15/02/2021 17:19 GMT+7
Trở lại chủ đề

Biến thể A.23.1 xâm nhập sân bay Tân Sơn Nhất như thế nào?

MINH ANH
MINH ANH

TTO - Dựa trên kết quả phân tích, các chuyên gia cho rằng biến thể A.23.1 của virus SARS-CoV-2 có khả năng đã xâm nhập sân bay Tân Sơn Nhất qua các chuyến bay chở hàng từ khu vực Ả Rập.

Biến thể A.23.1 xâm nhập sân bay Tân Sơn Nhất như thế nào? - Ảnh 1.

Một khu vực bị phong tỏa ở TP.HCM để phòng COVID-19 - Ảnh: HCDC

Sáng 15-2, tổ thường trực đặc biệt chống dịch COVID-19 của Bộ Y tế tại TP.HCM đã họp giao ban về các hoạt động đã được triển khai, đồng thời đưa ra các phân tích, nhận định về tình hình dịch bệnh trên địa bàn thành phố.

Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn - tổ trưởng tổ thường trực đặc biệt - cho biết: "Tính đến thời điểm sáng 15-2, tình hình dịch bệnh trên địa bàn TP.HCM đã tương đối ổn định, cơ bản đã được kiểm soát với 35 ca bệnh được ghi nhận".

Thông tin thêm về tình hình dịch tễ tại TP.HCM, GS.TS Phan Trọng Lân - viện trưởng Viện Pasteur TP.HCM, tổ phó tổ thường trực đặc biệt - nêu các phân tích: "Tại TP.HCM từ lúc phát hiện ca bệnh đầu tiên đến nay đã ghi nhận 36 trường hợp dương tính (bao gồm 1 trường hợp là bệnh nhân tại Bình Dương) với xét nghiệm RT-PCR, trong đó có 10 ca tại sân bay Tân Sơn Nhất (8 ca thuộc đội bốc xếp và 2 ca đội giám sát), 26 ca RT-PCR dương tính là người nhà của các nhân viên tổ bốc xếp, giám sát".

Theo GS.TS Phan Trọng Lân, tổng số xét nghiệm đã thực hiện đến nay là hơn 40.000, các kết quả đều âm tính ngoại trừ 1 trường hợp là ca nhân viên nghỉ việc và người mẹ; 2.939 nhân viên y tế và bệnh nhân tại các bệnh viện liên quan cũng đã được lấy mẫu và có kết quả âm tính.

Hệ thống giám sát các đối tượng nguy cơ, địa điểm nguy cơ cũng đã được triển khai thực hiện quyết liệt, thần tốc ngay từ 13h30 chiều 30 tết và trong vòng 3 ngày với hơn 6.500 mẫu xét nghiệm đã được lấy tại các khu vực bến xe, chợ, nhà trọ, khu lưu trú công nhân. Tính đến sáng 15-2, các kết quả đều âm tính (còn một số mẫu chưa có kết quả).

Trước đó, ngày 9-2 (tức 29 tết), ngay sau buổi làm việc đầu tiên của tổ thường trực đặc biệt, kế hoạch lấy mẫu xét nghiệm kháng thể của các nhân viên sân bay Tân Sơn Nhất đã được thực hiện và triển khai nhanh chóng; đến 14h chiều hôm đó, gần 600 mẫu máu đã được lấy, kết quả xét nghiệm được đưa ra vào chiều tối cùng ngày với sự huy động tổng lực từ Viện Pasteur TP.HCM cũng như từ các đơn vị viện, bệnh viện...

Về công tác xác định nguồn lây nhiễm, GS.TS Phan Trọng Lân nhận định: "Nguồn lây xuất phát đầu tiên trong khoảng thời gian ngày 16, 17-1 với giả thuyết lớn nhất là xuất phát từ sân bay trên các chuyến bay vận chuyển hàng hóa (không chở hành khách và các nhân viên trong tổ bay không xuống mặt đất, chỉ ở trên máy bay nên không thực hiện các công tác cách ly, xét nghiệm). 

Dựa trên kết quả phân tích dịch tễ của biến thể A.23.1 trên thế giới thì trong số các chuyến bay đến trong khoảng thời gian nêu trên có các chuyến bay từ khu vực Ả Rập có khả năng là nguồn lây xâm nhập từ bên ngoài vào và đội bốc xếp đã bị lây nhiễm trong quá trình công tác. 

Nguy cơ xâm nhập nguồn bệnh từ bên ngoài vào sân bay là không thể loại trừ, tuy nhiên giả định này thấp hơn".

Trước đó, từ ngày 6 đến 13-2, TP.HCM ghi nhận 35 ca COVID-19 trong cộng đồng, trong đó 9 trường hợp cùng chung nhóm làm việc bốc dỡ, sắp xếp, giám sát hành lý, hàng hóa ở sân bay Tân Sơn Nhất (thuộc Công ty VIAGS). 26 trường hợp còn lại là người thân, bạn bè... của các nhân viên sân bay này. 

Ngày 14-2, HCDC cho biết theo đánh giá ban đầu, hầu hết các bệnh nhân mắc COVID-19 trong chùm ca bệnh liên quan đến ổ dịch nhân viên sân bay Tân Sơn Nhất không triệu chứng hoặc biểu hiện rất nhẹ. Nhiều trường hợp đã có kết quả xét nghiệm COVID-19 âm tính rất nhanh sau một thời gian ngắn được cách ly điều trị tại bệnh viện.

HCDC cho biết sẽ phối hợp với các bệnh viện điều trị và các đơn vị chuyên môn, các chuyên gia để thu thập các dữ liệu về dịch tễ, dấu hiệu lâm sàng, kết quả xét nghiệm kháng nguyên, kháng thể, giải trình tự gen... để có thể đánh giá sâu hơn về chùm ca bệnh này nếu có đầy đủ thông tin, dữ liệu khoa học.

Chiều 15-2, hẻm 245 Nguyễn Cư Trinh, quận 1, TP.HCM đã chính thức được gỡ bỏ phong tỏa. Như vậy, đến nay TP.HCM chỉ còn 20 điểm phong tỏa, từ con số 35 điểm phong tỏa ban đầu. (X. MAI)

'Ổ dịch COVID-19 ở sân bay Tân Sơn Nhất cơ bản được kiểm soát'

TTO - Đó là đánh giá của Bộ Y tế ngày 13-2 về tình hình dịch bệnh COVID-19. Đồng thời, 6 tỉnh thành nhiều ngày không ghi nhận ca mắc mới.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Xe khách chở 24 người hành hương va chạm xe tải, nhiều người nhập viện

Trên lộ trình hành hương, một xe du lịch chở 24 người đi từ TP.HCM đến Bảo Lộc đã xảy ra va chạm với xe tải, khiến nhiều người nhập viện nguy kịch.

Xe khách chở 24 người hành hương va chạm xe tải, nhiều người nhập viện

Nhân viên y tế bị hành hung: Bộ Y tế chỉ đạo lắp camera giám sát, tập huấn kỹ năng giao tiếp

Bộ Y tế vừa có văn bản gửi các cơ sở khám chữa bệnh trên cả nước về việc tăng cường đảm bảo an ninh, an toàn cho người bệnh và nhân viên y tế.

Nhân viên y tế bị hành hung: Bộ Y tế chỉ đạo lắp camera giám sát, tập huấn kỹ năng giao tiếp

Tập đoàn TH khánh thành nhà máy chế biến sữa tươi sạch công suất hàng đầu Liên bang Nga

Ngày 11-5, tại tỉnh Kaluga, Liên bang Nga, Tập đoàn TH khánh thành nhà máy chế biến sữa tươi sạch quy mô lớn hàng đầu nước Nga.

Tập đoàn TH khánh thành nhà máy chế biến sữa tươi sạch công suất hàng đầu Liên bang Nga

Đam mê cờ bạc có phải bệnh lý tâm thần?

Hành vi đánh bạc kéo dài, mất kiểm soát, bất chấp hậu quả từ tài chính đến tinh thần có thể không chỉ là thói quen hay đam mê nhất thời, mà còn là một dạng rối loạn tâm thần được y học chính thức công nhận.

Đam mê cờ bạc có phải bệnh lý tâm thần?

Chân dung nữ bác sĩ trẻ được ông Trump đề cử vị trí Tổng y sĩ Mỹ

Việc bác sĩ Casey Means, 38 tuổi, được Tổng thống Trump đề cử vị trí quyền lực nhất ngành y tế công cộng vấp phải làn sóng phản đối từ các tổ chức y tế và truyền thông Mỹ.

Chân dung nữ bác sĩ trẻ được ông Trump đề cử vị trí Tổng y sĩ Mỹ

Bệnh não mô cầu dễ lây lan, nguy cơ xuất hiện thêm ca cộng đồng, phòng bệnh thế nào?

Các chuyên gia nhận định bệnh não mô cầu có nguy cơ cao xuất hiện thêm các ca bệnh trong cộng đồng trong thời gian tới. Với tỉ lệ tử vong của bệnh có thể từ 8 - 15% và dễ lây lan, cần làm gì phòng bệnh?

Bệnh não mô cầu dễ lây lan, nguy cơ xuất hiện thêm ca cộng đồng, phòng bệnh thế nào?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar