02/11/2024 11:10 GMT+7
Trở lại chủ đề

Bịt lỗ hổng đào tạo tiến sĩ ra sao?

Vấn nạn 'tiến sĩ dỏm' là câu chuyện nhức nhối, đang thu hút sự quan tâm mạnh mẽ của dư luận.

Bịt lỗ hổng đào tạo tiến sĩ ra sao? - Ảnh 1.

Đó không chỉ là câu chuyện về một số cá nhân gian lận, mà còn là lời cảnh báo về những lỗ hổng trong kiểm soát chất lượng đào tạo và sự lỏng lẻo trong quy trình giám sát đào tạo tiến sĩ.

Những lỗ hổng này đã dẫn đến việc một số cá nhân không đủ tiêu chuẩn, thậm chí gian lận, vẫn đạt được học vị cao.

Trách nhiệm của cơ sở đào tạo, người hướng dẫn

Đáng lo ngại là những lỗ hổng này thường chỉ bị phanh phui qua mạng xã hội thay vì được phát hiện bởi các cơ quan quản lý có trách nhiệm.

Điều này cho thấy công tác giám sát và kiểm định chất lượng tại các cơ sở đào tạo chưa đủ thực chất, đồng thời phản ánh sự thiếu phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng. Mặc dù các quy trình giám sát có thể tồn tại trên giấy, nhưng việc thực thi lại đang bị bỏ ngỏ.

Trong hệ thống giáo dục đại học, đặc biệt là ở bậc đào tạo tiến sĩ, vai trò của các giáo sư, phó giáo sư rất quan trọng. Họ không chỉ truyền đạt kiến thức, mà còn là những người định hình tư tưởng và phát triển nhân cách cho thế hệ tiếp theo.

Trách nhiệm của họ không chỉ dừng lại ở việc đánh giá kết quả học thuật, mà còn nằm ở việc đảm bảo rằng mỗi tiến sĩ được cấp bằng đều phải đạt chuẩn về năng lực và đạo đức. Một giáo sư hay phó giáo sư thiếu trách nhiệm, dễ dãi trong việc đào tạo có thể làm suy giảm chất lượng đào tạo và ảnh hưởng đến uy tín của cả hệ thống giáo dục đại học.

Mặc dù giáo sư và phó giáo sư có nhiệm vụ hướng dẫn, giám sát, đánh giá chịu trách nhiệm chính, nhưng trách nhiệm kiểm soát thuộc về chính các cơ sở đào tạo. Các trường đại học cần thiết lập những cơ chế kiểm soát chất lượng học thuật và giám sát nội bộ chặt chẽ hơn, nhằm đảm bảo tính minh bạch và công bằng trong quá trình đào tạo.

Không thể chỉ dựa vào đạo đức của cá nhân các giáo sư hay phó giáo sư mà cần có hệ thống trách nhiệm rõ ràng. Các trường cần chịu trách nhiệm trước xã hội về chất lượng đào tạo, thay vì để công luận và mạng xã hội đóng vai trò phát hiện sai phạm.

Trách nhiệm giải trình

Trong những năm qua, hệ thống giáo dục đại học đã có nhiều nỗ lực để nâng cao chất lượng đào tạo, từ việc ban hành các quy định siết chặt đầu vào, yêu cầu nghiên cứu sinh công bố công trình khoa học đến việc thắt chặt quá trình bảo vệ luận án.

Tuy nhiên, những biện pháp này vẫn chưa đủ mạnh hoặc chưa được thực hiện đồng bộ, khiến nhiều trường hợp vẫn có thể "qua mặt" hệ thống. Điều này đặt ra câu hỏi về trách nhiệm giải trình của các cơ sở đào tạo cũng như chịu trách nhiệm trực tiếp trước xã hội về những sản phẩm giáo dục của mình.

Ngoài ra, việc "vừa đá bóng, vừa thổi còi" cần được hạn chế. Các cơ sở đào tạo không nên vừa là nơi đào tạo, vừa là nơi tự buông lỏng quy chế. Việc kiểm định, giám sát và đánh giá chất lượng đào tạo đi vào thực chất hơn để đảm bảo sự khách quan. Điều này không chỉ giúp nâng cao chất lượng đào tạo tiến sĩ mà còn lấy lại niềm tin từ xã hội.

Đạo đức nghề nghiệp luôn được đặt lên hàng đầu. Cơ quan quản lý đào tạo nên xử lý kỷ luật những người hướng dẫn nghiên cứu sinh và thành viên hội đồng đánh giá thiếu trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp. Lỗ hổng chất lượng chỉ có thể bịt được bền vững khi những người chịu trách nhiệm, có thẩm quyền luôn giữ vững được tinh thần cống hiến và liêm chính.

Tình trạng "tiến sĩ dỏm" không phải là một vấn đề mới nhưng đã tồn tại dai dẳng trong hệ thống giáo dục Việt Nam. Chỉ khi những lỗ hổng trong quản lý chất lượng được bịt lại bền vững, trách nhiệm của các cơ sở đào tạo được xác định rõ ràng, và kiểm định khách quan, thực chất được thiết lập, chúng ta mới có thể xây dựng một nền học thuật vững mạnh.

Hoàn thiện quy chế đào tạo tiến sĩ

Trong bối cảnh tăng cường tự chủ đại học, các giáo sư, phó giáo sư có vai trò rất quan trọng, nhưng trách nhiệm đảm bảo chất lượng đào tạo tiến sĩ của các cơ sở đào tạo càng quan trọng hơn vì cơ sở đào tạo là những đơn vị có quyền quyết định trong việc lựa chọn nhân sự, đào tạo, giám sát và cấp bằng.

Cơ quan quản lý nhà nước cần hoàn thiện hơn nữa quy chế đào tạo, quy định cụ thể năng lực, đạo đức nghề nghiệp của người hướng dẫn, tăng cường ứng dụng công nghệ giám sát chất lượng đào tạo, nhanh chóng xử lý sai phạm và hỗ trợ quản lý chất lượng cho cơ sở đào tạo.

Một tiến sĩ bị thu bằng, nhiều người cùng xấu hổ

Bức tranh biếm họa diễn tả cảnh một nghiên cứu sinh tiến sĩ bị thu bằng, nhưng rất nhiều người liên quan cùng xấu hổ.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Lộ đề thi môn toán, hơn 600 học sinh lớp 8 phải kiểm tra lại

Hơn 600 học sinh khối lớp 8 ở Bình Phước phải làm lại bài kiểm tra học kỳ 2 môn toán sau phi phát hiện lộ đề thi.

Lộ đề thi môn toán, hơn 600 học sinh lớp 8 phải kiểm tra lại

Nhiều giáo viên nước ngoài ở Việt Nam thiếu tôn trọng văn hóa bản địa, cần thay đổi

Chiều 10-5, diễn đàn 'Giáo dục vượt trội - Nâng niu bản sắc' do Embassy Education tổ chức đã mang đến những góc nhìn về gìn giữ, lan tỏa giá trị văn hóa Việt Nam trong môi trường quốc tế.

Nhiều giáo viên nước ngoài ở Việt Nam thiếu tôn trọng văn hóa bản địa, cần thay đổi

Học sinh tiểu học Việt Nam thuộc tốp đầu Đông Nam Á lĩnh vực toán, đọc hiểu và viết

Ngày 10-5, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết đã nhận kết quả bước đầu tham gia chương trình đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểu học khu vực Đông Nam Á (SEA-PLM) chu kỳ 2024.

Học sinh tiểu học Việt Nam thuộc tốp đầu Đông Nam Á lĩnh vực toán, đọc hiểu và viết

Nam sinh '10 năm cõng bạn đến trường' nay cõng bạn lên nhận bằng giỏi

Không kể mưa nắng, Hiếu từng có 10 năm cõng Minh đến trường. Hôm nay, nam sinh lại cõng người bạn thân lên bục nhận bằng tốt nghiệp của Đại học Bách khoa Hà Nội.

Nam sinh '10 năm cõng bạn đến trường' nay cõng bạn lên nhận bằng giỏi

Quận Gò Vấp tuyển học sinh vào lớp 1, lớp 6 trái tuyến như thế nào?

Các trường tiểu học và THCS tại quận Gò Vấp có tuyển sinh lớp 1 và lớp 6 theo diện trái tuyến hay không? Tuyển vào thời gian nào?

Quận Gò Vấp tuyển học sinh vào lớp 1, lớp 6 trái tuyến như thế nào?

Các chuyên gia nói về giáo dục nhân 80 năm Bác Hồ gửi thư cho học sinh

Ngày 11-5, một hội thảo cùng nhìn lại những mong ước của Hồ Chủ tịch về một nền giáo dục nhân văn nhân 80 năm Người gửi thư cho học sinh nhân dịp khai trường.

Các chuyên gia nói về giáo dục nhân 80 năm Bác Hồ gửi thư cho học sinh
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar