự chủ ĐH đi vào thực chất, có thể hội nhập quốc tế thì còn nhiều việc phải làm.

Trên cơ sở kết quả tổng kết thí điểm thực hiện tự chủ, Bộ GD-ĐT đã tham mưu Chính phủ trình Quốc hội ban hành Luật số 34/2018/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục đại học (Luật GDĐH sửa đổi); tham mưu Chính phủ ban hành Nghị định số 99/2019 ngày 30-12-2019 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật GDĐH (Nghị định 99), trong đó quy định rõ về tự chủ trong các hoạt động chuyên môn, tổ chức và nhân sự, tài chính tài sản... và đang được áp dụng triển khai thực hiện trong toàn hệ thống giáo dục đại học.

Ngày 28-12-2018 và ngày 17-7-2019, ngay sau khi Luật giáo dục đại học sửa đổi có hiệu lực, Bộ GD-ĐT đã tổ chức các hội nghị chuẩn bị và hội nghị triển khai luật, chủ yếu để hướng dẫn triển khai thực hiện tự chủ đại học trong toàn hệ thống.

Ngày 6-1-2020, sau khi Nghị định 99 ban hành, Bộ GD-ĐT cũng đã tổ chức Hội nghị triển khai Nghị định 99.

Trên cơ sở quy định của Luật giáo dục đại học sửa đổi và Nghị định 99, Bộ GD-ĐT đã và đang hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn nhằm đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả tự chủ đại học như các thông tư ban hành quy chế tuyển sinh các trình độ trong giáo dục ĐH, quy chế đào tạo các trình độ trong giáo dục ĐH, chuẩn chương trình đào tạo...

Bộ GD-ĐT cho biết bộ đã có kế hoạch phối hợp với Ủy ban Văn hóa giáo dục thanh thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội tổ chức Hội thảo Giáo dục 2020 với chủ đề: "Tự chủ trong giáo dục đại học - Từ chính sách đến thực tiễn", dự kiến tổ chức trong tháng 11-2020.

Đồng thời bộ sẽ tiếp tục tổ chức các hội nghị sơ kết, tổng kết để đánh giá kết quả thực hiện và đưa ra các giải pháp tiếp tục đẩy mạnh triển khai tự chủ.

Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 77 vào ngày 24-10-2014 về thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập giai đoạn 2014 - 2017 (Nghị quyết 77). Theo đó, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định phê duyệt Đề án thí điểm đổi mới hoạt động giai đoạn 2015 - 2017 cho 23 trường đại học trong cả nước.

Tự chủ đại học phải gắn với trách nhiệm giải trình

TTO - Dự thảo quy chế tuyển sinh ĐH-CĐ 2020 khiến các trường ĐH lo ngại về việc tổ chức kỳ thi tuyển sinh riêng - một biểu hiện cụ thể của tự chủ ĐH. Trước phản ứng của dư luận, đại diện Bộ GD-ĐT nói gì?

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Đà Nẵng ưu tiên tuyển sinh con cán bộ Quảng Nam sau sáp nhập

Thành phố Đà Nẵng sẽ ưu tiên tuyển sinh học sinh là con cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh Quảng Nam đang công tác tại các cơ quan, đơn vị thuộc diện sáp nhập.

Đà Nẵng ưu tiên tuyển sinh con cán bộ Quảng Nam sau sáp nhập

Hà Nội công bố số lượng nguyện vọng thi vào lớp 10, Trường THPT Yên Hòa dẫn đầu tỉ lệ chọi

Chiều 13-5, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội công bố số lượng học sinh đăng ký dự tuyển vào lớp 10 THPT của các trường THPT công lập không chuyên và chuyên năm học 2025-2026.

Hà Nội công bố số lượng nguyện vọng thi vào lớp 10, Trường THPT Yên Hòa dẫn đầu tỉ lệ chọi

Kỷ luật cảnh cáo hiệu trưởng bị tố sàm sỡ giáo viên ở An Giang

Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy An Phú, An Giang đã công bố quyết định kỷ luật cảnh cáo hiệu trưởng Trường tiểu học A Quốc Thái vì nhắn tin quấy rối tình dục nhiều giáo viên nữ.

Kỷ luật cảnh cáo hiệu trưởng bị tố sàm sỡ giáo viên ở An Giang

Học sinh lớp 5 nhặt được 61 triệu đồng trả lại người đánh rơi

Khi đang lưu thông trên đường, một em học sinh lớp 5 ở Hà Tĩnh nhặt được số tiền 61 triệu đồng nên đã báo với cha của mình để đến cơ quan công an trả lại người đánh rơi.

Học sinh lớp 5 nhặt được 61 triệu đồng trả lại người đánh rơi

Bình Tân: Thêm một trường tiểu học và THCS mới thành lập

UBND quận Bình Tân, TP.HCM vừa cấp phép thành lập Trường tiểu học và THCS VSchool. Trường này bắt đầu tuyển sinh từ năm học 2025-2026.

Bình Tân: Thêm một trường tiểu học và THCS mới thành lập

Mỹ đã có trường y đầu tiên đưa ChatGPT vào giảng dạy

Trường Y Icahn tại Mount Sinai, New York, trở thành trường y đầu tiên ở Mỹ tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) vào chương trình đào tạo bác sĩ.

Mỹ đã có trường y đầu tiên đưa ChatGPT vào giảng dạy
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar