18/05/2020 11:57 GMT+7

Bệnh nhân 91 tiếp tục chụp CT scan buộc phải di chuyển cùng máy ECMO

XUÂN MAI
XUÂN MAI

TTO - Trong ngày 18-5, bệnh nhân 91 (phi công người Anh) sẽ di chuyển đến phòng CT scan để chụp chiếu phổi và buộc phải kèm theo máy ECMO vì bệnh nhân phụ thuộc hoàn toàn vào máy này, nếu rút ra sẽ chết.

Bệnh nhân 91 tiếp tục chụp CT scan buộc phải di chuyển cùng máy ECMO - Ảnh 1.

Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới (TP.HCM) - nơi bệnh nhân 91 (phi công người Anh) đang điều trị - Ảnh: XUÂN MAI

Sáng 18-5, ông Nguyễn Văn Vĩnh Châu - giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM - cho biết hôm nay các bác sĩ sẽ di chuyển bệnh nhân 91 (phi công người Anh) đến phòng CT scan để chụp chiếu phổi và buộc phải kèm theo ECMO (oxy hóa máu qua màng ngoài cơ thể).

Theo đó, để chuẩn bị cho phương án ghép phổi, bệnh nhân cần được chụp chiếu kỹ đánh giá tổng trạng sức khỏe. Khi có kết quả CT scan, Hội đồng chuyên môn thuộc Bộ Y tế sẽ hội chẩn với bệnh viện để quyết định phương án điều trị tích hợp cho bệnh nhân.

Ông Châu cho biết thêm phòng CT scan mà bệnh nhân 91 chụp chiếu phối nằm trong Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới. Việc di chuyển bệnh nhân đến phòng này khi bệnh viện vắng người, đảm bảo an toàn và đúng quy định kiểm soát nhiễm khuẩn.

Như vậy  đây là lần thứ hai bệnh nhân 91 chụp CT scan trong hai tháng điều trị tại bệnh viện.

Trước đó ngày 13-5, kết quả CT scan phổi bệnh nhân 91 cho thấy toàn bộ 2 lá phổi đã xơ hóa đông đặc, chỉ còn khoảng 10% vùng phổi còn hoạt động. Với tình trạng này, bệnh nhân sẽ chết nếu dứt ECMO, vì vậy cách duy nhất để cứu bệnh nhân là ghép phổi.

Theo báo cáo Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới sáng 18-5, bệnh nhân nằm yên, sử dụng thuốc an thần, thỉnh thoảng kích thích nhẹ, không ghi nhận xuất huyết. 

Siêu âm phổi phải đông đặc thùy giữa dưới, ít dịch màng phổi, không hình ảnh tràn khí, phổi co nhỏ. Phổi trái đông đặc vùng sau dưới, ít dịch màng phổi. Bệnh nhân xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 liên tục 11 ngày qua. 

Chụp CT scan (cắt lớp vi tính) là một kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh đặc biệt sử dụng tia X. Kỹ thuật này cho những hình ảnh khá rõ ràng của các cơ quan bên trong cơ thể. Đặc biệt, nó cho hình ảnh mô mềm trong cơ thể tốt hơn trong khi chụp X-quang không hiển thị mô mềm tốt.

Bệnh nhân phi công người Anh khá hơn, ngừng dẫn lưu màng phổi

TTO - Đến chiều 16-5, sức khỏe bệnh nhân phi công người Anh đã khá hơn. Đến nay đã có 50 người là bác sĩ, điều dưỡng, nhà báo, bộ đội... tuổi đời từ 21-71 đề nghị hiến tặng một phần phổi cho bệnh nhân này.

XUÂN MAI

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Đoàn Di Băng lại đăng đàn ‘xin lỗi’ và nói là bên ‘bị ảnh hưởng’

Sau khi có thông tin về việc thu hồi lô kem chống nắng do Công ty VB GROUP phân phối, ngày 17-5 Đoàn Di Băng đã đăng tải trên trang cá nhân về việc thu hồi sản phẩm. Trước đó, cô cũng đăng tải thông báo tương tự khi lô dầu gội bị thu hồi.

Đoàn Di Băng lại đăng đàn ‘xin lỗi’ và nói là bên ‘bị ảnh hưởng’

Đóng cửa, bật điều hòa gây thiếu oxy, mệt mỏi, đau đầu?

'Ngủ trong phòng bật điều hòa đóng kín lâu ngày dẫn đến thiếu oxy, dư CO₂, mệt mỏi, rụng tóc, stress, mất ngủ...'.

Đóng cửa, bật điều hòa gây thiếu oxy, mệt mỏi, đau đầu?

Sản phẩm công ty chồng Đoàn Di Băng: Chỉ số chống nắng bằng 4,8% so với nhãn dán, có phải hàng giả?

Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) vừa ra quyết định đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy toàn quốc lô sản phẩm do công ty chồng Đoàn Di Băng đưa ra thị trường, do chỉ số chống nắng trên nhãn là SPF 50 nhưng kết quả kiểm nghiệm là SPF 2,4.

Sản phẩm công ty chồng Đoàn Di Băng: Chỉ số chống nắng bằng 4,8% so với nhãn dán, có phải hàng giả?

Mỹ phê duyệt xét nghiệm máu đầu tiên chẩn đoán bệnh Alzheimer

Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) đã phê duyệt xét nghiệm máu đầu tiên chẩn đoán bệnh Alzheimer, bước tiến lớn giúp phát hiện bệnh sớm hơn và điều trị hiệu quả hơn.

Mỹ phê duyệt xét nghiệm máu đầu tiên chẩn đoán bệnh Alzheimer

Giới khoa học bác bỏ tin đồn vắc xin COVID-19 mRNA gây ung thư

Một nghiên cứu tại Đức đang bị xuyên tạc trên mạng xã hội, khi nhiều người phát tán thông tin sai lệch rằng vắc xin mRNA ngừa COVID-19 gây ung thư và hội chứng 'VAIDS' - điều mà chính các tác giả của nghiên cứu đó đã lên tiếng bác bỏ.

Giới khoa học bác bỏ tin đồn vắc xin COVID-19 mRNA gây ung thư

Chống hàng giả, cần điểm ngay từ 'yếu huyệt'

Hàng giả, hàng gian gây bức xúc đã từ lâu, nay nóng lên khi cơ quan chức năng vừa khởi tố nhiều vụ gây chấn động.

Chống hàng giả, cần điểm ngay từ 'yếu huyệt'
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar