10/10/2015 16:35 GMT+7

Bò tranh tài sôi động tại lễ hội An Giang

BỬU ĐẤU
BỬU ĐẤU

TTO - Nhiều “vận động viên” bò đua hăng say quá nên lao luôn lên hai bên đường đua khiến khán giả phải ùa té chạy tại lễ hội đua bò truyền thống huyện Tịnh Biên, An Giang sáng 10-10.

Các đôi bò tranh tài quyết liệt, gay cấn trên đường về đích - ẢNH: BỬU ĐẤU

Hàng ngàn người nô nức đổ về chùa Rô (xã An Cư) và đứng chật kín đường đua.

Ông Chau Sóc Khonl, chủ trì chùa Rô, cho biết: “Năm nay có 37 đôi bò được tuyển chọn từ hơn 80 đôi bò của 14 xã, thị trấn trong huyện. Lễ hội không quan trọng chuyện giải thưởng mà chủ yếu là để lễ hội về đúng nghĩa của dân gian, cho bà con vui là được!”.

Sân đua bò gần 6.000m2, chiều dài đường đua hơn 300m, ngang 50m, khá nhỏ so với sân đua bò chùa Thơmít ở xã Vĩnh Trung. “Do sân nhỏ nên một số đôi bò chạy nhanh đến mức leo lên cả lề khiến người xem hú vía. Có đôi bò tông sầm vào nhau rồi nằm lăn giữa đường đua” - anh Huỳnh Phúc Hậu, Hội Nhiếp ảnh Châu Đốc, kể.

Anh Hậu cho biết trước khi diễn ra lễ hội đua bò này, các anh em trong Hội Nhiếp ảnh vận động trên các trang mạng xã hội và kêu gọi giúp đỡ để chùa Rô có điều kiện tổ chức lễ hội cho bà con địa phương giải trí.

Gần 200 tay máy khắp nơi từ Đồng Nai, Bình Dương, Cần Thơ dịp này kéo xuống An Giang chụp ảnh nghệ thuật lễ hội và góp tay ủng hộ chùa.

“Điều khiến anh em vui là lễ hội năm nay đã trả lại đúng nghĩa là lễ hội của dân gian, do người dân và chùa tự tổ chức như truyền thống xưa kia của họ!” - anh Hậu nói.

Khách nước ngoài cũng đến chùa Rô xem đua bò - Ảnh: BỬU ĐẤU

Bà Nguyễn Thị Bảo Trân, phó chủ tịch UBND huyện Tịnh Biên, cho biết: “Kể từ năm 2015, giải đua bò truyền thống huyện Tịnh Biên do nhà chùa Khmer tổ chức và chuẩn bị giải thưởng, huyện chỉ hỗ trợ về chuyên môn. Huyện xác định đây là ngày hội dân gian, để các chùa tổ chức theo tinh thần đó”.

Đôi bò số 04 của ông Dương Văn Hiệp (xã Vĩnh Trung) đoạt giải nhất lễ hội đua bò năm nay. 

Hàng trăm tay máy khắp nơi trong và ngoài tỉnh đổ về xem và chụp ảnh - Ảnh: BỬU ĐẤU
Đôi bò này ngã trên đường đua, chú bò... mệt quá nên không đứng dậy được - Ảnh: BỬU ĐẤU
Hàng chục đôi bò tranh tài  - Ảnh: BỬU ĐẤU
Người xem cổ vũ nhiệt tình cho các đôi bò lao về đích - Ảnh: BỬU ĐẤU
 Các đôi bò tranh tài quyết liệt - Ảnh: BỬU ĐẤU
BỬU ĐẤU

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tổng Bí thư Tô Lâm dự khai hội Làng Sen, khánh thành tượng Bác Hồ về thăm quê

Lễ hội Làng Sen là hoạt động chính trị, văn hóa có ý nghĩa quan trọng, thể hiện lòng biết ơn, thành kính của nhân dân đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Tổng Bí thư Tô Lâm dự khai hội Làng Sen, khánh thành tượng Bác Hồ về thăm quê

Thủ tướng Thái Lan làm tranh dân gian Đông Hồ, thưởng trà Việt Nam

Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra đã có dịp nghe giới thiệu về nghề thủ công mỹ nghệ đặc sắc của Việt Nam, tự tay trải nghiệm làm tranh dân gian Đông Hồ, thưởng trà truyền thống Việt Nam.

Thủ tướng Thái Lan làm tranh dân gian Đông Hồ, thưởng trà Việt Nam

'Khủng bố' tín dụng đen giảm mạnh ở TP.HCM sau chiến dịch xóa quảng cáo bẩn

Sau hai năm triển khai bóc xóa quảng cáo sai quy định tại TP.HCM, tình trạng tạt chất bẩn và gọi điện đe dọa, 'khủng bố' liên quan tín dụng đen đã giảm sâu, gần như không còn xuất hiện.

'Khủng bố' tín dụng đen giảm mạnh ở TP.HCM sau chiến dịch xóa quảng cáo bẩn

Đại sứ Ấn Độ cảm kích tình cảm người dân Việt Nam chiêm bái xá lợi Phật

Theo thống kê sơ bộ, có khoảng 1,8 triệu người Việt đến chiêm bái xá lợi Đức Phật trong những ngày ở TP.HCM, 125.000 người đến chiêm bái xá lợi Phật trong 4 ngày ở núi Bà Đen, Tây Ninh.

Đại sứ Ấn Độ cảm kích tình cảm người dân Việt Nam chiêm bái xá lợi Phật

Tổng Bí thư Tô Lâm tặng tác phẩm 'Việt Nam - những trang sử vàng' cho Khu di tích Kim Liên

Chiều 15-5, trong chương trình thăm và làm việc tại Nghệ An, Tổng Bí thư Tô Lâm đã trao tặng tác phẩm điêu khắc ánh sáng 'Việt Nam - những trang sử vàng' cho Khu di tích quốc gia đặc biệt Kim Liên.

Tổng Bí thư Tô Lâm tặng tác phẩm 'Việt Nam - những trang sử vàng' cho Khu di tích Kim Liên

Không sáp nhập với tỉnh thành nào, Huế được và mất gì?

Theo nhà nghiên cứu văn hóa Huế Nguyễn Xuân Hoa - nguyên giám đốc Sở Văn hóa và Thông tin tỉnh Thừa Thiên Huế, nếu Huế không mở thêm được những không gian phát triển mới thì chắc chắn sẽ bị tụt lại so với các địa phương khác sau sáp nhập.

Không sáp nhập với tỉnh thành nào, Huế được và mất gì?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar