28/11/2023 09:47 GMT+7
Trở lại chủ đề

Bí ẩn kiến trúc điện Kính Thiên đã được giải mã?

Giống như tất cả cung điện trong Hoàng cung Thăng Long xưa đã không còn tồn tại trên mặt đất, điện Kính Thiên có hình dáng, quy mô ra sao lâu nay vẫn là điều bí ẩn. Nhưng Viện Nghiên cứu kinh thành vừa công bố giải mã được kiến trúc điện Kính Thiên.

Phục dựng 3D hình thái kiến trúc điện Kính Thiên của Viện Nghiên cứu kinh thành - Ảnh: Bùi Minh Trí

Phục dựng 3D hình thái kiến trúc điện Kính Thiên của Viện Nghiên cứu kinh thành - Ảnh: Bùi Minh Trí

Đây là kết quả nghiên cứu trong ba năm từ 2020 đến 2023 của Viện Nghiên cứu kinh thành (thuộc Viện hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam), sẽ được công bố rộng rãi tới công chúng trong trưng bày Giải mã bí ẩn kiến trúc điện Kính Thiên tại Bảo tàng Hà Nội từ ngày 29-11.

Theo Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh thành Bùi Minh Trí, đây là một chương trình nghiên cứu nghiêm túc, khoa học, dựa trên phân tích các nguồn tư liệu khảo cổ học đào được tại di tích, kết hợp với tư liệu sử học, tư liệu kiến trúc truyền thống ở miền Bắc Việt Nam và kết quả nghiên cứu so sánh với kiến trúc cung điện cổ ở các nước Đông Á.

Viện còn hợp tác nghiên cứu và trao đổi học thuật với các chuyên gia nghiên cứu kiến trúc cổ nổi tiếng ở Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc.

Điện Kính Thiên có kiến trúc đấu củng?

Để giải mã được điện Kính Thiên, các nhà khoa học ở Viện Nghiên cứu kinh thành chọn nghiên cứu mặt bằng nền móng, bộ khung giá đỡ mái, hình thái bộ mái và các loại ngói lợp mái, là những vấn đề khoa học quan trọng nhất.

Kết quả, các nhà khoa học đi đến kết luận kiến trúc cung điện thời Lê sơ thuộc loại kiến trúc đấu củng. Đây được xem là phát hiện quan trọng, là chìa khóa nghiên cứu giải mã bí ẩn về hình thái kiến trúc điện Kính Thiên.

Phục dựng 3D hình thái kiến trúc điện Kính Thiên - Ảnh: Bùi Minh Trí

Phục dựng 3D hình thái kiến trúc điện Kính Thiên - Ảnh: Bùi Minh Trí

Nhưng kết quả này có thể bất ngờ với nhiều người. Bởi trong lịch sử kiến trúc Việt Nam, đấu củng hay kiến trúc đấu củng là khái niệm không phổ biến, thậm chí là vấn đề xa lạ đối với nhiều nhà nghiên cứu.

Đấu củng là một phát minh của người Trung Hoa từ thời Xuân Thu hơn 2.500 năm về trước, có ảnh hưởng lan tỏa sang các nước đồng văn ở Đông Á. 

Tại Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, kiến trúc cung điện cổ của các triều đại trong các kinh đô còn tồn tại đến ngày nay đều phổ biến là loại kiến trúc này.

Nhưng các kiến trúc gỗ truyền thống của miền Bắc hiện còn phổ biến là ở các công trình kiến trúc tôn giáo, có kết cấu bộ khung kiểu kẻ truyền hay chồng rường, chồng rường giá chiêng. Một số loại hình kiến trúc đấu củng còn lại ngày nay là khá hiếm hoi.

Kết luận của Viện Nghiên cứu kinh thành được đưa ra dựa trên những hình vẽ về kiến trúc đấu củng có hai tầng mái và bộ mái kiểu "mái hông đầu hồi" trong lòng chiếc đĩa đài lớn vẽ nhiều màu có niên đại thế kỷ 15 tìm thấy trên tàu đắm Hội An. 

Viện cho rằng đây là bằng chứng quan trọng về kết cấu đấu củng trong kiến trúc Việt Nam thời Lê sơ.

Hình vẽ kiến trúc đấu củng trên đồ gốm vẽ màu thời Lê sơ, một căn cứ quan trọng cho kết luận kiến trúc cung điện thời Lê sơ là kiến trúc đấu củng - Ảnh: Bùi Minh Trí

Hình vẽ kiến trúc đấu củng trên đồ gốm vẽ màu thời Lê sơ, một căn cứ quan trọng cho kết luận kiến trúc cung điện thời Lê sơ là kiến trúc đấu củng - Ảnh: Bùi Minh Trí

Ngoài ra, phát hiện khảo cổ học tại di tích 18 Hoàng Diệu năm 2002-2004, cuộc khai quật xung quanh điện Kính Thiên năm 2017-2018 cũng đã tìm được 70 cấu kiện gỗ của kiến trúc, trong đó có nhiều loại "bình áng" nằm trong kết cấu của "bộ đấu củng".

Năm 2021, phía đông điện Kính Thiên còn tìm thấy một mô hình kiến trúc men xanh lục rất đặc sắc, phản ánh khá hiện thực kết cấu bộ khung gỗ đỡ mái là hệ đấu củng.

Ông Bùi Minh Trí khẳng định những tư liệu tin cậy và xác thực này minh chứng chắc chắn rằng kiến trúc cung điện thời Lê sơ thuộc loại kiến trúc đấu củng.

Mô hình kiến trúc đấu củng thời Lê sơ và thời Mạc được tìm thấy - Ảnh: Bùi Minh Trí

Mô hình kiến trúc đấu củng thời Lê sơ và thời Mạc được tìm thấy - Ảnh: Bùi Minh Trí

Ngói rồng men vàng

Nghiên cứu cũng chỉ ra các cung điện trong Hoàng cung Thăng Long thời Lê sơ có nhiều kiến trúc lợp ngói men vàng và men xanh lục, trong đó ngói rồng men vàng là loại cao cấp nhất, được sử dụng để lợp trên mái kiến trúc cung điện quan trọng nhất trong Cấm thành Thăng Long, đó là tòa điện Kính Thiên.

Nghiên cứu hình vẽ trên đồ gốm, khám thờ chùa Bà Tấm và tính chất đặc biệt của công trình, các nhà khoa học suy đoán: bộ mái kiến trúc điện Kính Thiên được thiết kế theo kiểu Trùng diêm Yết sơn đỉnh, là loại mái hông có hai đầu hồi. Đây là kiểu mái đặc trưng của kiến trúc cung điện cổ ở Đông Á.

Từ kết quả nghiên cứu bộ khung giá đỡ mái, hình thái bộ mái, các loại ngói lợp mái, các nhà khoa học của Viện Nghiên cứu kinh thành tiến hành nghiên cứu phục dựng 3D và mô hình kiến trúc điện Kính Thiên.

Kết quả nghiên cứu này đã được công bố trên tạp chí Kiến Trúc.

Điện Kính Thiên hiện còn dấu tích những bậc thềm đá cửa chính lên điện - Ảnh: Bùi Minh Trí

Điện Kính Thiên hiện còn dấu tích những bậc thềm đá cửa chính lên điện - Ảnh: Bùi Minh Trí

Tiếp tục nghiên cứu kiểm chứng, không phục dựng điện Kính Thiên ngay

Tuy rất chắc chắn về kết quả nghiên cứu dựa trên nhiều cơ sở khoa học tin cậy, xác thực của viện, ông Bùi Minh Trí khẳng định đây mới là kết quả nghiên cứu ban đầu, còn mang tính giả định về mặt bằng kiến trúc và chắc chắn còn có nhiều vấn đề phải tiếp tục nghiên cứu và kiểm chứng.

Về việc Hà Nội đang có kế hoạch phục dựng điện Kính Thiên trong Hoàng thành Thăng Long, ông Trí khẳng định kết quả nghiên cứu này "không phải để mang ra phục dựng, mà để mọi người hình dung, cảm nhận về điện Kính Thiên thế nào".

"Phải tiếp tục nghiên cứu kiểm chứng để thực hiện, chứ không phải vẽ xong như vậy là mang ra dựng ngay. Tính thận trọng trong khoa học là hết sức quan trọng", ông Trí nói.

Trước đó, năm 2015, Viện Nghiên cứu kinh thành đã phục dựng hình ảnh 3D hình thái kiến trúc cung điện thời Lý. Hình ảnh này đã được trình chiếu dưới khu trưng bày khảo cổ học dưới tầng hầm Nhà Quốc hội.

Từ năm 2016-2021, Viện Nghiên cứu kinh thành tiếp tục nghiên cứu phục dựng 3D tổng thể hình thái kiến trúc thời Lý của Khu di tích Hoàng thành Thăng Long.

Kết quả nghiên cứu này đã được công bố vào tháng 11-2021, nhân kỷ niệm 10 thành lập viện.

Hoàng cung Thăng Long thời Lý nguy nga qua hình ảnh phục dựng 3D

TTO - Ngay cả những người trong giới sử học cũng bất ngờ, khi những hình ảnh phục dựng 3D hoàng cung Thăng Long thời Lý gồm 64 kiến trúc, 38 cung điện và hành lang, 26 lầu lục giác cùng tường bao, đường đi và cổng ra vào vừa được công bố.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

UBND TP.HCM yêu cầu trước 21-7 hoàn thiện đề án sắp xếp báo, đài, tạp chí trực thuộc

Chủ tịch UBND TP.HCM giao giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao phối hợp xây dựng đề án sắp xếp HTV, VOH, BTV, BRT và sắp xếp, tinh gọn các báo, tạp chí do UBND TP.HCM làm chủ quản, gửi Sở Nội vụ trước 21-7.

UBND TP.HCM yêu cầu trước 21-7 hoàn thiện đề án sắp xếp báo, đài, tạp chí trực thuộc

Vì sao Đà Nẵng đề xuất khai quật khảo cổ ở khu đền tháp Mỹ Sơn?

Thông tin Ban quản lý Di sản văn hóa Mỹ Sơn vừa được đồng ý cho tổ chức thăm dò, khai quật khảo cổ học một số vị trí trong khu đền tháp Mỹ Sơn đang nhận được nhiều quan tâm.

Vì sao Đà Nẵng đề xuất khai quật khảo cổ ở khu đền tháp Mỹ Sơn?

81 bài viết, một tập đại thành của sân khấu cải lương

Theo PGS.TS Huỳnh Quốc Thắng, cải lương với tư cách là một di sản văn hóa có thể vươn lên góp phần vào chiến lược phát triển công nghiệp văn hóa của đất nước trên khía cạnh là một loại hình nghệ thuật biểu diễn và là một sản phẩm du lịch văn hóa.

81 bài viết, một tập đại thành của sân khấu cải lương

Văn học đang thiếu vắng những Nguyễn Ngọc Tư, Nguyễn Nhật Ánh tạo cú nổ kích thị trường

Văn học dịch vừa thừa vừa thiếu, văn học trong nước lại thiếu vắng những 'cú nổ' kích thích thị trường xuất bản.

Văn học đang thiếu vắng những Nguyễn Ngọc Tư, Nguyễn Nhật Ánh tạo cú nổ kích thị trường

Bất bình với 39 món ăn bị chê nhất Việt Nam, trừ tiết canh thì... ngon thế mà trời ơi!

TasteAtlas mới đây cập nhật danh sách 39 món ăn bị chê nhất Việt Nam khiến không ít người bất bình, ngon thế mà chê.

Bất bình với 39 món ăn bị chê nhất Việt Nam, trừ tiết canh thì... ngon thế mà trời ơi!

5 vở diễn và 50 diễn viên được trao huy chương vàng tại Liên hoan sân khấu về người chiến sĩ công an

Liên hoan nghệ thuật sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc về ‘Hình tượng người chiến sĩ Công an’ lần thứ 5, năm 2025 trao huy chương vàng cho 5 vở diễn và 50 diễn viên, cùng hàng trăm huy chương khác.

5 vở diễn và 50 diễn viên được trao huy chương vàng tại Liên hoan sân khấu về người chiến sĩ công an
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar