17/06/2023 11:38 GMT+7
Trở lại chủ đề

Biến bạt lót ao tôm thành túi thời trang bền vững

Bạt lót ao tôm có tính năng chống thấm, chống ẩm và chịu lực, phù hợp làm túi xách nhưng việc tái chế nó rất cực và tốn nhiều chi phí.

Khách tham quan xem sản phẩm túi làm từ bạt lót ao tôm cũ tại sự kiện ra mắt vào ngày 15-6 ở TP.HCM - Ảnh: NGỌC ĐÔNG

Khách tham quan xem sản phẩm túi làm từ bạt lót ao tôm cũ tại sự kiện ra mắt vào ngày 15-6 ở TP.HCM - Ảnh: NGỌC ĐÔNG

Trong khi tìm kiếm giải pháp xử lý số bạt nuôi tôm thải ở ĐBSCL, Tổ chức Hợp tác quốc tế Đức (GIZ) gặp Dòng Dòng - thương hiệu ba lô, túi xách làm từ bạt nhựa cũ tái chế "made in Vietnam" - vào cuối năm ngoái và họ đã đồng hành với nhau trong một ý tưởng.

Bà Dương Thị Sách và ông Nguyễn Văn Phúc ở huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng là hai trong số các nông dân vùng ĐBSCL mà GIZ và Dòng Dòng đã tìm gặp trong năm tháng để hiểu thêm về thực trạng rác thải nhựa trong nghề nuôi tôm, từ đó nghiên cứu tìm ra giải pháp: biến rác thải nông nghiệp thành sản phẩm thời trang bền vững.

Hiện tại, mọi giai đoạn trong quy trình nuôi tôm đều sử dụng các sản phẩm từ nhựa. Bạt lót ao tôm chính là lượng rác thải lớn nhất của ngành này. Vấn đề là sự thiếu hụt về hệ thống thu gom, trong khi các trại nuôi tôm cũng không có chỗ để bạt cũ, vậy nên bạt ao tôm cũ đang bị quản lý sai cách.

Chị Franziska Sophie Kohler, đại diện GIZ, chia sẻ.

Từ bạt lót ao tôm đến túi tôm

Dù đã có kinh nghiệm tái chế bạt nhựa cũ, loại bạt lót ao tôm vẫn đặt ra cho Dòng Dòng nhiều thách thức. "Cực nhất là khâu tẩy rửa vì bạt dính sình nhiều năm, đó cũng là lý do vì sao bạt này bị thải nhiều như vậy. 

Bạt này làm từ HDPE, một trong những chất liệu nhựa dễ tái chế nhất nhưng người ta không tái chế vì việc tẩy rửa rất cực và tốn nhiều chi phí" - chị Trần Kiều Anh, nhà sáng lập Công ty Dòng Dòng, chia sẻ với Tuổi Trẻ.

Nhờ sự hỗ trợ của GIZ từ số liệu nghiên cứu đến kết nối với chính quyền địa phương và các trại nuôi tôm, Dòng Dòng tiếp cận được nguồn bạt để thu gom và lên kế hoạch tái chế.

Trong nhiều tháng, họ thiết lập quy trình thu gom bạt tôm từ Sóc Trăng về xưởng tại Sài Gòn, phân loại, làm sạch rồi may thành các sản phẩm túi đeo chéo mới với hai loại lớn, nhỏ có tên "túi tôm" và "túi tép" vừa ra mắt ngày 15-6.

Bạt lót ao tôm vốn có tính năng chống thấm, chống ẩm và chịu lực, chất liệu bạt dẻo dai nhưng cũng rất cứng cáp phù hợp để làm "khung xương" cho chiếc túi. Kế đến, túi được lót thêm một lớp mút EVA, rồi vải poly, ngoài cùng là lớp bạt mái hiên hoặc xe tải nhiều màu sắc. Túi cũng được thiết kế nhiều ngăn, có cả chống sốc cho các thiết bị điện tử và kháng được nước nếu đi mưa.

"Chúng tôi muốn khi tái chế phải làm sao để nâng giá trị vật liệu lên thật nhiều, tính toán xem làm sao biến vật liệu này thành một món hàng mà người ta muốn mua và thích mua", chị Kiều Anh nhấn mạnh.

Sản phẩm túi làm từ bạt lót ao tôm cũ ra mắt tại TP.HCM vào ngày 15-6 - Ảnh: NGỌC ĐÔNG

Sản phẩm túi làm từ bạt lót ao tôm cũ ra mắt tại TP.HCM vào ngày 15-6 - Ảnh: NGỌC ĐÔNG

Để túi "tự kể chuyện đời"

Nhà sáng lập Dòng Dòng cho biết quá trình làm sạch bạt vẫn tuân theo quy tắc của công ty từ khi mới thành lập năm 2019: sử dụng các chất tẩy rửa lành tính, ít gây hại với môi trường. 

"Lần này chỉ khác ở chỗ chúng tôi tìm được loại máy để vệ sinh rồi, không ‘còng lưng’ chà từng tấm như trước nữa", chị Kiều Anh vui vẻ nói.

Giống như các sản phẩm khác của Dòng Dòng, những chiếc túi xách làm từ bạt nuôi tôm cũ cũng có đặc trưng là hiếm có cái nào giống nhau. Bởi những vết hằn, vết xước trên mỗi mảnh bạt tái chế luôn là độc nhất vô nhị, và thương hiệu này tôn trọng sự khác biệt đó để mỗi chiếc túi có thể "kể" câu chuyện của mình.

Theo chị Kiều Anh, những chiếc "túi tôm", "túi tép" vừa ra mắt chỉ là bước khởi đầu và Dòng Dòng sẽ còn phải tiếp tục suy nghĩ xem có thể làm gì nữa với loại bạt này.

"Chúng tôi biết lượng bạt mình tái chế được vẫn không thay đổi được đáng kể cục diện tình hình. Chúng ta vẫn đang tiến thẳng tới việc nhiệt độ trung bình của Trái đất sẽ tăng thêm 1,5oC trong 10 năm tới, hay ĐBSCL sẽ chìm dưới nước vào năm 2050. 

Chúng tôi không ngây thơ về chuyện đó, nhưng điều chúng tôi muốn là hôm nay khi nhìn thấy những chiếc túi tôm, túi tép, các doanh nghiệp khác sẽ có thêm cảm hứng để làm thêm được nhiều sản phẩm bền vững khác", chị Kiều Anh phát biểu tại sự kiện ra mắt dòng túi mới.

"Chúng ta có thể cùng nhau đem tới cho người tiêu dùng những lựa chọn khác, bền vững hơn và quan trọng hơn là khiến họ có thể thấy thật ra sống xanh cũng rất vui, rất "nghệ", rất thời trang" - chị nói.

Theo GIZ, năm 2022 diện tích nuôi tôm trên cả nước đạt khoảng 737.000ha, trong đó ĐBSCL chiếm 92,4%. Mỗi năm, 1ha ao tôm cần từ 1,7 - 2,6 tấn bạt lót ao.

Sau một thời gian sử dụng, số bạt này cần được thay mới. Bạt cũ thải ra hoặc vào vựa phế liệu hay đốt bỏ hoặc đôi khi được tái sử dụng để lót ao cá, che chuồng gà, phơi lúa... với dòng đời ngắn, ít giá trị.

Sinh viên sáng tạo công nghệ lọc nước sạch cho ao nuôi tôm

Công nghệ của nhóm sinh viên có thể giúp giảm thiểu việc lạm dụng hóa chất dùng để làm sạch các ao nuôi tôm.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Loài vật sinh tồn qua 30 triệu năm nhờ 'bí quyết' khó tin

Ngủ tới 15-20 giờ mỗi ngày, sống chậm và lặng lẽ, loài lười tưởng chừng mong manh lại đang là minh chứng sống cho một chiến lược sinh tồn hiệu quả bậc nhất trong tự nhiên.

Loài vật sinh tồn qua 30 triệu năm nhờ 'bí quyết' khó tin

Vàng và kim loại quý đang rò rỉ từ lõi Trái đất?

Một nghiên cứu mới vừa công bố trên tạp chí khoa học Nature gây bất ngờ: vật chất từ lõi Trái đất, bao gồm vàng và nhiều kim loại quý, có thể đang rò rỉ lên bề mặt thông qua các vụ phun trào núi lửa.

Vàng và kim loại quý đang rò rỉ từ lõi Trái đất?

Răng người tiến hóa từ xương ngoài của một loài cá cổ đại?

Nghiên cứu mới phát hiện răng người có thể đã tiến hóa từ các mô cảm giác của một loài 'cá cổ đại' sống cách đây 465 triệu năm.

Răng người tiến hóa từ xương ngoài của một loài cá cổ đại?

Động đất mạnh 3,5 độ ở Điện Biên diễn biến và gây thiệt hại thế nào?

Gần trưa nay, tại khu vực huyện Mường Chà (tỉnh Điện Biên) xảy ra một trận động đất mạnh 3,5 độ (độ lớn M). Hiện Viện Các khoa học Trái đất đang theo dõi trận động đất này.

Động đất mạnh 3,5 độ ở Điện Biên diễn biến và gây thiệt hại thế nào?

Hai trận động đất trong sáng nay ở Phước Sơn và Mường Chà

Trận động đất có độ lớn 3,0 xảy ra ở huyện miền núi Phước Sơn, Quảng Nam và một trận khác 3,5 độ ở huyện Mường Chà, Điện Biên vào sáng nay 23-5.

Hai trận động đất trong sáng nay ở Phước Sơn và Mường Chà

Kính áp tròng 'siêu thị lực' giúp người đeo nhìn thấy ánh sáng hồng ngoại

Các nhà khoa học Trung Quốc đã tạo ra kính áp tròng 'siêu thị lực' cho phép nhìn thấy ánh sáng hồng ngoại, đồng thời mở ra giải pháp cho người bị mù màu.

Kính áp tròng 'siêu thị lực' giúp người đeo nhìn thấy ánh sáng hồng ngoại
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar