01/04/2019 17:01 GMT+7

Bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm ở trẻ nhỏ

Nguồn: Viện Y học Ứng dụng Việt Nam
Nguồn: Viện Y học Ứng dụng Việt Nam

Không giống như các bệnh thiếu máu thông thường, thiếu máu hồng cầu hình liềm là một bệnh di truyền.

Bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm ở trẻ nhỏ - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. Nguồn: quora.com


   Trẻ nhỏ rất nhạy cảm. Có rất nhiều yếu tố về môi trường có thể làm trẻ bị tổn thương. Là cha mẹ, trách nhiệm chính của bạn là giữ cho trẻ luôn khỏe mạnh.

   Có một số tình trạng bệnh là do bẩm sinh. Việc giữ gìn vệ sinh, rửa tay hay thực hiện chế độ ăn hợp lý không thể dự phòng và càng không thể chữa khỏi các bệnh này. Một trong số những bệnh như vậy là bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm.

Nguyên nhân gây bệnh hồng cầu hình liềm

   Không giống như các bệnh thiếu máu thông thường, thiếu máu hồng cầu hình liềm là một bệnh di truyền. Bệnh sẽ phát sinh khi cơ thể em bé không có đủ lượng tế bào hồng cầu bẩm sinh.

   Tế bào hồng cầu sẽ cung cấp oxy cho toàn bộ cơ thể. Các tế bào hồng cầu khỏe mạnh sẽ có hình tròn đều và có thể di chuyển dễ dàng trong dòng máu. Nhưng những người bị thiếu máu hồng cầu hình liềm sẽ có hồng cầu cứng, dính và hình liềm. Thiếu máu hồng cầu hình liềm sẽ làm giảm dần hoặc thậm chí là làm ngưng hẳn dòng máu và khí oxy cung cấp cho cơ thể. Thiếu máu hồng cầu hình liềm là hậu quả của các đột biến gen và có thể di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Triệu chứng thiếu máu hồng cầu hình liềm ở trẻ em

   Thiếu máu hồng cầu hình liềm sẽ không thể hiện ra ngoài cho đến khi trẻ được 4 tháng tuổi. Nếu trẻ có rối loạn di truyền dạng này, trẻ có thể sẽ có các biểu hiện sau:

Thiếu máu

   Như tên gọi của bệnh, rối loạn về máu này có thể sẽ khiến cơ thể không được cung cấp đủ lượng hồng cầu cần thiết, dẫn đến tình trạng thiếu máu.

Đau

   Đau có thể sẽ khiến trẻ quấy khóc, và là dấu hiệu cảnh báo của tình trạng thiếu máu hình cầu hình liềm. Cơn đau xuất hiện khi các tế bào hồng cầu hình liềm làm tắc nghẽn dòng máu chảy. Cơn đau có thể thay đổi từ đau nhẹ kéo dài vài giờ cho đến đau dữ dội có thể kéo dài vài tuần và cần nhập viện. Khói thuốc lá có thể làm tăng mức độ và tần số các cơn quấy khóc ở trẻ lên khoảng 90%.

Hội chứng tay chân

   Trẻ có bị sưng phù tay chân hay không? Nếu có, bạn nên kiểm tra xem trẻ có bị bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm hay không. Trong đa số các trường hợp, đó sẽ là dấu hiệu đầu tiên của tình trạng thiếu máu hồng cầu hình liềm ở trẻ nhỏ.

Nhiễm trùng tái phát

   Nếu trẻ bị nhiễm trùng tái phát, thì có thể nguyên nhân là do bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm. Đôi khi, những tình trạng nhiễm trùng nghiêm trọng cũng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

Chậm phát triển

   Khi cơ thể không có đủ số lượng tế bào hồng cầu trong cơ thể, trẻ có thể sẽ không có đủ chất dinh dưỡng mà trẻ cần để phát triển. Đó là lý do vì sao trẻ bị thiếu máu hình cầu hình liềm thường sẽ bị chậm phát triển.

Rối loạn giấc ngủ.

   Nếu trẻ bị bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm, thì trẻ sẽ có nguy cơ mắc phải các rối loạn giấc ngủ rất cao.

Điều trị thiếu máu hồng cầu hình liềm

   Cấy ghép tủy xương là cách điều trị duy nhất cho căn bệnh này. Tuy nhiên, với trẻ nhỏ, thì việc này có thể sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng.

Dưới đây là một vài cách để làm giảm thiểu các triệu chứng của thiếu máu hồng cầu hình liềm ở trẻ nhỏ:

Dùng thuốc

   Một số loại thuốc có thể được sử dụng để làm giảm triệu chứng của thiếu máu hồng cầu hình liềm.

- Kháng sinh: Kháng sinh như penicillin có thể giúp điều trị và phòng ngừa tình trạng nhiễm trùng tái phát. Trẻ nhỏ có thể sử dụng penicillin nếu trẻ đã đủ 2 tuổi.

- Thuốc giảm đau: Đau là một triệu chứng khác của bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm. Bác sĩ có thể sẽ kê các loại thuốc có thể giúp làm giảm đau và giúp trẻ thấy dễ chịu hơn.

- Hydroxyurea: Là một loại thuốc trước đây chỉ dùng để điều trị căn bệnh này ở người trưởng thành. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho thấy rằng, loại thuốc này có thể dùng để điều trị bệnh cả ở trẻ nhỏ.

Tiêm vaccine

Nếu trẻ bị thiếu máu hồng cầu hình liềm, bạn cần đảm bảo chắc chắn rằng, trẻ đã tiêm chủng đúng lịch. Hướng dẫn mới của CDC khuyến cáo rằng, trẻ sơ sinh bị thiếu máu hồng cầu hình liềm nên tiêm một loại vaccine đặc biệt để bảo vệ chống lại vi khuẩn gây viêm màng não.

Truyền máu

   Một số trẻ cũng sẽ có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn vì thiếu máu. Với những trẻ này, bác sĩ có thể sẽ khuyên nên tiến hành truyền máu. Tuy nhiên, truyền máu quá nhiều cũng có thể dẫn đến tình trạng thừa sắt trong cơ thể, và có thể gây ra tổn thương các cơ quan như tim và gan.

Phẫu thuật

   Lách bị tổn thương có thể khiến cơ thể trẻ dễ bị nhiễm trùng hơn. Trong những trường hợp này, bác sĩ có thể sẽ gợi ý việc phẫu thuật để cắt bỏ lách. Phẫu thuật cũng có thể sẽ sửa chữa được các vấn đề liên quan đến thị lực – một triệu chứng phổ biến của thiếu máu hồng cầu hình liềm.

Bạn có thể làm gì?

   Có rất nhiều cách bạn có thể làm để phòng ngừa các biến chứng do bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm ở trẻ nhỏ. Ví dụ như:

Cho trẻ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng

   Bạn nên cho trẻ bú mẹ cho đến khi trẻ được 6 tháng tuổi. Sau đó, hãy cho trẻ ăn một chế độ ăn cân đối và giàu dinh dưỡng. Bổ sung sắt không có tác dụng với trẻ nhỏ bị bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm. Do vậy, bạn nên trao đổi với bác sĩ trước khi cho trẻ sử dụng các loại thực phẩm bổ sung.

Tránh tiếp xúc với các điều kiện môi trường khắc nghiệt

Không để trẻ tiếp xúc với việc tăng nhiệt độ quá cao vì có thể sẽ làm tăng nguy cơ sốc của trẻ.

Không dùng thuốc tự kê đơn

Không nên tự ý dùng các loại thuốc tự kê đơn mà không tham khảo ý kiến của bác sĩ.

An toàn khi đi máy bay

   Nếu bạn đi máy bay với trẻ bị thiếu máu hồng cầu hình liềm, hãy đảm bảo rằng bạn đi bằng cabin điều áp. Cabin không điều áp có thể gây ra những cơn thiếu máu hồng cầu hình liềm.

Tránh du lịch trên cao

   Tránh du lịch đến những khu vực cao với trẻ bị thiếu máu hồng cầu hình liềm. Nếu bạn và trẻ bắt buộc phải đi, bạn nên trao đổi với bác sĩ trước khi lên kế hoạch cho những chuyến đi như vậy. Những khu vực ở trên cao có lượng khí oxy rất thấp và có thể làm nặng thêm các triệu chứng thiếu máu hồng cầu hình liềm của trẻ.

   Thiếu máu hồng cầu hình liềm là một căn bệnh nguy hiểm nhưng sẽ không vì thế mà hạn chế cuộc sống của trẻ. Với việc điều trị và phòng ngừa tốt, trẻ hoàn toàn có thể tận hưởng một cuộc sống khỏe mạnh bình thường.


Nguồn: Viện Y học Ứng dụng Việt Nam

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Đái tháo đường âm thầm 'tấn công' người trẻ, 5 người sẽ có 1 người không biết bệnh

Đó là thông tin được PGS Nguyễn Thị Bích Đào - chủ tịch Hội Đái tháo đường và nội tiết TP.HCM - chia sẻ tại hội thảo khoa học Chiến lược quản lý các bệnh lý tim mạch - chuyển hóa từ khuyến cáo đến thực hành lâm sàng do Bệnh viện Gia An 115 tổ chức.

Đái tháo đường âm thầm 'tấn công' người trẻ, 5 người sẽ có 1 người không biết bệnh

Cách nhận biết, điều trị bệnh 13% dân số thế giới mắc: Kém khoáng men răng hàm - răng cửa

Kém khoáng hóa men răng hàm - răng cửa (MIH) là bệnh lý phổ biến liên quan đến khiếm khuyết cấu trúc men răng trong quá trình phát triển, với tỉ lệ xác định khoảng 13% dân số thế giới.

Cách nhận biết, điều trị bệnh 13% dân số thế giới mắc: Kém khoáng men răng hàm - răng cửa

Bệnh viện Chợ Rẫy ứng dụng nhiều phương pháp tiên tiến trong điều trị ung thư

Tại Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM), các phương pháp điều trị hóa trị, xạ trị, phẫu thuật, phối hợp đa mô thức tiên tiến đã và đang được triển khai, giúp quản lý bệnh tốt từ giai đoạn sớm, kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân ung thư.

Bệnh viện Chợ Rẫy ứng dụng nhiều phương pháp tiên tiến trong điều trị ung thư

Môn thể thao giúp kéo dài tuổi thọ thêm 10 năm, tốt hơn cả đi bộ

Một nghiên cứu phát hiện môn thể thao giúp sống lâu và sống khỏe, thậm chí tốt hơn cả đi bộ hay tập tạ.

Môn thể thao giúp kéo dài tuổi thọ thêm 10 năm, tốt hơn cả đi bộ

Uống cà phê buổi sáng khi vừa ngủ dậy không tốt cho sức khỏe

Việc uống cà phê ngay lập tức sau khi ngủ dậy có thể cản trở hoạt động của adenosine.

Uống cà phê buổi sáng khi vừa ngủ dậy không tốt cho sức khỏe

AFP làm rõ tin đồn dùng quá nhiều axit folic có thể gây ung thư

Mạng xã hội thời gian qua dấy lên tin đồn rằng dùng quá nhiều axit folic có thể gây độc, hoặc dẫn đến ung thư. Nhưng sự thật là gì?

AFP làm rõ tin đồn dùng quá nhiều axit folic có thể gây ung thư
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar