11/05/2024 12:46 GMT+7

Bi hài ở trọ ghép thời khó

Tình hình khó khăn, nhiều người lao động tại TP.HCM chọn ở trọ ghép để giảm gánh nặng tiền phòng. Tuy nhiên, khi những người xa lạ về cùng một nhà thì không ít chuyện bi hài đã xảy ra.

Ở ghép bền vững cần có thỏa thuận rõ ràng ngay từ đầu và biết thấu hiểu, nhường nhịn nhau

Ở ghép bền vững cần có thỏa thuận rõ ràng ngay từ đầu và biết thấu hiểu, nhường nhịn nhau

Trên những trang bất động sản hay hội nhóm thông tin phòng trọ tại TP.HCM, nhiều bài đăng share tiền phòng, tìm người ở ghép. Đa số là những phòng trọ có diện tích tương đối hoặc căn hộ với giá chia đôi, chia ba tầm 1,5 - 2,5 triệu đồng mỗi người một tháng.

Giảm gánh nặng tiền trọ

Anh Trần Ngọc Thanh (29 tuổi, nhân viên thiết kế, quận Gò Vấp, TP.HCM) khoe vừa tìm được một bạn nam ở ghép. Bước đầu chung sống, hai người khá thoải mái và hợp gu. 

Anh Thanh chia sẻ: "Vì công việc và thói quen hay thức khuya nên 3-4 năm nay tôi chỉ sống một mình, phí phòng trọ tầm 3 - 3,5 triệu đồng tôi vẫn kham được. Nhưng cuối năm rồi chủ nhà báo tăng giá phòng lên 4 triệu đồng, chưa kể tiền điện nước. Cuối cùng, tôi phải tìm người ở ghép, tiết kiệm đồng nào hay đồng đó".

Kinh tế vẫn đang khó khăn, thu nhập vẫn eo hẹp là lý do khiến người lao động phải cân đối kỹ lưỡng các khoản chi phí sống. Chị Phạm Ngọc Minh (26 tuổi, nhân viên kế toán, quận 10, TP.HCM) cho biết: "Lúc trước, thu nhập ổn định tầm 13 - 14 triệu đồng, tôi sẵn sàng chi 3,5 - 4 triệu đồng mỗi tháng để có nơi sống riêng tư và chất lượng. 

Tuy nhiên đầu năm nay, công ty tôi khuyến khích người lao động đồng hành trong giai đoạn khó khăn, nói thẳng ra là trích giữ lại 20% lương nhân viên. Nên thu nhập tôi giảm đi, phải đăng tin tìm người ở ghép để nhẹ gánh hơn".

Mặt khác, thời tiết nắng nóng kéo dài tại TP.HCM khiến nhiều người không chịu nổi không gian trọ chật hẹp, bí bách. Họ muốn nâng cấp nơi sống rộng, thoáng đãng hơn một chút thì ở ghép để chia tiền trọ cũng là một ý hay. 

"Công việc tôi làm từ xa ở nhà, mà nắng nóng kinh khủng quá, ngồi ở nhà cũ làm việc vào buổi trưa mà không máy lạnh thì thật sự là chịu chết", anh Trần Duy Minh (27 tuổi, nhân viên lập trình, quận Phú Nhuận) chia sẻ.

Anh Minh so sánh phòng cũ mỗi tháng anh tốn tầm 2,5 - 2,6 triệu đồng nhưng không có máy lạnh. Nhưng tầm chi phí đó khi ở ghép tại phòng mới thì được sử dụng máy lạnh thoải mái, không gian làm việc mát mẻ, rộng rãi hơn.

"Môi trường sống được cải thiện mà chi phí trọ của mình không bị đội lên. Vậy là được rồi", anh Minh cho biết thêm phòng lớn hơn và có máy lạnh bây giờ là 5 triệu đồng chia đôi cho hai người.

Nhu cầu ở ghép để giảm tiền phòng trọ và được tiện nghi hơn hiện nay khá nhiều - Ảnh: TIẾN QUỐC

Nhu cầu ở ghép để giảm tiền phòng trọ và được tiện nghi hơn hiện nay khá nhiều - Ảnh: TIẾN QUỐC

Giảm riêng tư cũng được, chỉ mong đừng stress

Quyết định ở ghép là đã chấp nhận san sẻ không gian riêng tư, các thói quen sinh hoạt của mình để hòa hợp cùng nhau. Dẫu vậy, nhiều chuyện khóc cười là không tránh khỏi khi những mảnh ghép xa lạ bỗng "va" vào nhau, sống chung một nhà.

Đón chúng tôi từ cổng nhà trọ, anh Nguyễn Huy (24 tuổi, quận Bình Thạnh) cho biết: "Phòng tôi ở tầng 2, phía trên còn 3 tầng nữa nên ban ngày mát mẻ, phòng có máy lạnh, kệ bếp và bàn ghế. Tôi cần một người ở ghép, chi phí chia đôi tầm 1,9 - 2 triệu đồng mỗi người một tháng".

Anh Huy chia sẻ lý do cần tìm người ở ghép gấp trong tháng này vì người bạn đang ở cùng anh bỗng dưng... mất tích, để lại trọn vẹn chi phí phòng trọ, điện nước và Internet đâu đó gần 5 triệu đồng cho một mình anh gánh khiến anh vô cùng stress.

"Sống cùng người lạ thì không tránh khỏi rủi ro ngoài ý muốn. Ở ghép bị giảm riêng tư một chút cũng được nhưng mong đừng tăng stress như vừa rồi là được, vì áp lực kiếm tiền giờ đã quá nặng nề rồi", anh Huy tâm sự.

Trong khi đó, chị Nguyễn Xuân Hoa (29 tuổi, quận 11) bộc bạch: "Ở ghép thì vui có, buồn có. Ban đầu có thể chưa quen, nhưng dần mình sẽ học cách ứng xử và sinh hoạt trong một tập thể dù nhỏ, từ đó điều chỉnh tính cách và hành vi của mình theo hướng tích cực hơn!".

Dẫu vậy, chị Hoa công nhận, để tìm được bạn cùng phòng "ổn áp" không dễ. "Trước kia tôi ở ghép với chị thường xuyên đưa người yêu về ngủ lại qua đêm, tôi góp ý nhiều lần nhưng vẫn vậy. Bất tiện quá nên tôi gấp rút tìm chỗ khác".

Ngoài ra còn có nhiều trải nghiệm không vui vẻ khi ở ghép, như tại căn trọ trên đường Nguyễn Hữu Cảnh (quận Bình Thạnh), chị Lê Mỹ Tiên, 25 tuổi, bức xúc kể: "Hôm tôi lên xem phòng thì thấy có người lạ ở cùng cô chủ ghép, cô này nói đó là người thân của cô ấy chỉ qua chơi một chút rồi về. Cô nói vậy nên tôi mới đặt cọc tiền. 

Đến hôm tôi chuyển đồ vào thì vẫn thấy người thân cô ở đó. Cô này lại nói người thân chỉ ghé ngủ nhờ, đảm bảo hôm tôi ở hẳn sẽ không còn. Nhưng đến đêm tôi chuyển hẳn vào phòng để ngủ thì người này vẫn đang ở cùng, thậm chí còn thêm một chú đang nằm ngủ ngay chỗ tôi để đồ. Sau một hồi đôi co, tôi đành bỏ cọc và chuyển đồ đi ngay trong đêm".

Ngoài những cảnh cười mếu này, thực tế ở ghép để share tiền phòng còn xảy ra nhiều trường hợp oái oăm, gay gắt hơn nếu không hòa hợp tính cách hoặc mâu thuẫn với nhau về tiền bạc hoặc đơn giản chỉ là không rõ ràng các thỏa thuận với nhau ngay từ đầu.

Dễ "tan tành" nếu không kiên nhẫn và thấu hiểu

Không thể phủ nhận nhờ có xu hướng ở ghép mà tỉ lệ lấp đầy các phòng trọ phân khúc tầm trung tại TP.HCM ngày càng cao. Kéo theo đó, nhiều khu trọ trang bị thêm các giường tầng hoặc nội thất khác để hút khách có nhu cầu ở ghép.

Tuy nhiên, thực tế cũng có những chủ phòng trọ đứng ngoài xu hướng này. Chị Lê Trọng Thảo My (31 tuổi), chủ dãy nhà trọ tại quận 8, chia sẻ: "Có thời gian tôi cho các bạn sinh viên, người đi làm trẻ thuê phòng, họ cũng ghép với nhau nhưng được thời gian ngắn là đường ai nấy đi. Nguyên nhân thì nhiều lắm, chủ yếu là không hòa hợp được về lối sống và sinh hoạt hằng ngày.

Quan trọng là khi các bạn ấy dọn đi, tôi lại phải cất công rao tìm khách thuê mới. Thấy vậy nên bây giờ tôi ưu tiên cho gia đình thuê, như vậy sẽ ổn định và cũng ít mâu thuẫn, ồn ào hơn!".

Đồng quan điểm, chị Lê Mai Chi (32 tuổi), chủ nhà trọ ở Gò Vấp, sau vài lần phải căng thẳng giải quyết xung đột giữa các khách thuê là những người xa lạ ở ghép, thì gần đây chị ưu tiên giao phòng cho những nhóm bạn thân hoặc gia đình có nhu cầu ở trọ ổn định, lâu dài.

"Nói về ở ghép, tôi thấy hiếm trường hợp gắn bó lâu dài. Những người xa lạ, khác nhau tính cách, nghề nghiệp và thói quen sinh hoạt thì rất khó để chung sống. Nếu không biết kiên nhẫn, thấu hiểu, nhường nhịn nhau thì rất sớm tan tành!", chị Chi nói.

Chuyện Sài Gòn: Tìm người ở ghép còn khó hơn tìm người yêu

Thành phố ngày càng đông đúc, người người đổ về học hành, làm ăn khiến giá thuê trọ đắt đỏ. Ở trọ một mình khó cáng đáng nổi tiền phòng, tốt nhất ta nên tìm người ở ghép.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 7: Bình Trị Thiên sau thời khói lửa

Trong các tỉnh lớn được hợp nhất từ các tỉnh nhỏ sau năm 1975 ở nước ta thì tỉnh Bình Trị Thiên là một hiện tượng có nhiều điểm khác biệt so với các địa phương...

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 7: Bình Trị Thiên sau thời khói lửa

Ký ức những lần tách nhập tỉnh - Kỳ 6: Quảng Nam, Đà Nẵng về lại một nhà sau 28 năm

Trong nhiều tỉnh thành cả nước, Đà Nẵng và Quảng Nam có mối lương duyên đặc biệt khi nhiều lần chia tách, tái hợp.

Ký ức những lần tách nhập tỉnh - Kỳ 6: Quảng Nam, Đà Nẵng về lại một nhà sau 28 năm

Lời cảm ơn từ trái tim của người thương binh Nghệ An

'Cảm ơn nghĩa tình, sự tận tụy của báo Tuổi Trẻ, bố tôi và gia đình cảm nhận được tình người ấm áp giữa thành phố đông đúc, xa lạ'.

Lời cảm ơn từ trái tim của người thương binh Nghệ An

'Ai bánh mì nóng giòn đây' ở Himalayas

'Thành công rồi!' - chị Võ Thị Kim Cương reo lên khi mẻ bánh mì làm tại Nepal được nướng thành công sau hàng chục lần thất bại trước đó. Lần đầu tiên bánh mì chuẩn Việt Nam đặc ruột thơm ngon xuất hiện tại xứ sở dãy Himalayas hùng vĩ.

'Ai bánh mì nóng giòn đây' ở Himalayas

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 5: Phú là giàu có, Khánh là mừng vui

Cái tên sao khéo đậm đà - Phú là giàu có, Khánh là mừng vui, hai câu thơ của nhà thơ Sóng Hồng - Trường Chinh khi ông là chủ tịch Hội đồng Nhà nước về thăm Phú Khánh, đã nhắc nhớ cho nhiều người về vẻ giàu đẹp một thời của tỉnh này.

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 5: Phú là giàu có, Khánh là mừng vui

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 4: 'Miền đất hứa' giữa hai bờ Cửu Long

Tỉnh Cửu Long rộng lớn nằm giữa sông Tiền và sông Hậu một thời được những người tâm huyết với vùng đất gọi là 'miền đất hứa'.

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 4: 'Miền đất hứa' giữa hai bờ Cửu Long
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar