15/01/2020 23:55 GMT+7

Dạo phố Sài Gòn qua tranh và ký họa của Phạm Công Tâm

LAM ĐIỀN
LAM ĐIỀN

TTO - Qua nét cọ của một họa sĩ quê Phú Nhuận - Sài Gòn vốn từ lâu nặng lòng với mảnh đất này, bạn đọc có dịp làm một cuộc tham quan Sài Gòn - Chợ Lớn.

Dạo phố Sài Gòn qua tranh và ký họa của Phạm Công Tâm - Ảnh 1.

Ảnh: L.ĐIỀN

Họa sĩ Phạm Công Tâm tự nhận: Ở tuổi sáu mươi, "tôi có mong muốn vẽ tranh về nơi mình đang sống, khi cảm xúc đến càng lúc càng nhiều hơn".

Và thành quả trong ba năm thực hiện mong muốn ấy nay đã hiện diện trên kệ sách dành cho bạn đọc nhân dịp xuân về: tập sách gồm tranh màu nước và ký họa mang tên Cảnh sắc phố thị Sài Gòn - Chợ Lớn (Phương Nam và NXB Thế Giới).

Vẽ, cũng là một cách để nhìn lại quê hương. 

Tập sách gồm hai phần: Sài Gòn và một chút Gia Định, Chợ Lớn. Ở mỗi phần nội dung, tác giả thể hiện các công trình điểm nhấn của Sài Gòn qua góc nhìn tối ưu toát lên được thần thái của mảng đô thị. 

Dạo phố Sài Gòn qua tranh và ký họa của Phạm Công Tâm - Ảnh 2.

Chợ Bến Thành hôm nay với dòng người đội mũ bảo hiểm

Đó là trung tâm Sài Gòn hôm nay với đường Đồng Khởi, phố đi bộ Nguyễn Huệ; có cả đường sách Nguyễn Văn Bình như một biểu tượng văn hóa mới của Sài Gòn. Chợ Bến Thành hôm nay với dòng người đội mũ bảo hiểm, tòa tháp Landmark 81... là những nét mới của Sài Gòn mà tác giả có ý đưa vào trang sách như lưu dấu một thời kỳ đáng kể.

Dạo phố Sài Gòn qua tranh và ký họa của Phạm Công Tâm - Ảnh 3.

Trụ sở UBND TP.HCM hiện nay

Chợ Lớn với những mảng màu xưa cũ, nhưng nét hối hả của các ngả đường như vẫn còn nối tiếp từ một thuở vàng son kéo dài đến hôm nay: Chợ Bình Tây hàng hóa chất chồng, bến Bình Đông xuồng ghe nhiều màu sắc, đường Hải Thượng Lãn Ông tấp nập...; lại có những khung hình đặc tả, như bức tranh vẽ thư họa gia Trương Lộ đang viết chữ, tiệm tranh thủy mặc trên đường Trần Hưng Đạo, nhà thờ Cha Tam, quang cảnh Tết nguyên tiêu, và những nét nổi bật của ẩm thực Chợ Lớn...

Nhưng có lẽ nội dung ấn tượng khó quên của tập sách chính là phần Kiếm sống trên đường phố Sài Gòn - Chợ Lớn. Tác giả vẽ rất sinh động hình ảnh chiếc xích lô, bác xe ôm đang đợi khách, chàng thanh niên bên xe ba gác, cô hàng rong, xe bán dừa xiêm, xe máy thồ hàng, khuân vác hàng hóa, vựa ve chai, nhóm bốc xếp...

Nhân dịp đầu năm, làm một chuyến du xuân nho nhỏ qua trang sách, lại được biết đến từng ngõ ngách của Sài Gòn như vậy, chẳng phải kỳ thú lắm sao?

Mời bạn đọc xem một số bức tranh của họa sĩ Phạm Công Tâm trong tập sách:

Dạo phố Sài Gòn qua tranh và ký họa của Phạm Công Tâm - Ảnh 4.

Một xe mì bình dân trên phố Chợ Lớn

Dạo phố Sài Gòn qua tranh và ký họa của Phạm Công Tâm - Ảnh 5.

Một góc phố Tây ở đường Phạm Ngũ Lão

Dạo phố Sài Gòn qua tranh và ký họa của Phạm Công Tâm - Ảnh 6.

Cổng tam quan độc đáo của nhà thờ Phanxicô Xaviê ở Chợ Lớn

Dạo phố Sài Gòn qua tranh và ký họa của Phạm Công Tâm - Ảnh 7.

Phố đi bộ Nguyễn Huệ hôm nay

Dạo phố Sài Gòn qua tranh và ký họa của Phạm Công Tâm - Ảnh 8.

Bên trong đình Minh Hương Gia Thạnh và hình ảnh một phụ nữ Hoa đặc trưng khu Chợ Lớn

Dạo phố Sài Gòn qua tranh và ký họa của Phạm Công Tâm - Ảnh 9.

Một bác xích lô đang đợi khách tại góc phố Chợ Lớn

Dạo phố Sài Gòn qua tranh và ký họa của Phạm Công Tâm - Ảnh 10.

Xích lô và xe ôm - hai loại hình kiếm sống của dân lao động Sài Gòn - Chợ Lớn

Dạo phố Sài Gòn qua tranh và ký họa của Phạm Công Tâm - Ảnh 11.

Một chiếc xe bán dừa xiêm - hình ảnh quen thuộc ở Sài Gòn - Chợ Lớn

Dạo phố Sài Gòn qua tranh và ký họa của Phạm Công Tâm - Ảnh 12.

Những người phụ nữ mua ve chai đứng nghỉ chân sau chợ Kim Biên

Dạo phố Sài Gòn qua tranh và ký họa của Phạm Công Tâm - Ảnh 13.

Đường Sách TP.HCM trên đường Nguyễn Văn Bình

Dạo phố Sài Gòn qua tranh và ký họa của Phạm Công Tâm - Ảnh 14.

Góc chợ Bình Tây đón tết 2016

Dạo phố Sài Gòn qua tranh và ký họa của Phạm Công Tâm - Ảnh 15.

Các loại hình kiếm sống trên đường phố Chợ Lớn: xe ba gác, hàng rong, xe thồ hàng...

​Phạm Công Luận: Tôi viết để sau này con tôi đọc về Sài Gòn

TTO - Nhiều bạn đọc tại Đường sách TP.HCM đã đến tham dự buổi giao lưu gặp gỡ tác giả Phạm Công Luận nhân dịp ra mắt tập 3 bộ sách Sài Gòn - chuyện đời của phố.

LAM ĐIỀN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Check-in đã đời cùng mèo ú Doraemon trước thềm movie 2025 ra mắt

Nhân dịp tròn 45 năm loạt phim điện ảnh Doraemon ra mắt, một sự kiện đặc biệt đang diễn ra tại trung tâm thương mại Vincom Landmark 81 (TP.HCM) từ ngày 17-5 đến 1-6, thu hút sự quan tâm của đông đảo người hâm mộ mọi lứa tuổi.

Check-in đã đời cùng mèo ú Doraemon trước thềm movie 2025 ra mắt

Hàng chục ngàn người về chùa Tam Chúc chiêm bái xá lợi Phật trong ngày đầu tiên

Ngày đầu tiên xá lợi Phật tôn trí tại chùa Tam Chúc, hàng chục ngàn người từ khắp mọi nơi đã về đây chiêm bái trong thành kính và trật tự.

Hàng chục ngàn người về chùa Tam Chúc chiêm bái xá lợi Phật trong ngày đầu tiên

100 người viết sách thì chắc chắn có đến 99 người không vì mục đích kiếm tiền

Phát biểu tại talkshow 'Cuốn sách đầu tay, hành trình ai cũng có thể bắt đầu', doanh nhân Nhan Húc Quân nói bà quyết định viết sách là nhờ sự khích lệ ban đầu của người thân, chứ không tính toán khi ra sách phải bán được bao nhiêu.

100 người viết sách thì chắc chắn có đến 99 người không vì mục đích kiếm tiền

Sài Gòn từng là 'Paris thu nhỏ' trong mắt người Pháp

Theo PGS.TS Trần Thị Mai, trong quá khứ, người phương Tây ví Sài Gòn còn lớn hơn Băng Cốc của Vương quốc Xiêm và không thua kém một số thành phố ở châu Âu. Vì vậy, họ đã từng quyết tâm xây dựng Sài Gòn thành một 'Paris thu nhỏ'.

Sài Gòn từng là 'Paris thu nhỏ' trong mắt người Pháp

Con trai Kim Tử Long đóng Lý Thường Kiệt, nối tiếp vai diễn của ông ngoại và cha

Nghệ sĩ Trinh Trinh vừa đăng trên trang cá nhân tiết mục dự thi của con trai cô, cháu Gia Khánh, thể hiện nhân vật Lý Thường Kiệt. Đây là nhân vật mà nghệ sĩ Kim Tử Long cũng mới vừa thể hiện dịp đại lễ 30-4.

Con trai Kim Tử Long đóng Lý Thường Kiệt, nối tiếp vai diễn của ông ngoại và cha

Kêu gọi tăng ni, phật tử tình nguyện trực bảo vệ xá lợi trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức

Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam TP.HCM tổ chức lễ tưởng niệm 62 năm Bồ tát Thích Quảng Đức vị pháp thiêu thân, tại Việt Nam Quốc Tự.

Kêu gọi tăng ni, phật tử tình nguyện trực bảo vệ xá lợi trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar