12/10/2022 12:10 GMT+7

Bầy ong đực đánh nhau giành con cái thắng giải Nhiếp ảnh Động vật hoang dã

MINH HẢI (Theo NHM)
MINH HẢI (Theo NHM)

TTO - Những bức ảnh chiến thắng cuộc thi ảnh Động vật hoang dã vừa được Bảo tàng Lịch sử Quốc gia London công bố. Ban tổ chức cuộc thi nhận định các bức ảnh đều thể hiện được vẻ đẹp nghệ thuật nhiếp ảnh và chiều sâu của thiên nhiên hoang dã.

Bầy ong đực đánh nhau giành con cái thắng giải Nhiếp ảnh Động vật hoang dã - Ảnh 1.

Bức ảnh của Karine Aigner chụp một bầy ong đực đấu nhau giành con cái đã đoạt giải cao nhất cuộc thi Nhiếp ảnh Động vật hoang dã 2022.

Giành chiến thắng chung cuộc năm nay là nhiếp ảnh gia người Mỹ Karine Aigner. Bức ảnh trong hạng mục "Hành vi: Động vật không xương sống" chụp cảnh bầy ong đực đang chiến đấu tranh giành một con ong cái trên bãi cát ở phía nam bang Texas. Chúng tạo thành một quả cầu vây quanh con cái. 

Theo Karine Aigner, loài ong ở Mỹ đang đối diện với nguy cơ suy giảm số lượng do ảnh hưởng của thuốc trừ sâu và biến đổi khí hậu.

Kết quả của cuộc thi vừa được Bảo tàng Lịch sử Quốc gia London, đơn vị tổ chức cuộc thi Nhiếp ảnh Động vật hoang dã, công bố hôm 11-10. Cuộc thi năm nay thu hút tới 38.575 ảnh dự thi từ hàng nghìn nhiếp ảnh gia từ 93 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Các bức ảnh chiến thắng được ban tổ chức cuộc thi đánh giá rất cao vì thể hiện được vẻ đẹp cùng chiều sâu của thiên nhiên, động vật hoang dã và đa dạng sinh học. Không chỉ thế, những bức ảnh cũng gợi lên trong lòng người xem những suy tư, trăn trở về tác động của con người, của biến đổi khí hậu đến những loài đang sống trên Trái đất và nhu cầu cấp thiết để bảo vệ các loài.

Những bức ảnh chiến thắng và đẹp nhất sẽ được trưng bày như một phần của triển lãm Nhiếp ảnh gia Động vật hoang dã từ ngày 14-10 tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia London. Triển lãm cũng sẽ được mở thêm tại các địa điểm ở Úc, Canada, Đan Mạch, Pháp, Đức, New Zealand, Thụy Sĩ, Mỹ.

Ngay sau đó, cuộc thi Nhiếp ảnh Động vật hoang dã năm tiếp theo cũng sẽ được khởi động, mở ra cho các nhiếp ảnh gia ở mọi lứa tuổi, quốc tịch và trình độ.

Bầy ong đực đánh nhau giành con cái thắng giải Nhiếp ảnh Động vật hoang dã - Ảnh 2.

Giải Nhiếp ảnh gia động vật hoang dã trẻ của năm 2022 thuộc về Katanyou Wuttichaitanakorn, 16 tuổi, người Thái Lan. Katanyou Wuttichaitanakorn đã chụp được hình ảnh cận cảnh chi tiết đến kinh ngạc về khoang miệng của một con cá voi đang trồi lên mặt nước khi săn mồi.

Bầy ong đực đánh nhau giành con cái thắng giải Nhiếp ảnh Động vật hoang dã - Ảnh 3.

Ở hạng mục "Dưới nước", Tony Wu đoạt giải cao nhất với bức ảnh có phần ma mị về "vũ điệu sinh sản" của một con sao biển khổng lồ. Loài sao biển sẽ thực hiện một loạt động tác trồi lên, lắc lư, nhấp nhô và vặn vẹo cơ thể để có thể giúp giải phóng trứng hoặc tinh trùng.

Bầy ong đực đánh nhau giành con cái thắng giải Nhiếp ảnh Động vật hoang dã - Ảnh 4.

Một trong những bức ảnh chiến thắng gây ấn tượng với ban tổ chức là của Richard Robinson, nhiếp ảnh gia người New Zealand đã mạo hiểm đưa thuyền tiến đến sát những con cá voi và dùng thiết bị hỗ trợ để ghi lại khoảnh khắc hai chú cá voi đang giao phối trong làn nước tối. Được người Maori gọi là tohorā, quần thể cá voi trong vùng biển của New Zealand đã bị săn đuổi đến mức gần như tuyệt chủng vào những năm 1800, vì vậy giờ đây mỗi con được sinh ra sẽ đều mang lại hy vọng mới cho những người yêu chúng.

Bầy ong đực đánh nhau giành con cái thắng giải Nhiếp ảnh Động vật hoang dã - Ảnh 5.

Giành giải ở hạng mục Động vật trong môi trường của chúng là nhiếp ảnh gia Daniel Mideros (Ecuador) với bức ảnh gợi cảm giác cô độc đến thê lương về một chú gấu gầy nhom đứng giữa vùng cao nguyên gần thủ đô Quito của Ecuador. Xung quanh không có cây xanh, những thảm cỏ cháy và làn khói đốt rừng làm ruộng bậc thang cùng vài tòa nhà mờ ảo phía xa đã lột tả rõ ràng nhất về nguy cơ mất môi trường sống của loài động vật này.


José Juan Hernández Martinez (Tây Ban Nha) giành giải hạng mục Chân dung động vật. Bức ảnh chụp chú chim ô tác đang căng phồng chiếc diều với nhúm lông tuyệt đẹp của mình sau màn múa tán tỉnh con mái dưới ánh trăng tại quần đảo Canary. Loài chim ô tác có tập tính mỗi năm vào mùa sinh sản sẽ quay lại một địa điểm nhất định. Chúng cố phồng diều, ưỡn ngực để chùm lông phía trước xòe ra và ngửa đầu ra sau, chạy tới chạy lui để múa mời gọi bạn tình.

Bầy ong đực đánh nhau giành con cái thắng giải Nhiếp ảnh Động vật hoang dã - Ảnh 6.

Nhiếp ảnh gia Fernando Constantino Martínez Belmar (Mexico) đã chờ đợi trong bóng tối hàng giờ liền để bắt kịp khoảnh khắc một con rắn chuột Yucatan vồ lấy một con dơi. Bức ảnh đoạt giải hạng mục Tập tính động vật lưỡng cư và bò sát.

Bầy ong đực đánh nhau giành con cái thắng giải Nhiếp ảnh Động vật hoang dã - Ảnh 7.

Tại hạng mục ảnh Hành vi loài chim, nhiếp ảnh gia Nick Kanakis (Mỹ) chiến thắng với bức ảnh một con chim hồng tước ngực xám đang kiếm ăn. Giống như hầu hết loài chim kiếm ăn dưới mặt đất, chim hồng tước ngực xám sẽ áp tai xuống đất để lắng nghe tiếng côn trùng nhỏ. Loài này nghe tốt nhưng thị giác kém, thường phát ra những tiếng kêu khá ồn ào, réo rắt trong khi ẩn mình trong bụi rậm.

Độc đáo hình ảnh cuộc sống động vật hoang dã chốn phố thị của nhiếp ảnh gia thế giới

TTO - Những sinh vật hoang dã chốn phố thị được các nhiếp ảnh gia và ban tố chức đặc biệt tôn vinh tại Urban Wildlife Photography Awards 2022 - cuộc thi do Picfair, thương hiệu hàng đầu trong lĩnh vực nhiếp ảnh, tổ chức.

MINH HẢI (Theo NHM)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Động đất mạnh 5 độ ở Điện Biên

Trưa 16-5, tại khu vực huyện Mường Chà (tỉnh Điện Biên) xảy ra một trận động đất mạnh 5 độ (độ lớn M).

Động đất mạnh 5 độ ở Điện Biên

NASA ghi lại 'cầu vồng vũ trụ' tuyệt đẹp trong ánh sáng hoàng đạo

NASA vừa công bố những hình ảnh đầu tiên, trong đó nổi bật là bức ảnh mô phỏng một 'cầu vồng' đầy màu sắc từ ánh sáng hoàng đạo.

NASA ghi lại 'cầu vồng vũ trụ' tuyệt đẹp trong ánh sáng hoàng đạo

Quầng Mặt trời liên tục xuất hiện có bất thường?

Những ngày qua, quầng Mặt trời (hào quang Mặt trời) xuất hiện ở các tỉnh phía Bắc, Trung, Nam, mới đây nhất là tại Hà Nội trưa 15-5.

Quầng Mặt trời liên tục xuất hiện có bất thường?

Máy quay hé lộ sinh vật bí ẩn có 24 xúc tu dưới đáy biển

Một sinh vật bí ẩn có 24 xúc tu vừa được máy quay phát hiện nằm sâu dưới đáy biển.

Máy quay hé lộ sinh vật bí ẩn có 24 xúc tu dưới đáy biển

Lần đầu chụp được ảnh cực quang trên sao Hỏa

Lần đầu tiên cực quang được ghi nhận từ bề mặt của một hành tinh không phải Trái đất: sao Hỏa.

Lần đầu chụp được ảnh cực quang trên sao Hỏa

Làm việc quá giờ có thể gây biến đổi cấu trúc não

Các nhà khoa học cảnh báo làm việc quá giờ có thể dẫn đến những thay đổi trong cấu trúc não, ảnh hưởng đến khả năng ghi nhớ, tư duy và sức khỏe tâm thần.

Làm việc quá giờ có thể gây biến đổi cấu trúc não
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar