21/10/2017 15:34 GMT+7

Bí ẩn những 'cánh cổng' ngàn năm giữa sa mạc

TRỌNG NHÂN
TRỌNG NHÂN

TTO - Có niên đại hàng ngàn năm, hàng trăm công trình bằng đá bí ẩn ở vùng sa mạc Saudi Arabia đang là "thách đố" với các nhà khảo cổ.

Bí ẩn những cánh cổng ngàn năm giữa sa mạc - Ảnh 1.

Những công trình bằng đá trông như các cánh cổng được chụp qua vệ tinh - Ảnh: Google Earth

Nhiều năm nay, họ miệt mài nghiên cứu để giải mã vì sao chúng có mặt và ai là người tạo ra chúng? 

Theo The New York Times, trong nhiều năm qua, thông qua ảnh vệ tinh từ Google Earth, các nhà khảo cổ học chuyên nghiệp lẫn nghiệp dư đã phát hiện nhiều công sự bí ẩn ở Kazakhstan, những tàn tích của đế chế La Mã, pháo đài bị lãng quên ở Afghanistan... và mới đây là những bãi đá cổ ở Saudi Arabia.

Tổng cộng họ đã phát hiện gần 400 công trình bằng đá chưa từng được ghi nhận trước đây. Họ ví chúng là những "cánh cổng" ở giữa sa mạc.

Những "cánh cổng" bí ẩn

 Những "cánh cổng" ngàn năm giữa sa mạc đang là "thách đố" với các nhà khảo cổ - Clip: YouTube

"Chúng ta thường nghĩ Saudi Arabia không có gì ngoài sa mạc, nhưng trên thực tế nơi đây lại chứa đựng nhiều báu vật khảo cổ cần được tìm hiểu và vẽ lại bản đồ", tiến sĩ David Kennedy - nhà khảo cổ ở trường Đại học Western Australia (Úc) cho biết trên tạp chí Arabian Archaeology and Epigraphy.

"Bạn có thể không thấy những tảng đá này có gì đặc biệt nếu đứng từ mặt đất, nhưng nếu từ trên cao khoảng vài chục mét hoặc nhìn các bức ảnh được chụp từ vệ tinh, bạn sẽ thấy thật tuyệt vời", tiến sĩ Kennedy thêm.

Tiến sĩ Kennedy nói ông bất ngờ vì cấu trúc những cổng đá này khác biệt với những gì mà ông từng thấy trước đây. Ông gọi chúng là những "cánh cổng" bởi khi nhìn theo chiều ngang chúng trông giống như một hàng rào rất đơn giản với 2 hàng cột dày thẳng đứng được nối với nhau bằng một hoặc nhiều thanh ngang.

Dù chưa biết chúng được dùng để làm gì, tiến sĩ Kennedy cho rằng đây không phải là nơi dùng để chôn cất người chết, cũng không giống nơi cư trú.

Bí ẩn những cánh cổng ngàn năm giữa sa mạc - Ảnh 4.

Đến nay các nhà nghiên cứu vẫn chưa thể kết luận ý nghĩa của những công trình này - Ảnh: Grant Scroggie

Những hứa hẹn từ ảnh vệ tinh

Theo các nhà khoa học, những cánh cổng đặc biệt này được xây dựng cách đây tối thiểu 2.000 năm, và có thể lên đến 9.000 năm theo suy đoán của tiến sĩ Kennedy. Chúng có hình dáng như những cánh diều với dây diều và một chiếc đuôi dài đang vẫy gió.

Các nhà khảo cổ cho rằng các bộ tộc du mục đã dùng những "con diều" này để săn bắt. Cụ thể, 2 bức tường dài trong công trình này sẽ dẫn dụ động vật vào bên trong, nơi chúng sẽ bị giết thịt.

Những người xây dựng chúng được cho là tổ tiên của tộc người Bedouin sống ở Saudi Arabia ngày nay.

Trong gần một thập kỷ, tiến sĩ Kennedy đã thống kê cẩn thận gần 400 "cánh cổng" bí ẩn ở vùng sa mạc Saudi Arabia. Cánh cổng dài nhất là khoảng 490m, trong khi hầu hết chỉ dài từ 49-150m. Ngoài ra, độ dày của hàng cột có thể lên đến 9m.

Bí ẩn những cánh cổng ngàn năm giữa sa mạc - Ảnh 5.

Bề mặt của cổng số 31 - Ảnh: Grant Scroggie

"Nhiều thông tin chắc chắn sẽ được tìm thấy nếu ngày càng có nhiều người tham gia vào việc nghiên cứu vùng đất này thông qua ảnh vệ tinh", tiến sĩ Kennedy nói.

Stephan Kempe, một giáo sư trường Đại học Kỹ thuật Darmstadt (Đức) cho biết những cánh cổng trên thật thú vị, và nghiên cứu này đang mô tả những cấu trúc chưa được chú ý ở vùng đất dung nham của Saudi Arabia.

Dẫu vậy, biến đổi khí hậu và hệ sinh thái ở Saudi Arabia ngày nay khác xa so với hàng ngàn năm trước khiến việc tìm hiểu về các công trình này gặp khá nhiều khó khăn.

TRỌNG NHÂN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Phát hiện: Một loại thực phẩm quen thuộc là nguyên nhân gây ra ác mộng

Một nghiên cứu mới được công bố tiết lộ mối liên hệ giữa việc tiêu thụ một loại thực phẩm quen thuộc với mọi độ tuổi và nguy cơ gặp ác mộng cao hơn khi ngủ.

Phát hiện: Một loại thực phẩm quen thuộc là nguyên nhân gây ra ác mộng

Bất ngờ bí quyết nuôi con của tinh tinh: Nhập 'hội chị em'

Một nghiên cứu mới của Đại học Duke hé lộ bí quyết nuôi con của tinh tinh: Càng có nhiều bạn bè thân thiết, chúng càng nuôi con thành công, ngay cả khi không có họ hàng gần bên cạnh.

Bất ngờ bí quyết nuôi con của tinh tinh: Nhập 'hội chị em'

Hơn 1.000 trận động đất 'tấn công' hòn đảo Nhật Bản, có chuyện gì?

Chỉ trong chưa đầy hai tuần, đảo Akuseki thuộc chuỗi đảo Tokara của Nhật Bản đã hứng chịu hơn 1.000 trận động đất, trong đó có những trận mạnh 5,5 độ.

Hơn 1.000 trận động đất 'tấn công' hòn đảo Nhật Bản, có chuyện gì?

NASA phát hiện 'vị khách lạ' lao nhanh qua Hệ Mặt trời

Một vật thể liên sao đang di chuyển nhanh qua Hệ Mặt trời của chúng ta và mới chỉ là vật thể liên sao thứ ba được phát hiện cho đến nay.

NASA phát hiện 'vị khách lạ' lao nhanh qua Hệ Mặt trời

Clip khoảnh khắc sét đánh trúng nóc nhà dân ở Hà Nội sáng nay

Trong cơn mưa dông sáng 3-7, tại Hà Nội sấm sét đánh liên hồi, trong đó có cú sét đánh xuống nhà dân ở khu vực Cổ Linh, Hà Nội.

Clip khoảnh khắc sét đánh trúng nóc nhà dân ở Hà Nội sáng nay

Bất ngờ cá voi sát thủ cũng biết 'hôn kiểu Pháp'

Một cặp cá voi sát thủ tình cờ được phát hiện đang 'hôn kiểu Pháp' khi cắn lưỡi của nhau tại vịnh hẹp Kvænangen ở Na Uy.

Bất ngờ cá voi sát thủ cũng biết 'hôn kiểu Pháp'
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar