24/05/2019 16:30 GMT+7

Bệnh thiếu máu do thiếu sắt ở trẻ sơ sinh

Nguồn: Cổng Thông tin Thực phẩm Cộng đồng
Nguồn: Cổng Thông tin Thực phẩm Cộng đồng

Có nhiều nguyên nhân gây thiếu máu, trong đó có một căn bệnh di truyền được gọi là thiếu máu hồng cầu hình liềm, nhưng nguyên nhân do thiếu sắt là phổ biến nhất.


Bệnh thiếu máu do thiếu sắt ở trẻ sơ sinh - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. Nguồn: aboutkidshealth.ca

Những dấu hiệu điển hình nhất của chứng thiếu máu là da xanh xao và mệt mỏi. Các dấu hiệu khác bao gồm nhịp tim nhanh, khó chịu, chán ăn, móng tay giòn và lưỡi đau hoặc sưng. Nhưng cũng rất phổ biến là nhiều trẻ bị thiếu máu mà không có bất kỳ triệu chứng nào cả.

Thiếu máu là gì và nguyên nhân gây ra thiếu máu?

Người bị thiếu máu khi các tế bào hồng cầu không mang đủ oxy đến các mô trong cơ thể của họ. Có nhiều nguyên nhân gây thiếu máu khác nhau, trong đó có một căn bệnh di truyền được gọi là thiếu máu hồng cầu hình liềm, nhưng nguyên nhân do thiếu sắt là phổ biến nhất.

Cơ thể con người cần sắt để sản xuất hemoglobin, sắc tố đỏ mang oxy trong máu. Nếu em bé của bạn không nhận được đủ chất sắt, bé sẽ có ít tế bào hồng cầu - và các tế bào này có thể sẽ nhỏ hơn, vì vậy các mô cơ thể của bé sẽ nhận được ít oxy hơn chúng cần.

Trẻ em đặc biệt dễ bị bệnh thiếu máu trong thời kỳ phát triển nhanh của chúng, khi mà chúng cần nhiều sắt hơn so với các giai đoạn khác. Nhưng chứng thiếu máu do thiếu sắt không xảy ra một sớm một chiều - nó gây ra bởi sự thiếu hụt tương đối nặng trong thời gian dài.

Tình trạng thiếu sắt có thể xảy ra vì nhiều lý do, kể cả không đủ sắt trong chế độ ăn uống, sự mất máu liên tục (ví dụ trong đường ruột), và sự kém hấp thu sắt.

Thiếu máu có nguy hiểm không?

Có thể. Ngoài các triệu chứng nêu trên, trẻ em thiếu máu có thể bị các vấn đề về tinh thần và thể chất thường xuyên. Trong khi thiếu sắt có thể khắc phục được, sự suy yếu về tinh thần và thể chất không phải lúc nào cũng có thể hồi phục. Thiếu sắt cũng làm cho trẻ em dễ bị ngộ độc chì và nhiễm trùng.

Con tôi có nguy cơ bị thiếu máu không?

Từ 9 đến 24 tháng, tất cả trẻ em đều có nguy cơ cao đối với bệnh thiếu máu, nhưng những trẻ có nguy cơ cao nhất là:

- Trẻ sinh non và sinh thiếu cân từ 2 tháng tuổi trở lên. Trẻ sơ sinh đủ tháng có được lượng sắt tích lũy trong những tháng cuối cùng trong tử cung. Nguồn dự trữ này có thể đủ cho bé 4-6 tháng sau khi sinh. Nguồn dự trữ sắt của trẻ sinh non có thể chỉ kéo dài trong khoảng hai tháng.

- Những em bé uống sữa bò sớm trước lúc thôi nôi của bé. Sữa bò có hàm lượng sắt thấp. Nó cũng gây trở ngại cơ thể hấp thu chất sắt và nó có thể thay thế một số loại thực phẩm giàu chất sắt trong chế độ ăn uống. Sữa cũng có thể gây kích ứng niêm mạc ruột của bé, gây chảy máu. Điều này làm mất máu chậm trong phân - cùng với lượng sắt thấp - có thể gây thiếu máu.

- Trẻ bú mẹ nhận được các loại thực phẩm không có tăng cường sắt sau 4 tháng tuổi. Chất sắt trong sữa mẹ được hấp thu tốt hơn ba lần so với sắt trong sữa công thức, nhưng trong khoảng thời gian bé bắt đầu ăn dặm, bé cần thêm sắt từ ngũ cốc tăng cường và các loại thực phẩm giàu chất sắt khác.

- Trẻ uống sữa công thức trong thời gian dài mà không sử dụng công thức có tăng cường chất sắt. Tuy nhiên hầu hết các loại sữa công thức cho em bé đều có tăng cường chất sắt.

Tôi có nên nói với bác sĩ không?

Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ (American Academy of Pediatrics - AAP) khuyến cáo rằng trẻ sơ sinh nên được kiểm tra bệnh thiếu máu lúc 12 tháng, hoặc sớm hơn nếu bé bị sinh non. Nhưng nếu bạn nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào của bệnh thiếu máu, hãy nói ngay với bác sĩ.

Để xác định xem con bạn có bị thiếu máu không, bác sĩ sẽ làm xét nghiệm máu để đo nồng độ hemoglobin và hematocrit (tỷ lệ phần trăm của các tế bào hồng cầu trong máu).

Tôi có thể ngăn ngừa cho con tôi khỏi bị bệnh thiếu máu không?

Bạn có thể ngăn ngừa bé khỏi bị bệnh thiếu máu do thiếu sắt. Dưới đây là cách thực hiện:

- Nếu bé được sinh non hoặc sinh thiếu cân, hãy nói chuyện với bác sĩ về việc bổ sung sắt.

- Cho đến khi bé được 1 năm tuổi, hãy cho bé bú sữa mẹ hoặc sữa công thức tăng cường chất sắt, không phải sữa bò.

- Nếu bé được 4 tháng tuổi, bú mẹ và chưa ăn dặm, AAP khuyến cáo cho bé bổ sung sắt với liều lượng 11 milligram (mg) mỗi ngày cho đến khi bé bắt đầu ăn các loại thực phẩm giàu chất sắt.

- Khi bé bắt đầu ăn dặm, cho bé ăn ngũ cốc tăng cường chất sắt và cuối cùng là các loại thực phẩm giàu chất sắt như thịt nạc, thịt gia cầm, cá; mì ống, gạo và bánh mì có bổ sung sắt; rau lá xanh; lòng đỏ trứng; và các loại đậu.

- Cung cấp nhiều loại trái cây và rau quả giàu vitamin C như kiwi, bơ, và dưa lưới. Vitamin C giúp cơ thể hấp thụ chất sắt.

Thiếu máu do thiếu sắt được điều trị như thế nào ở trẻ?

Điều quan trọng là phải tăng lượng sắt của bé ngay khi bé bắt đầu ăn dặm, tuy nhiên thay đổi chế độ ăn uống không phải lúc nào cũng đủ để khắc phục bệnh thiếu máu. Bé cũng có thể cần sử dụng chế phẩm bổ sung sắt, thường được cho dưới dạng lỏng.

Sắt được hấp thụ tốt nhất khi dạ dày trống rỗng. Nhưng bởi vì sắt có thể gây ra khó chịu cho bụng (và bên cạnh đó có một mùi vị khó chịu), bác sĩ có thể đề nghị cho bé uống chế phẩm bổ sung cùng với thức ăn, sữa mẹ, hoặc sữa bột. Bác sĩ có thể sẽ kiểm tra lại nồng độ hemoglobin/hematocrit của bé khi bé đã sử dụng chế phẩm bổ sung được một hoặc hai tháng.

Thường mất một vài tháng cho lượng máu trở lại bình thường, và sau đó thêm 6 đến 12 tháng để bồi đắp nguồn dự trữ sắt. Sau đó, nguồn dự trữ này có thể được duy trì với một chế độ ăn uống giàu chất sắt.

Tôi có nên cho con tôi bổ sung sắt để phòng hờ không?

Bổ sung sắt rất hữu ích trong nhiều trường hợp, nhưng quá nhiều sắt có thể gây độc, do đó bạn nên luôn luôn tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bổ sung sắt cho em bé. Các bác sĩ thường khuyên thêm sắt cho trẻ bú mẹ bắt đầu từ 4 tháng tuổi.

Nếu bạn có chế phẩm bổ sung chất sắt tại nhà (hoặc vitamin có chứa sắt), hãy chắc chắn rằng bạn cất giữ chúng cẩn thận và đặt ngoài tầm với của bọn trẻ. Sắt là một trong những nguyên nhân hàng đầu của ngộ độc thuốc./.

Nguồn: Cổng Thông tin Thực phẩm Cộng đồng

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Đái tháo đường âm thầm 'tấn công' người trẻ, 5 người sẽ có 1 người không biết bệnh

Đó là thông tin được PGS Nguyễn Thị Bích Đào - chủ tịch Hội Đái tháo đường và nội tiết TP.HCM - chia sẻ tại hội thảo khoa học Chiến lược quản lý các bệnh lý tim mạch - chuyển hóa từ khuyến cáo đến thực hành lâm sàng do Bệnh viện Gia An 115 tổ chức.

Đái tháo đường âm thầm 'tấn công' người trẻ, 5 người sẽ có 1 người không biết bệnh

Cách nhận biết, điều trị bệnh 13% dân số thế giới mắc: Kém khoáng men răng hàm - răng cửa

Kém khoáng hóa men răng hàm - răng cửa (MIH) là bệnh lý phổ biến liên quan đến khiếm khuyết cấu trúc men răng trong quá trình phát triển, với tỉ lệ xác định khoảng 13% dân số thế giới.

Cách nhận biết, điều trị bệnh 13% dân số thế giới mắc: Kém khoáng men răng hàm - răng cửa

Bệnh viện Chợ Rẫy ứng dụng nhiều phương pháp tiên tiến trong điều trị ung thư

Tại Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM), các phương pháp điều trị hóa trị, xạ trị, phẫu thuật, phối hợp đa mô thức tiên tiến đã và đang được triển khai, giúp quản lý bệnh tốt từ giai đoạn sớm, kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân ung thư.

Bệnh viện Chợ Rẫy ứng dụng nhiều phương pháp tiên tiến trong điều trị ung thư

Môn thể thao giúp kéo dài tuổi thọ thêm 10 năm, tốt hơn cả đi bộ

Một nghiên cứu phát hiện môn thể thao giúp sống lâu và sống khỏe, thậm chí tốt hơn cả đi bộ hay tập tạ.

Môn thể thao giúp kéo dài tuổi thọ thêm 10 năm, tốt hơn cả đi bộ

Uống cà phê buổi sáng khi vừa ngủ dậy không tốt cho sức khỏe

Việc uống cà phê ngay lập tức sau khi ngủ dậy có thể cản trở hoạt động của adenosine.

Uống cà phê buổi sáng khi vừa ngủ dậy không tốt cho sức khỏe

AFP làm rõ tin đồn dùng quá nhiều axit folic có thể gây ung thư

Mạng xã hội thời gian qua dấy lên tin đồn rằng dùng quá nhiều axit folic có thể gây độc, hoặc dẫn đến ung thư. Nhưng sự thật là gì?

AFP làm rõ tin đồn dùng quá nhiều axit folic có thể gây ung thư
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar