04/12/2017 15:01 GMT+7

Bệnh Alzheimer

Nguồn: Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe Quảng Ninh
Nguồn: Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe Quảng Ninh

Bệnh Alzheimer là một bệnh thoái hóa não nguyên phát, căn nguyên chưa rõ ràng, biểu hiện bằng trạng thái mất trí tiến triển, không phục hồi.

Bệnh Alzheimer - Ảnh 1.

Bệnh thường khởi phát ở lứa tuổi trên 65, có thể thấp hoặc cao hơn tuổi 65. Tỷ lệ bệnh Alzheimer ở người trên 65 tuổi chiếm tỷ lệ 5% và ở nhóm người trên 85 tuổi là 20%. Về lâm sàng, trạng thái mất trí tiến triển thường khởi đầu bằng rối loạn trí nhớ, các rối loạn ngôn ngữ, rối loạn hoạt động, rối loạn trí tuệ.

Biểu hiện của người bệnh Alzheimer

- Quên tên: lãng quên tên (tên bố, mẹ, vợ, con…) lặp đi, lặp lại nhiều lần trong ngày. Cuối cùng là quên tên của mình.

- Hay ghi chép lặt vặt (tạo tiền đề để nhớ).

- Tìm mọi cách để phủ nhận những sa sút trí nhớ của mình.

- Gọi điện cho người thân nhiều lần (gọi xong lại quên, gọi lại).

- Lẫn lộn các đồ vật, nhầm ngày, tháng, năm.

Các biểu hiện người nhà nhìn thấy:

- Mất trí nhớ: là triệu chứng đầu tiên và xuất hiện rất sớm, ngày càng nặng và không hồi phục. Bệnh nhân thường mất trí nhớ gần như quên những sự vật mới xảy ra. Dần dần họ quên ngày, tháng, quên tên vợ con của mình. Khi ra khỏi nhà thì quên đường về, quên rửa mặt, quên cài cúc áo, quên mặt vợ hoặc chồng của mình.

- Rối loạn ngôn ngữ: thường biểu hiện sớm và khó tìm từ để biểu hiện ý tưởng. Họ khó phát âm, nói không trôi chảy sau đó mất ngôn ngữ, nói xong nhưng không hiểu mình vừa nói gì.

- Rối loạn phối hợp động tác: Người bệnh không chú ý đến trang phục, mặc quần áo, khó thực hiện được công việc hàng ngày. Bệnh nhân yếu run cơ hoặc rung giật, hay có thể bị chuột rút vì vậy ảnh hưởng đến các công việc vệ sinh cá nhân như tắm, rửa, thay quần áo…

- Rối loạn chức năng nhận thức: Rối loạn trí nhớ và chú ý dẫn đến rối loạn khả năng nhận thức. Người bệnh có rối loạn khả năng định hướng không gian, thời gian, mất khả năng tính toán đơn giản, mất khả năng đánh giá…

- Trầm cảm thường xuất hiện ở giai đoạn sớm, theo các nhà nghiên cứu về tâm thần kinh thì đa số người bệnh có trầm cảm. Tuy nhiên các biểu hiện trầm cảm là không ổn định. Có lúc người bệnh có ý định tự sát, nhưng sau đó lại xuất hiện khoái cảm.

Hình ảnh chụp cắt lớp (CT Scanner) não và chụp cộng hưởng từ (MRI) não có hình ảnh teo não lan toả, giãn rộng các não thất.

Điều trị bệnh Alzheimer

Các biện pháp điều trị chung

- Tạo môi trường tâm lý xã hội cho người cao tuổi. Không nên thay đổi chỗ ở, tạo điều kiện cho họ tham gia sinh hoạt các câu lạc bộ sức khỏe ngoài trời, câu lạc bộ người cao tuổi.

- Chế độ dinh dưỡng đầy đủ, hợp lý, cung cấp đầy đủ các yếu tố vi lượng như canxi, phốt pho, không lạm dụng rượu, thuốc lá.

- Điều trị các bệnh kết hợp như các bệnh phổi, tim mạch, đái tháo đường…

Điều trị bằng thuốc

- Các chất cholinergic: Rivastigmine (exelon) là một chất ức chế men acetylcholinesterase, thuốc có tác dụng chọn lọc trên enzym đích ở hồi hải mã và vỏ não, những vùng này bị ảnh hưởng nhiều nhất trong bệnh Alzheimer. Thuốc exelon nói chung dung nạp tốt, nhưng vẫn có vài tác dụng không mong muốn như buồn nôn, nôn, chậm nhịp tim.

- Ngoài ra, còn sử dụng các thuốc như nivalin, gliatylin cũng cho kết quả khả quan. Các thuốc trên chỉ có tác dụng làm chậm sự tiến triển của bệnh Alzheimer chứ không điều trị khỏi bệnh.

- Nếu người bệnh có các biểu hiện trầm cảm, hoang tưởng, ảo giác đi kèm thì cần điều trị bằng các thuốc chống trầm cảm và thuốc an thần. Việc điều trị này phải do bác sĩ chuyên khoa bảo vệ sức khỏe tâm thần đảm nhiệm. Liều thuốc chỉ dùng bằng 1/3 đến 1/2 liều người lớn thông thường. Khi người bệnh có kích động, trầm cảm, hoang tưởng, ảo giác nặng thì phải vào các cơ sở y tế chuyên ngành để điều trị.

Phòng chống bệnh Alzheimer

- Các nghiên cứu dịch tễ đưa ra kết luận rằng các hoạt động như đánh cờ hoặc những mối tương tác xã hội có khả năng làm giảm nguy cơ mắc bệnh, mặc dù không tìm thấy được mối quan hệ nhân quả nào.

- Hiện nay không có bất kỳ một bằng chứng dứt khoát nào hỗ trợ đặc biệt hiệu quả cho các biện pháp ngăn chặn hoặc trì hoãn sự khởi đầu của bệnh. Tuy nhiên các nghiên cứu dịch tễ học đã đề xuất mối quan hệ giữa các yếu tố nhất định, chẳng hạn mối liên hệ giữa chế độ ăn uống, nguy cơ tim mạch, sản phẩm dược phẩm, sản phẩm công nghệ thông tin cho thấy số người bệnh ngày một tăng. Mặc dù các yếu tố tim mạch như tăng cholesterol hoặc bệnh cao huyết áp, tiểu đường và hút thuốc lá đang được cho là liên kết với một nguy cơ khởi phát và phát triển bệnh Alzheimer nhưng statin là loại thuốc làm giảm cholesterol vẫn chưa chứng minh được hiệu quả trong việc phòng chống hoặc cải thiện tiến trình phát triển bệnh. Chế độ ăn kiêng của người vùng Địa Trung Hải, trong đó bao gồm trái cây và rau quả, bánh mì, lúa mì và ngũ cốc khác, dầu ô liu, cá, rượu vang đỏ có thể làm giảm rủi ro mắc bệnh Alzheimer. Việc sử dụng vitamin không tìm thấy bằng chứng đủ hiệu quả để khuyến cáo trong việc phòng chống và điều trị bệnh  như vitamin C, E, hoặc axit folic, có hoặc không có vitamin B12. Thử nghiệm kiểm tra acid folic (sắt) và vitamin B khác không cho thấy bất kỳ liên kết quan trọng với suy giảm nhận thức.

Những người tham gia vào các hoạt động trí tuệ như đọc sách, chơi trò chơi của các hội người cao tuổi như hoàn thành câu đố ô chữ, chơi nhạc cụ, hoặc tương tác xã hội thường xuyên cho thấy giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer. Điều này tương thích với các lý thuyết dự trữ nhận thức, trong đó nêu rằng một số kinh nghiệm đời sống cho kết quả hoạt động thần kinh hiệu quả hơn việc cung cấp dự trữ một nhận thức cá nhân trong sự trì hoãn việc khởi đầu của những biểu hiện mất trí nhớ .

Chăm sóc tại nhà

- Bệnh Alzheimer không thể chữa được và dần dần nó sẽ làm cho người bệnh không có khả năng đáp ứng những nhu cầu riêng của họ, cho nên việc chăm sóc phải được quản lý chặt chẽ trong quá trình của bệnh.

- Trong giai đoạn đầu và giữa, sửa đổi môi trường sống và lối sống có thể tăng tính an toàn cho người bệnh và giảm gánh nặng cho người chăm sóc. Người bệnh có thể không có khả năng tự ăn uống. Do đó, yêu cầu thực phẩm được cắt thành từng miếng nhỏ hoặc nghiền vì khi người bệnh ăn nuốt sẽ rất khó khăn, cho nên phải sử dụng các ống dẫn thức ăn. Trong trường hợp này, hiệu quả y tế và đạo đức của việc chăm sóc người bệnh là một yếu tố quan trọng của những người chăm sóc và các thành viên trong gia đình.

- Khi bệnh tiến triển hoặc gia đình nhận thấy, các vấn đề về bệnh khác nhau có thể xuất hiện như bệnh răng miệng, suy dinh dưỡng, vệ sinh da, hô hấp hoặc nhiễm trùng mắt; gia đình và người thân cần chăm sóc thật cẩn thận mới có thể phòng, chữa bệnh hiệu quả./.

Nguồn: Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe Quảng Ninh

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Kính mát có thể gây ung thư?

Một tài khoản mạng xã hội có hơn 700.000 lượt theo dõi loan truyền kính mát gây ung thư, khiến dư luận mạng xôn xao.

Kính mát có thể gây ung thư?

Long Châu hợp tác với OMRON mang thiết bị đo huyết áp tích hợp điện tâm đồ (ECG) đến người dùng Việt

Với tầm nhìn chung trong việc đưa các thiết bị y tế thế hệ mới, dễ sử dụng và tích hợp công nghệ thông minh đến gần hơn với cộng đồng, Long Châu đã hợp tác cùng OMRON – thương hiệu uy tín trong lĩnh vực giải pháp theo dõi sức khỏe tại nhà

Long Châu hợp tác với OMRON mang thiết bị đo huyết áp tích hợp điện tâm đồ (ECG) đến người dùng Việt

Làm rõ tin đồn COVID-19 do Big Pharma tạo ra và mọi thứ tệ hơn do vắc xin

Thông tin lan truyền trên mạng cáo buộc dịch COVID-19 là do các hãng dược lớn tạo ra và vắc xin khiến tình hình tệ hơn. Sự thật là gì?

Làm rõ tin đồn COVID-19 do Big Pharma tạo ra và mọi thứ tệ hơn do vắc xin

Sau bê bối tiêu cực trong giám định tâm thần: Bộ Y tế siết chặt quản lý thế nào?

Sau những lùm xùm liên quan đến tiêu cực trong công tác giám định tâm thần thời gian qua, Bộ Y tế vừa ban hành thông tư mới quy định tiêu chuẩn bổ nhiệm các chức danh này, bổ sung thêm tiêu chuẩn về đạo đức, nhận thức chính trị.

Sau bê bối tiêu cực trong giám định tâm thần: Bộ Y tế siết chặt quản lý thế nào?

Thực phẩm chức năng lập lờ công dụng: Bộ Y tế sẽ kiểm soát chất lượng từ phòng thí nghiệm

Bộ Y tế đang lấy ý kiến dự thảo nghị định sửa đổi, thay thế nghị định 15 về quản lý an toàn thực phẩm, với hàng loạt quy định mới nhằm bịt kín kẽ hở trong quản lý thực phẩm chức năng và thực phẩm bổ sung.

Thực phẩm chức năng lập lờ công dụng: Bộ Y tế sẽ kiểm soát chất lượng từ phòng thí nghiệm

Khám bảo hiểm y tế sau sáp nhập thế nào?

Không còn xã, cũng chẳng còn huyện hay tỉnh như thông tin đã ghi trên thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) nhiều người dân băn khoăn liệu có thể khám chữa bệnh BHYT hay phải đổi lại thẻ BHYT?

Khám bảo hiểm y tế sau sáp nhập thế nào?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar