09/02/2018 11:45 GMT+7

Bỉ mặt Bắc Kinh, Đài Loan cho Nhật tới giúp sau động đất

BÌNH AN
BÌNH AN

TTO - Việc Đài Loan từ chối đề nghị của Bắc Kinh và cho phép Nhật Bản tới giúp sau động đất được đánh giá là dội "gáo nước lạnh" vào Bắc Kinh, khiến quan hệ hai bờ eo biển Đài Loan có thể xấu thêm.

Bỉ mặt Bắc Kinh, Đài Loan cho Nhật tới giúp sau động đất - Ảnh 1.

Lãnh đạo Đài Loan, bà Thái Anh Văn thăm hỏi một người đàn ông bị thương tích trong trận động đất tại một bệnh viện ở TP Hoa Liên - Ảnh: EPA-EFE

Theo sau những lùm xum quanh vụ hàng chục ngàn người Đài Loan đang làm việc tại Trung Quốc có nguy cơ không được về quê ăn Tết Nguyên Đán do hàng loạt chuyến bay bị hủy, nhiều tranh cãi liên quan tới quan hệ hai bờ eo biển Đài Loan mới đây đã nổi lên sau trận động đất ở thành phố Hoa Liên.

Cụ thể, một ngày sau khi Đài Loan từ chối đề nghị giúp đỡ của Bắc Kinh, một đội cứu hộ động đất Nhật Bản gồm 7 thành viên ngày 8-2 đã đến thành phố Hoa Liên để hỗ trợ sau trận động đất khiến ít nhất 10 người chết và 272 người khác bị thương ở thành phố này, nhật báo South China Morning Post của Hong Kong ngày 9-2 đưa tin.

Đội cứu hộ Nhật đã mang theo hai bộ thiết bị dò tìm mới nhất để phát hiện những người hiện còn kẹt lại dưới các đống đổ nát sau trận động đất. Thông tin từ chính quyền Đài Bắc cho biết hiện còn 7 người mất tích. Trong số này có 5 người đến từ Trung Quốc đại lục và một cặp đôi người Hong Kong mang quốc tịch Canada.

Nhật Bản là trong số những quốc gia đầu tiên đề nghị giúp đỡ sau khi trận động đất mạnh 6,4 độ Richter xảy ra bên ngoài bờ biển thành phố Hoa Liên, Đài Loan gần nữa đêm hôm 6-2.

Bỉ mặt Bắc Kinh, Đài Loan cho Nhật tới giúp sau động đất - Ảnh 2.

Đội cứu hộ Nhật sử dụng các thiết bị mới nhất để dò tìm những người còn mất tích - Ảnh: REUTERS

Hôm 7-2, Hội đồng các vụ đại lục (MAC) của Đài Loan cho biết Đài Bắc hiện có đủ nhân lực và các nguồn lực khác phục vụ hoạt động cứu hộ. Do đó, Đài Bắc không cần sự giúp đỡ từ bên ngoài.

Ông Alex Huang, người phát ngôn của bà Thái Anh Văn, cho biết quyết định của Đài Bắc không liên quan gì tới yếu tố chính trị. Ông nói rằng Đài Bắc chấp nhận đề nghị giúp đỡ của Tokyo vì Nhật hiện có các thiết bị tiên tiến giúp công tác cứu hộ hiệu quả hơn.

Giám đốc Hiệp hội quan hệ quốc tế Đài Loan, ông Philip Yang, nói rằng xét trên quan điểm nhân đạo, việc Đài Loan chấp nhận đề nghị giúp đỡ của Nhật và sử dụng các thiết bị cứu hộ của Tokyo không có gì sai. Tuy nhiên, ông cho rằng Đài Bắc đáng lẽ không nên từ chối đề nghị của Bắc Kinh.

"Đài Bắc đáng lẽ cũng nên chấp nhận đề nghị giúp đỡ của đại lục vì ít nhất 9 người gồm 4 người thiệt mạng và 5 người mất tích đến từ đại lục" - ông Yang lý giải.

Đầu ngày 8-2, lực lượng cứu hộ đã đưa thi thể của 3 du khách đại lục ra khỏi đống đổ nát tại khách sạn Beautiful Stay, nâng tổng số người Trung Quốc đại lục thiệt mạng trong trận động đất ở Hoa Liên lên 4 người. Hiện tại có ít nhất 10 người chết và 272 người bị thương do ảnh hưởng của cơn địa chấn mạnh 6,4 độ Richter.

Hoạt động cứu hộ đã bị ngắt quãng một vài lần do các cơn dư chấn mạnh xảy ra sau trận động đất. Ba cơn dư chấn mạnh dao động từ 4 - 4,8 độ Richter đã được ghi nhận vào sáng 8-2 trong khi một cơn dư chấn mạnh 5,7 độ Richter xảy ra vào tối ngày trước đó.

Bỉ mặt Bắc Kinh, Đài Loan cho Nhật tới giúp sau động đất - Ảnh 3.

Đội cứu hộ Nhật sử dụng các thiết bị mới nhất để dò tìm những người còn mất tích - Ảnh: AFP

Giới quan sát đánh giá việc Đài Bắc cho phép đội cứu hộ Nhật đến giúp đỡ và khước từ đề nghị của Bắc Kinh là điều dễ hiểu trong bối cảnh quan hệ hai bờ eo biển Đài Loan đang rất xấu.

Quan hệ hai bên không mấy tiến triển sau khi bà Thái Anh Văn lên lãnh đạo Đài Loan vào năm 2016 và tuyên bố từ chối chấp nhận chính sách "Một Trung Quốc". Bắc Kinh sau đó đã dừng các trao đổi cũng như đối thoại với Đài Bắc.

Quan hệ giữa hai bên càng xấu thêm khi tháng trước Bắc Kinh mở các đường bay mới gần với hai nhóm đảo do Đài Loan kiểm soát mà không có sự đồng ý của lãnh đạo hòn đảo này. Các đường bay này nằm sát vùng không phận thường được các máy bay dân sự và quân sự Đài Loan dùng.

Hai hãng hàng không Trung Quốc là China Eastern Airlines và Xiamen Airlines mới đây thông báo rằng họ đã phải hủy 176 chuyến bay phục vụ Tết Nguyên Đán do chưa nhận được sự chấp thuận của Đài Loan.

Cục hàng không dân dụng Đài Loan cho biết họ từ chối cấp phép cho hai hãng hàng không trên do gần đây hai hãng này liên tục sử dụng những tuyến đường bay mới nhạy cảm mà không có sự cho phép.

Việc vô số chuyến bay bị hủy có thể ảnh hưởng đến những người Đài Loan đang làm việc ở Trung Quốc đại lục muốn về quê ăn Tết âm lịch. Tuy nhiên, Đài Bắc cho biết Đài Loan sẽ sẵn sàng sử dụng máy bay vận tải quân sự để đưa họ trở về hòn đảo này trong dịp Tết Nguyên Đán.

BÌNH AN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thái Lan nói tình hình biên giới với Campuchia đang hạ nhiệt, ông Hun Sen lên tiếng

Quan chức Thái Lan cho biết tình hình biên giới với Campuchia đang bắt đầu lắng dịu và hy vọng Phnom Penh sẽ rút quân khỏi biên giới, quay lại đàm phán.

Thái Lan nói tình hình biên giới với Campuchia đang hạ nhiệt, ông Hun Sen lên tiếng

Hơn 1.000 trận động đất 'tấn công' hòn đảo Nhật Bản, có chuyện gì?

Chỉ trong chưa đầy hai tuần, đảo Akuseki thuộc chuỗi đảo Tokara của Nhật Bản đã hứng chịu hơn 1.000 trận động đất, trong đó có những trận mạnh 5,5 độ.

Hơn 1.000 trận động đất 'tấn công' hòn đảo Nhật Bản, có chuyện gì?

Nghị sĩ Dân chủ phát biểu hơn 5 giờ để hoãn luật chi tiêu của ông Trump

Lãnh đạo Đảng Dân chủ tại Hạ viện phát biểu nhiều giờ liên tục để trì hoãn việc bỏ phiếu dự luật chi tiêu mà ông Trump đã đặt ra hạn chót là trước ngày 4-7.

Nghị sĩ Dân chủ phát biểu hơn 5 giờ để hoãn luật chi tiêu của ông Trump

Indonesia tạm dừng tìm người mất tích trong vụ chìm phà ở Bali

Nỗ lực cứu hộ trong ngày gặp nhiều khó khăn và đã phải tạm dừng dù vẫn còn 30 người mất tích sau vụ chìm phà gần hòn đảo nghỉ dưỡng Bali của Indonesia.

Indonesia tạm dừng tìm người mất tích trong vụ chìm phà ở Bali

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự thượng đỉnh BRICS tại Brazil từ ngày 4-7

Đây là hội nghị thượng đỉnh BRICS mở rộng đầu tiên Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự sau khi Việt Nam trở thành nước đối tác thứ 10 của nhóm.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự thượng đỉnh BRICS tại Brazil từ ngày 4-7

Reuters: Phó tư lệnh Hải quân Nga tử trận tại Kursk

Theo Reuters, ngày 3-7, Phó tư lệnh Hải quân Nga Mikhail Gudkov đã thiệt mạng trong một cuộc tấn công của Ukraine ở vùng Kursk, đánh dấu một trong những tổn thất lớn của quân đội Nga.

Reuters: Phó tư lệnh Hải quân Nga tử trận tại Kursk
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar