29/03/2024 09:37 GMT+7
Trở lại chủ đề

Biếm họa trên báo chí Sài Gòn trước 1975

Năm 2018, nhà báo Phạm Công Luận xuất bản tác phẩm Sài Gòn phong vị báo xuân xưa. Đây có thể xem là tác phẩm mở ra một lối mới trên con đường biên khảo của nhà báo Phạm Công Luận.

NXB Thế Giới và  Phương Nam Book phát hành

NXB Thế Giới và Phương Nam Book phát hành

Cuốn sách Biếm họa trên báo chí Sài Gòn trước 1975 là thành quả mới nhất trong công cuộc lần giở "cảo thơm" của ngày xưa để phục dựng một không khí, một thời đại tuy đã lùi xa nhưng vẫn để lại ảnh hưởng bàng bạc lên cuộc sống hôm nay.

Với 30 bài viết cùng 4.000 tranh ảnh minh họa, Biếm họa trên báo chí Sài Gòn trước 1975 thể hiện mong muốn của nhà làm sách, để cho độc giả hôm nay có một hình dung theo cách tiệm cận nhất vẻ đẹp của những trang báo xưa.

Tác giả Phạm Công Luận là người gắn bó với thành phố phương Nam này.

Trang viết của ông khởi đi từ những kỷ niệm và ông nâng niu các trang báo, các tư liệu ngày xưa như nâng niu thơ ấu của mình.

Ông nhớ là thời từng mê hai nhân vật đáng yêu Tí Xíu và Tí Ti của hai họa sĩ Vương Nghiêm và Nguyễn Tài trên báo Thiếu Nhi.

Ông nhớ những tối ba mình cùng bạn ngồi đàm đạo chuyện thế thời, nhắc đến các họa sĩ vẽ tranh châm biếm.

Vượt qua tính trào phúng về các vấn đề đương thời buổi xưa, biếm họa báo chí đã trở thành một món ăn tinh thần và là kỷ niệm của nhiều người đã quen mở, khép một ngày bằng việc lật giở tờ báo giấy.

Độc giả cao niên có thể tìm gặp lại những "Bé Ngôn - Bé Luận", "Anh Tám Sạc-ne", "Anh Năm Trật Búa"… những nhân vật biếm họa quen thuộc trên báo chí Sài Gòn trước 1975.

Những nhân vật hư cấu dưới nét cọ tài hoa của họa sĩ đã một thời bầu bạn tâm tình cùng vui buồn của thời đại.

Và độc giả hôm nay cũng có thể tìm ở nhân vật này, đâu đó chân dung của tháng ngày qua, biết thêm về hình thức biếm họa báo chí.

Một hình thức có lịch sử lâu dài và tồn tại trên mặt báo đến tận ngày nay.

Biếm họa trên báo chí Sài Gòn trước 1975 đưa độc giả về một thời sôi động của biếm họa trên báo chí.

Đó cũng là cách mà tác giả Phạm Công Luận tri ân những họa sĩ vẽ biếm họa thuở trước như Đức Khánh, Văn Hiếu, Diệp Đình, Bình Thành, Hưng Hội, Cẩm Đường, Tám Bờm... Những người mà có lẽ ngày nay ít người biết đến.

Nhưng từng có thời, bằng tài năng của mình, họ đã góp phần hình thành nên diện mạo sinh động của biếm họa trên báo chí.

Phạm Công Luận: Tôi viết để sau này con tôi đọc về Sài Gòn

TTO - Nhiều bạn đọc tại Đường sách TPHCM đã đến tham dự buổi giao lưu gặp gỡ tác giả Phạm Công Luận nhân dịp ra mắt tập 3 bộ sách Sài Gòn - chuyện đời của phố.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Comic Land Productions, khởi lên giấc mơ truyện tranh Việt Nam

17 năm làm nghiên cứu thị trường, chị Lương Thúy Phương khát khao xây dựng một nơi khởi lên cho những giấc mơ về truyện tranh Việt Nam, đó là Comic Land Productions.

Comic Land Productions, khởi lên giấc mơ truyện tranh Việt Nam

Giáo sư Trần Văn Thọ gặp gỡ độc giả ba miền với Hồi ức đến tương lai

Sách 'Hồi ức đến tương lai' của giáo sư Trần Văn Thọ tập hợp những bài báo chính luận, ghi chép và tùy bút đầy trăn trở, giàu cảm xúc của ông, một trong những trí thức Việt Nam tiêu biểu tại Nhật Bản.

Giáo sư Trần Văn Thọ gặp gỡ độc giả ba miền với Hồi ức đến tương lai

Văn nghệ sĩ TP.HCM hành trình Theo dấu chân cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975

'Theo dấu chân cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975' là chủ đề hành trình về nguồn dành cho văn nghệ sĩ TP.HCM năm 2025.

Văn nghệ sĩ TP.HCM hành trình Theo dấu chân cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975

Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa nhận giải Văn hóa châu Á Fukuoka

Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa của Việt Nam được trao giải Văn hóa châu Á Fukuoka năm 2025, hạng mục Nghệ thuật văn hóa.

Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa nhận giải Văn hóa châu Á Fukuoka

Nơi kết thúc bắt đầu: Chọn quên hết hay nhớ thật nhiều?

Những hoàn cảnh trong vở Nơi kết thúc bắt đầu đều có một lý do để bước vào Cõi lưu luyến. Họ tạm dừng chân ở đây.

Nơi kết thúc bắt đầu: Chọn quên hết hay nhớ thật nhiều?

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt, trải dài từ thế kỷ XI đến thế kỷ XVIII, là không gian vật chất quan trọng và mang giá trị về tâm linh và triết lý sâu sắc.

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar