14/09/2023 16:50 GMT+7

Bệnh viện Truyền máu - Huyết học TP.HCM 'vườn không nhà trống' suốt 2 năm chờ thủ tục bàn giao

Khu đất ở địa chỉ 201 Phạm Viết Chánh, phường Nguyễn Cư Trinh, quận 1 trước đây là cơ sở khám bệnh của Bệnh viện Truyền máu - Huyết học TP.HCM.

Khu đất của Bệnh viện Truyền máu - Huyết học TP.HCM được quy hoạch sử dụng với chức năng đất y tế, có diện tích 890,8m², nằm ở địa chỉ 201 Phạm Viết Chánh, phường Nguyễn Cư Trinh, quận 1 - Ảnh: DUYÊN PHAN

Khu đất của Bệnh viện Truyền máu - Huyết học TP.HCM được quy hoạch sử dụng với chức năng đất y tế, có diện tích 890,8m², nằm ở địa chỉ 201 Phạm Viết Chánh, phường Nguyễn Cư Trinh, quận 1 - Ảnh: DUYÊN PHAN

Nguồn tin của Tuổi Trẻ Online cho biết giám đốc Bệnh viện Truyền máu - Huyết học TP.HCM tiếp tục có văn bản gửi Sở Tài chính và Sở Y tế về việc thúc đẩy thủ tục điều chuyển tài sản nhà và đất tại địa chỉ số 201 Phạm Viết Chánh, phường Nguyễn Cư Trinh, quận 1.

Đây từng là một trong hai cơ sở của Bệnh viện Truyền máu - Huyết học TP.HCM. Tuy nhiên, từ khoảng hơn hai năm nay, nơi này "vườn không nhà trống" khi bệnh viện di dời về cơ sở mới ở huyện Bình Chánh.

Trong văn bản gửi Sở Tài chính và Sở Y tế lần thứ 3, Giám đốc Bệnh viện Truyền máu - Huyết học Phù Chí Dũng cho biết bệnh viện có hai cơ sở, gồm số 118 Hồng Bàng (quận 5) và 201 Phạm Viết Chánh (quận 1). Hiện đơn vị đã di dời toàn bộ cơ sở 201 Phạm Viết Chánh về cơ sở mới ở Bình Chánh.

Sau khi di dời, vào tháng 7-2021 cơ sở này được trưng dụng làm điểm chích ngừa COVID-19 và sau đó bệnh viện có xin chủ trương của Sở Y tế làm điểm hiến máu cố định.

Tuy nhiên, xét thấy nhu cầu cần thêm cơ sở khám chữa bệnh của Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TP.HCM là khẩn cấp, theo thông báo kết luận của bác sĩ Nguyễn Hoài Nam - phó giám đốc Sở Y tế tại cuộc họp ngày 31-8-2022, thống nhất giao tài sản và đất cơ sở 201 Phạm Viết Chánh cho Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TP.HCM làm nơi khám chữa bệnh.

Tháng 6-2023, ông Châu Văn Đính - giám đốc Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TP.HCM - có văn bản gửi Bệnh viện Truyền máu - Huyết học TP.HCM khẳng định "đồng ý tiếp nhận tài sản nhà và đất" và "mong muốn các bên sớm hoàn tất các thủ tục".

Bên trong địa chỉ 201 Phạm Viết Chánh, nơi từng là cơ sở của Bệnh viện Truyền máu - Huyết học - Ảnh: DUYÊN PHAN

Bên trong địa chỉ 201 Phạm Viết Chánh, nơi từng là cơ sở của Bệnh viện Truyền máu - Huyết học - Ảnh: DUYÊN PHAN

Trong khoảng thời gian này, hai bệnh viện đã có các động thái phối hợp cùng nhau thực hiện các thủ tục điều chuyển. Riêng Bệnh viện Truyền máu - Huyết học TP.HCM có nhiều văn bản báo cáo tiến độ và kiến nghị thúc đẩy điều chuyển, nhưng đến nay chưa nhận được các văn bản hướng dẫn.

Nghịch lý này đang gây khó khăn cho bệnh viện khi hơn hai năm qua phải tốn kinh phí thuê bảo vệ và bảo trì bảo dưỡng cơ sở vật chất của khu nhà. Trong khi Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TP.HCM dù rất cần lại chưa được sử dụng. 

"Cơ sở Trần Hưng Đạo hiện đang xuống cấp và quá tải, nếu có được cơ sở 201 Phạm Viết Chánh sẽ giảm tải rất nhiều. Chúng tôi rất mong muốn và đã xin hai năm nay" - bác sĩ Châu Văn Đính, giám đốc Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TP.HCM, nói.

Điều chuyển khu đất Bệnh viện Truyền máu - Huyết học TP.HCM là cần thiết

Theo tìm hiểu của Tuổi Trẻ Online, trong suốt thời gian qua, Sở Y tế TP.HCM cũng có nhiều văn bản gửi Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Quy hoạch - Kiến trúc, UBND quận 1 về việc cung cấp thông tin quy hoạch địa chỉ 201 Phạm Viết Chánh. Theo đó, các đơn vị này trả lời chức năng quy hoạch sử dụng đất y tế, có diện tích 890,8m².

Sở Y tế đồng thời có văn bản gửi Sở Tài chính xem xét thẩm định trình UBND TP.HCM về kế hoạch điều chuyển này. Theo đó nêu rõ Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TP.HCM đang trong tình trạng quá tải về số lượng bệnh nhân đến khám và điều trị nội trú. Trong khi diện tích hiện có không đáp ứng được nhu cầu bố trí giường bệnh và các khoa phòng phục vụ chuyên môn của một bệnh viện chuyên khoa chỉnh hình tại TP.HCM.

"Đề xuất điều chuyển này là cần thiết, phù hợp cho công tác khám chữa bệnh và phát huy hiệu quả việc sử dụng tài sản công" - văn bản của Sở Y tế nêu.

Đây là một trong hai cơ sở của Bệnh viện Truyền máu - Huyết học TP.HCM. Tuy nhiên khi bệnh viện chuyển về địa điểm mới ở Bình Chánh thì từ tháng 7-2021, cơ sở này được trưng dụng làm điểm chích ngừa COVID-19. Khoảng hai năm nay, cơ sở này chưa được điều chuyển cho đơn vị nào khai thác - Ảnh: DUYÊN PHAN

Đây là một trong hai cơ sở của Bệnh viện Truyền máu - Huyết học TP.HCM. Tuy nhiên khi bệnh viện chuyển về địa điểm mới ở Bình Chánh thì từ tháng 7-2021, cơ sở này được trưng dụng làm điểm chích ngừa COVID-19. Khoảng hai năm nay, cơ sở này chưa được điều chuyển cho đơn vị nào khai thác - Ảnh: DUYÊN PHAN

Ngoài nhà đất và hệ thống gắn liền với đất (hệ thống xử lý nước thải) tại địa chỉ 201 Phạm Viết Chánh, theo thống kê của Bệnh viện Truyền máu - Huyết học, còn có 124 danh mục tài sản liên quan đến sinh hoạt, hoạt động khám chữa bệnh và thiết bị gắn liền với tòa nhà còn có thể sử dụng - Ảnh: DUYÊN PHAN

Ngoài nhà đất và hệ thống gắn liền với đất (hệ thống xử lý nước thải) tại địa chỉ 201 Phạm Viết Chánh, theo thống kê của Bệnh viện Truyền máu - Huyết học, còn có 124 danh mục tài sản liên quan đến sinh hoạt, hoạt động khám chữa bệnh và thiết bị gắn liền với tòa nhà còn có thể sử dụng - Ảnh: DUYÊN PHAN

Thông báo cơ sở di dời về số 1 Trần Hữu Nghiệp, xã Tân Kiên, huyện Bình Chánh. Từ đó đến nay khoảng hai năm, cơ sở này "vườn không nhà trống", trong khi kế hoạch thống nhất giao tài sản và đất cho Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình làm nơi khám chữa bệnh. Nhiều người dân tỏ ra tiếc nuối, bởi trong khi khu đất và cơ sở vật chất này bỏ hoang thì cách đó chưa đầy 2km, Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình đang trong tình trạng quá tải, xuống cấp - Ảnh: DUYÊN PHAN

Thông báo cơ sở di dời về số 1 Trần Hữu Nghiệp, xã Tân Kiên, huyện Bình Chánh. Từ đó đến nay khoảng hai năm, cơ sở này "vườn không nhà trống", trong khi kế hoạch thống nhất giao tài sản và đất cho Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình làm nơi khám chữa bệnh. Nhiều người dân tỏ ra tiếc nuối, bởi trong khi khu đất và cơ sở vật chất này bỏ hoang thì cách đó chưa đầy 2km, Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình đang trong tình trạng quá tải, xuống cấp - Ảnh: DUYÊN PHAN

Hơn 50 năm xây dựng, cơ sở hạ tầng, kết cấu công trình của Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TP.HCM đã xuống cấp trầm trọng, trong khi đó bệnh viện luôn trong tình trạng quá tải. Tuy vậy, mỗi ngày bệnh viện tiếp nhận khoảng 5.000 người khám điều trị. Bệnh viện giống như một cái áo chật chội, khu vực nào cũng quá tải, đặc biệt ở khu khám bệnh, chụp X-quang, nội trú, phòng mổ - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG

Hơn 50 năm xây dựng, cơ sở hạ tầng, kết cấu công trình của Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TP.HCM đã xuống cấp trầm trọng, trong khi đó bệnh viện luôn trong tình trạng quá tải. Tuy vậy, mỗi ngày bệnh viện tiếp nhận khoảng 5.000 người khám điều trị. Bệnh viện giống như một cái áo chật chội, khu vực nào cũng quá tải, đặc biệt ở khu khám bệnh, chụp X-quang, nội trú, phòng mổ - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG

TP.HCM: Khánh thành Bệnh viện Truyền máu huyết học cơ sở 2 hơn 1.000 tỉ đồng

TTO - Sáng 19-5, Bệnh viện Truyền máu huyết học cơ sở 2 (TP.HCM) với tổng kinh phí xây dựng hơn 1.000 tỉ đồng đã khánh thành. Đây là trung tâm y tế chuyên sâu của TP và là bệnh viện chuyên khoa huyết học đầu ngành khu vực phía Nam.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bác sĩ phụ khoa xâm hại tình dục 9 bệnh nhân ở Pháp, nhận 10 năm tù

Ngày 5-7, tòa án Pháp đã tuyên một bác sĩ phụ khoa 10 năm tù vì xâm hại tình dục 9 bệnh nhân trong quá trình khám bệnh.

Bác sĩ phụ khoa xâm hại tình dục 9 bệnh nhân ở Pháp, nhận 10 năm tù

Ra mắt thiết bị chống giật trọn đời hạn chế hơn 90% tình huống điện giật, rủi ro điện

Trước tình hình hàng loạt tai nạn điện thương tâm liên tục xảy ra, yêu cầu về 1 thiết bị chống giật an toàn cao, hiệu quả, ngăn ngừa tối đa các nguy cơ xảy ra tai nạn điện được đặt ra cấp bách.

Ra mắt thiết bị chống giật trọn đời hạn chế hơn 90% tình huống điện giật, rủi ro điện

Thanh niên 34 tuổi gãy dương vật vì thói quen bẻ ‘cậu nhỏ’ buổi sáng

Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội tiếp nhận trường hợp bệnh nhân nam bị gãy dương vật, do thói quen bẻ 'cậu nhỏ' vào buổi sáng khi thức dậy.

Thanh niên 34 tuổi gãy dương vật vì thói quen bẻ ‘cậu nhỏ’ buổi sáng

Siết chặt kê đơn thuốc ngoại trú: Sắp hết thời mua thuốc kháng sinh ‘dễ như mua rau’

Bộ Y tế vừa ban hành thông tư 26 quy định nhiều nội dung mới về việc kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú, hướng đến mục tiêu quản lý minh bạch, hiệu quả và bảo vệ tốt hơn quyền lợi của người bệnh.

Siết chặt kê đơn thuốc ngoại trú: Sắp hết thời mua thuốc kháng sinh ‘dễ như mua rau’

Kịp thời cứu sống nam thanh niên nghi bị 'bạn gái ảo' lừa sang Campuchia

Một nam bệnh nhân tại TP.HCM nghi bị bạn gái quen qua mạng lừa đảo sang Campuchia, trên người có nhiều vết thương, dấu hiệu bị chích điện dẫn đến tổn thương đa cơ quan.

Kịp thời cứu sống nam thanh niên nghi bị 'bạn gái ảo' lừa sang Campuchia

Thói quen mút ngón tay ở trẻ em: Hiểu đúng để phòng ngừa và điều trị

Bạn đã bao giờ bắt gặp hình ảnh bé nhà mình đưa ngón tay cái hoặc thậm chí nhiều ngón tay vào miệng mút? Đừng quá lo lắng và hoang mang, nhưng nếu thói quen này duy trì lâu dài, tần suất liên tục có thể ảnh hưởng tới răng, hàm... của trẻ.

Thói quen mút ngón tay ở trẻ em: Hiểu đúng để phòng ngừa và điều trị
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar