06/03/2021 15:23 GMT+7
Trở lại chủ đề

Biểu tình phản đối đảo chính ở Myanmar nhìn từ ảnh vệ tinh

BÌNH AN
BÌNH AN

TTO - "Chúng tôi muốn dân chủ", "Hãy cứu Myanmar", "Hãy bác bỏ cuộc đảo chính quân sự", "Hãy trả tự do cho các lãnh đạo của chúng tôi"... là những thông điệp được vẽ to trên lãnh thổ Myanmar có thể nhìn thấy từ vệ tinh.

Biểu tình phản đối đảo chính ở Myanmar nhìn từ ảnh vệ tinh - Ảnh 1.

Thông điệp "Chúng tôi muốn dân chủ" xuất hiện trên một con đường gần Viện Thông tin Myanmar ở Yangon - Ảnh: AFP/MAXAR

Báo The Guardian (Anh) ngày 5-3 tổng hợp bộ ảnh chụp từ vệ tinh cho thấy các cuộc biểu tình phản đối đảo chính quân sự ở Myanmar trong hơn 1 tháng qua.

Ngoài cảnh người biểu tình đông như kiến, ảnh vệ tinh còn cho thấy có các thông điệp được viết to từ trên đường phố cho tới bãi cát ven sông như "Chúng tôi muốn dân chủ", "Hãy cứu Myanmar"," "Hãy bác bỏ cuộc đảo chính quân sự"," "Hãy trả tự do cho các lãnh đạo của chúng tôi"...

Theo trang News.com.au, những bức ảnh vệ tinh của công ty công nghệ Maxar Technologies (Mỹ) đã cho thấy số người đổ ra đường biểu tình "không thể tin được" tại Myanmar. Còn Đài CNN bình luận những bức ảnh vệ tinh này "tiết lộ sự thách thức trên đường phố Myanmar".

Tình hình Myanmar trở nên căng thẳng từ ngày 1-2-2021, khi quân đội nước này tiến hành đảo chính chống lại chính quyền dân sự. Họ bắt cố vấn nhà nước Aung San Suu Kyi, Tổng thống Win Myint và nhiều nhân vật khác của Myanmar.

Trong vài ngày đầu sau đó, các cuộc biểu tình phản đối đảo chính vẫn chưa bắt đầu. Đến hôm 4-2, cuộc biểu tình phản đối đảo chính trên đường phố đầu tiên đã diễn ra ở Mandalay, thành phố lớn thứ hai của Myanmar. Kể từ đó, hàng trăm ngàn người dân xuống đường biểu tình tại nhiều thành phố trên khắp Myanmar.

Ngày qua ngày, các lực lượng an ninh đã sử dụng các biện pháp mạnh tay hơn với người biểu tình, khiến hơn 50 người thiệt mạng tới nay. Họ sử dụng đạn thật, đạn cao su, hơi cay, vòi rồng... nhắm vào người biểu tình.

Theo Hãng tin AFP, đặc phái viên về Myanmar của Liên Hiệp Quốc Christine Schraner Burgener cho biết bà đang nhận khoảng 2.000 tin nhắn một ngày từ Myanmar, thúc giục quốc tế có phản ứng.

"Niềm hi vọng mà họ đặt vào Liên Hiệp Quốc và các thành viên của tổ chức này đang yếu đi. Tôi đã lắng nghe trực tiếp những lời cầu xin trong tuyệt vọng từ những bà mẹ, sinh viên và người già" - bà Burgener phát biểu trong cuộc họp kín của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc hôm 5-3.

Liên Hiệp Quốc kêu gọi ngăn quân đội lộng hành

photo-1

Người dân cầm biểu ngữ đi biểu tình phản đối đảo chính quân sự ở thị trấn Hpapun, bang Kayin, Myanmar ngày 5-3 - Ảnh: Reuters

Trong ngày 6-3, tại thị trấn Dawei, miền nam Myanmar, người biểu tình tiếp tục xuống đường phản đối đảo chính. Họ hô vang các khẩu hiệu yêu cầu dân chủ, quyết tâm chiến thắng sự đàn áp của quân đội.

Cùng ngày, nhiều người biểu tình cũng đang tụ tập tại thành phố lớn nhất, Yangon.

Theo Reuters, người dân ở đất nước đã trải qua gần nửa thế kỷ dưới sự cai trị của quân đội và chỉ cải cách dân chủ từ năm 2011, thề sẽ tiếp tục hành động.

Ei Thinzar Maung - một người lĩnh xướng biểu tình viết trên Facebook: "Hi vọng bắt đầu xuất hiện. Chúng ta không thể đánh mất động lực của cuộc cách mạng này. Ai dám chiến đấu sẽ tới được chiến thắng. Chúng ta xứng đáng với chiến thắng".

Theo Liên Hiệp Quốc, đã có ít nhất 54 người biểu tình bị thiệt mạng. Nhiều người bị bắn vào đầu, ngực, những vị trí cho thấy lực lượng an ninh đã cố ý bắn chết họ.

Trong khi đó, quân đội lại phủ nhận cáo buộc này và cho rằng họ đã kiềm chế trong việc ngăn chặn các cuộc biểu tình. Quân đội Myanmar cũng khẳng định không cho phép người dân đe dọa sự ổn định của đất nước.

Ngày 5-3, đặc sứ Liên Hiệp Quốc về Myanmar kêu gọi Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc có hành động chống lại chính quyền quân sự hiện đang nắm quyền ở nước này sau khi xảy ra nhiều vụ sát hại người biểu tình.

Đặc sứ Christine Schraner Burgener kêu gọi hội đồng kiên quyết và chặt chẽ trong việc cảnh cáo lực lượng an ninh và sát cánh mạnh mẽ với người dân Myanmar, ủng hộ kết quả bầu cử đã rõ ràng vào tháng 11-2020.

Các nước như Mỹ và phương Tây mới đưa ra một số biện pháp trừng phạt hạn chế với quân đội Myanmar. Về phía Hội đồng Bảo an, cơ quan này sẽ không sớm đưa ra các biện pháp trừng phạt vì có thể vấp phải sự phản đối của Trung Quốc và Nga, hai thành viên có quyền phủ quyết.

HỒNG VÂN

Một số hình ảnh nhìn từ vệ tinh:

Biểu tình phản đối đảo chính ở Myanmar nhìn từ ảnh vệ tinh - Ảnh 4.

Người biểu tình đổ về khu vực gần tòa thị chính ở Yangon, thành phố lớn nhất Myanmar, hồi tháng 2 - Ảnh: MAXAR

Biểu tình phản đối đảo chính ở Myanmar nhìn từ ảnh vệ tinh - Ảnh 5.

Xe tải chở hàng và các binh sĩ tại một căn cứ quân sự ở Naypyidaw - Ảnh: MAXAR

Biểu tình phản đối đảo chính ở Myanmar nhìn từ ảnh vệ tinh - Ảnh 6.

Cảnh biểu tình và chướng ngại vật ở thành phố Mandalay - Ảnh: MAXAR

Biểu tình phản đối đảo chính ở Myanmar nhìn từ ảnh vệ tinh - Ảnh 7.

Thông điệp "Hãy bác bỏ cuộc đảo chính quân sự" được vẽ trên đường ở Mandalay - Ảnh: AP

Biểu tình phản đối đảo chính ở Myanmar nhìn từ ảnh vệ tinh - Ảnh 8.

Lời kêu gọi "Hãy cứu Myanmar" được viết trên một bãi cát dọc sông Irrawaddy - Ảnh: MAXAR

Biểu tình phản đối đảo chính ở Myanmar nhìn từ ảnh vệ tinh - Ảnh 9.

Thông điệp "Hãy trả tự do cho các lãnh đạo của chúng tôi" được viết to trên đường phố ở Yangon hồi tháng 2 - Ảnh: MAXAR

Biểu tình phản đối đảo chính ở Myanmar nhìn từ ảnh vệ tinh - Ảnh 10.

Người biểu tình xuất hiện tại Trung tâm Hledan ở Yangon hồi tháng 2 - Ảnh: MAXAR

Biểu tình phản đối đảo chính ở Myanmar nhìn từ ảnh vệ tinh - Ảnh 11.

Thông điệp "Chúng tôi cần dân chủ" ở Yangon hồi tháng 2 - Ảnh: MAXAR

Biểu tình phản đối đảo chính ở Myanmar nhìn từ ảnh vệ tinh - Ảnh 12.

Người biểu tình và các lực lượng an ninh gần tòa thị chính Yangon hồi tháng 2 - Ảnh: MAXAR

Biểu tình phản đối đảo chính ở Myanmar nhìn từ ảnh vệ tinh - Ảnh 13.

Dòng chữ "Hãy trả tự do cho các lãnh đạo của chúng tôi" trên đường ở Yangon - Ảnh: MAXAR

'Cần bao nhiêu người chết nữa ở Myanmar thì đủ để Liên Hiệp Quốc hành động?'

TTO - Khi chàng kỹ sư mạng Internet Nyi Nyi Aung Htet Naing đặt câu hỏi 'Cần bao nhiêu người chết nữa ở Myanmar thì đủ để Liên Hiệp Quốc hành động?', anh có thể đã lường trước việc mình sẽ góp phần kéo dài danh sách ấy.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Nghị sĩ Dân chủ phát biểu hơn 5 giờ để hoãn luật chi tiêu của ông Trump

Lãnh đạo Đảng Dân chủ tại Hạ viện phát biểu nhiều giờ liên tục để trì hoãn việc bỏ phiếu dự luật chi tiêu mà ông Trump đã đặt ra hạn chót là trước ngày 4-7.

Nghị sĩ Dân chủ phát biểu hơn 5 giờ để hoãn luật chi tiêu của ông Trump

Indonesia tạm dừng tìm người mất tích trong vụ chìm phà ở Bali

Nỗ lực cứu hộ trong ngày gặp nhiều khó khăn và đã phải tạm dừng dù vẫn còn 30 người mất tích sau vụ chìm phà gần hòn đảo nghỉ dưỡng Bali của Indonesia.

Indonesia tạm dừng tìm người mất tích trong vụ chìm phà ở Bali

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự thượng đỉnh BRICS tại Brazil từ ngày 4-7

Đây là hội nghị thượng đỉnh BRICS mở rộng đầu tiên Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự sau khi Việt Nam trở thành nước đối tác thứ 10 của nhóm.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự thượng đỉnh BRICS tại Brazil từ ngày 4-7

Reuters: Phó tư lệnh Hải quân Nga tử trận tại Kursk

Theo Reuters, ngày 3-7, Phó tư lệnh Hải quân Nga Mikhail Gudkov đã thiệt mạng trong một cuộc tấn công của Ukraine ở vùng Kursk, đánh dấu một trong những tổn thất lớn của quân đội Nga.

Reuters: Phó tư lệnh Hải quân Nga tử trận tại Kursk

Những thuận lợi cho kiều bào trong Luật Quốc tịch Việt Nam sửa đổi

Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài Nguyễn Trung Kiên thông tin một số điểm mới liên quan đến kiều bào trong Luật Quốc tịch sửa đổi và chương trình Trại hè Việt Nam 2025 dành cho thanh, thiếu niên kiều bào.

Những thuận lợi cho kiều bào trong Luật Quốc tịch Việt Nam sửa đổi

Việt Nam khẳng định luôn theo sát tình hình trên Biển Đông

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng khẳng định Việt Nam luôn theo sát tình hình trên Biển Đông.

Việt Nam khẳng định luôn theo sát tình hình trên Biển Đông
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar