08/05/2020 15:34 GMT+7
Trở lại chủ đề

Bệnh nhân 65 tuổi nhiễm COVID-19 được cứu sống nhờ ghép phổi

KA KA (Theo CGTN)
KA KA (Theo CGTN)

TTO - Một bệnh nhân 65 tuổi nhiễm COVID-19 được các bác sĩ tiên lượng xấu đã vượt qua cửa tử thần nhờ được ghép phổi.

Bệnh nhân 65 tuổi nhiễm COVID-19 được cứu sống nhờ ghép phổi - Ảnh 1.

Các bác sĩ chụp ảnh bên bệnh nhân Cui An tại Bệnh viện Renmin - Ảnh: YOUTH.CN

Ông Cui An, 65 tuổi, mắc COVID-19 và được điều trị trong một khu cách ly đặc biệt ở Vũ Hán, từng là tâm chấn đại dịch ở Trung Quốc. 

Do tuổi cao, ông An lâu hồi phục, thậm chí được tiên lượng rất xấu, cơ thể dường như không tiếp nhận các phương pháp điều trị vốn có nên các bác sĩ tại Bệnh viện Renmin thuộc Đại học Vũ Hán quyết định thay phổi cho ông.

Ông Cui An nhập viện hôm 27-1 và được chẩn đoán mắc COVID-19 vào ngày 7-2. Tình trạng của ông liên tục xấu đi nhanh chóng buộc phải đặt nội khí quản vào ngày 17-2 tại Bệnh viện Chữ thập đỏ Vũ Hán. 

Phương pháp này vẫn không duy trì được lượng oxy trong máu, bệnh nhân nguy kịch và được điều trị bằng kỹ thuật oxy hóa máu qua màng ngoài cơ thể (ECMO) - một kỹ thuật sử dụng hệ thống nhân tạo để hỗ trợ tạm thời chức năng tim phổi từ ngày 18-2.

Trong hơn một tháng tiếp theo, tình trạng của ông vẫn tiếp tục trở nên tồi tệ hơn. Mặc dù các xét nghiệm chỉ ra rằng bệnh nhân đã âm tính virus, nhưng những biến chứng xơ phổi dẫn đến suy hô hấp khiến ông đứng trên bờ vực cái chết.

Ca phẫu thuật ghép phổi kéo dài 6 giờ được thực hiện vào ngày 20-4, với phần phổi được một bệnh nhân chết não cùng ngày hiến tặng.

Theo chia sẻ của Lin Huiqing, trưởng khoa phẫu thuật lồng ngực Bệnh viện Renmin, đây là một nhiệm vụ thách thức cả tâm lý và thể chất với các y bác sĩ. Nguyên nhân vì bệnh nhân đã cao tuổi, được đánh giá là đang ở giai đoạn cuối của COVID-19 nên việc đảm bảo cơ thể tương thích và tiếp nhận được nội tạng mới cực kỳ khó khăn.

Ngày 22-4, khoảng 44 giờ sau khi cấy ghép, hệ thống ECMO hỗ trợ trên cơ thể bệnh nhân được gỡ bỏ. Ông Cui An hồi phục, hoàn toàn tỉnh táo.

Đến ngày 4-5, ông đã có thể nuốt, uống, ho, nói cũng như ngồi dậy.

Theo Wang Gaohua, giám đốc Bệnh viện Renmin, ông An là bệnh nhân sử dụng hệ thống ECMO lâu nhất thế giới trước khi phẫu thuật ghép phổi. Hiện tại ông An đang được tập vật lý trị liệu phục hồi sức mạnh cơ bắp sau khi nằm liệt giường trong một thời gian dài.

Tại Việt Nam, phi công người Anh - bệnh nhân 91 - hiện đang có sức khỏe xấu. Hội đồng chuyên môn của Bộ Y tế cũng đang đề xuất phương án ghép phổi cho bệnh nhân này.

Đề nghị ghép phổi cho bệnh nhân phi công người Anh

TTO - Tại cuộc họp của Hội đồng chuyên môn của Bộ Y tế với các tổ chức quốc tế về chiến lược xét nghiệm, điều trị COVID-19 trong giai đoạn mới, vừa được tổ chức tại Bộ Y tế, Hội đồng chuyên môn đã cho biết phương án này.

KA KA (Theo CGTN)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Công an Đắk Lắk yêu cầu cung cấp hồ sơ bệnh nhân tử vong tại các bệnh viện có dấu hiệu tội phạm

Công an Đắk Lắk cho rằng các vụ bệnh nhân tử vong có dấu hiệu tội phạm, bệnh viện bàn giao cho gia đình mai táng gây khó khăn nên đề nghị cung cấp hồ sơ để điều tra.

Công an Đắk Lắk yêu cầu cung cấp hồ sơ bệnh nhân tử vong tại các bệnh viện có dấu hiệu tội phạm

Sau vụ chỉ số chống nắng ghi 50 nhưng kiểm nghiệm 2,4: Tăng cường kiểm nghiệm sản phẩm chống nắng

Cục Quản lý dược, Bộ Y tế vừa có văn bản đề nghị các sở y tế tỉnh thành và các cơ sở sản xuất, kinh doanh tăng cường công tác quản lý mỹ phẩm đối với sản phẩm chống nắng.

Sau vụ chỉ số chống nắng ghi 50 nhưng kiểm nghiệm 2,4: Tăng cường kiểm nghiệm sản phẩm chống nắng

Thông tin ivermectin chữa 'bách bệnh' kể cả COVID-19 và ung thư là sai sự thật

Những năm gần đây, thuốc chống giun sán ivermectin liên tục được lan truyền trên mạng xã hội như một “thần dược” có thể chữa khỏi COVID-19 và ung thư. Tuy nhiên giới chuyên môn khẳng định thông tin này là sai sự thật.

Thông tin ivermectin chữa 'bách bệnh' kể cả COVID-19 và ung thư là sai sự thật

Cách ly phòng COVID-19 hiện nay có còn cần thiết?

Thời điểm đại dịch COVID-19 xuất hiện đầu năm 2020 tại Việt Nam, những người tiếp xúc gần 2m đã thuộc diện nghi nhiễm và phải cách ly, người bệnh phải cách ly 14 ngày. Còn hiện nay, việc thực hiện cách ly COVID-19 như thế nào?

Cách ly phòng COVID-19 hiện nay có còn cần thiết?

'Thắp' nụ cười cho người bệnh ung thư tại TP.HCM qua tranh ảnh

Suốt nửa năm qua, một nhóm người trẻ tại TP.HCM vẫn miệt mài treo tranh, ảnh, “thắp” nụ cười cho những người bệnh ung thư thông qua dự án “Một bức tranh - Nhiều hy vọng”.

'Thắp' nụ cười cho người bệnh ung thư tại TP.HCM qua tranh ảnh

Sốt xuất huyết vào mùa, ba việc cần làm ngay trước khi quá muộn

Mỗi năm, sốt xuất huyết lại bùng phát vào mùa mưa khiến hàng ngàn trẻ em phải nhập viện, nhiều ca trở nặng nguy hiểm tính mạng. Bà con mình cần làm ngay ba việc quan trọng.

Sốt xuất huyết vào mùa, ba việc cần làm ngay trước khi quá muộn
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar