12/11/2019 15:18 GMT+7

Bầu trời Sydney đỏ quạch, lần đầu tiên lục địa Úc không một giọt mưa

PHÚC LONG
PHÚC LONG

TTO - Giữa lúc chính quyền Úc loan báo tình trạng khẩn cấp do cháy rừng, các nhà khí tượng ghi nhận ngày 11-11 là ngày mà trên toàn lãnh thổ 7,6 triệu km2 của lục địa Úc không có một giọt mưa nào, lần đầu tiên trong lịch sử.

Bầu trời Sydney đỏ quạch, lần đầu tiên lục địa Úc không một giọt mưa - Ảnh 1.

Một đám cháy đã vượt tầm kiểm soát nằm cách Sydney 350km về phía bắc sáng 12-11 - Ảnh: AFP

Theo báo Sydney Morning Herald, Cơ quan Khí tượng Úc (BOM) vừa có một ghi nhận bất thường, đó là cả ngày 11-11, trên toàn lục địa Úc rộng mênh mông trời không đổ một giọt mưa, chỉ trừ một khu vực rất nhỏ ngoài khơi vùng Kimberley, tây bắc Úc, và phía tây đảo Tasmania.

Sự việc kỳ lạ này khiến các chuyên gia của BOM phải lật lại toàn bộ tài liệu, so sánh các ghi chép từ những ngày đầu của ngành khí tượng hiện đại, và kết quả khiến họ hết sức kinh ngạc.

"Cả nhóm không thể tìm thấy một ngày, khi mà mưa không xuất hiện ở bất cứ nơi đâu trên lục địa Úc" - người phát ngôn của BOM cho biết.

Giới quan sát thời tiết ở Úc đồng tình rằng hiện tượng mưa "né" toàn bộ lục địa rộng đến 7,6 triệu km2 là chuyện vô cùng hiếm, nguyên nhân có thể do trận hạn hán mạnh đang hoành hành miền tây Úc, cộng với mùa mưa đến trễ ở miền bắc.

Bầu trời Sydney đỏ quạch, lần đầu tiên lục địa Úc không một giọt mưa - Ảnh 2.

Khói cháy rừng bao phủ toàn bộ thành phố Sydney vào rạng sáng 12-11 - Ảnh: CNN

Giữa lúc này, sáng 12-11, tình trạng cháy rừng đã được nâng lên đến mức "thảm họa" ở 3 khu vực thuộc bang New South Wales (NSW) của Úc, cảnh báo "tình trạng khẩn cấp" liên tục được ban bố theo thời gian.

Hình ảnh cho thấy thủ phủ Sydney của NSW bị bao trùm bởi màn khói đặc quánh, khiến bầu không khí ngả sang màu đỏ cam vào lúc bình minh.

Đài CNN của Mỹ bình luận đây là một ngày hiếm hoi khi một thành phố của Úc bị ô nhiễm không khí ngang cỡ... Bắc Kinh. Đến trưa 12-11, chỉ số ô nhiễm của Sydney đạt mức 153 (nguy hiểm), trong khi Bắc Kinh là 142.

Trong khi lính cứu hỏa đang vật lộn với lửa, trận chiến chính trị do cháy rừng cũng nổ ra trên khắp nước Úc.

Sáng nay, hàng trăm người tụ tập trước tòa nhà lập pháp NSW kêu gọi chính quyền hỗ trợ lực lượng cứu hỏa và hành động nhiều hơn chống biến đổi khí hậu.

Một trong những tòa báo lớn của Úc - tờ Sydney Morning Herald - đăng bài xã luận mang tựa đề "Bàn về biến đổi khí hậu không phải xúc phạm đến các nạn nhân cháy rừng".

Tuy nhiên, hiện chính phủ Canberra chỉ tập trung vào cuộc khủng hoảng trước mắt, chưa vị nào đề cập đến tác động của khí hậu đến cháy rừng ở nước này.

Bầu trời Sydney đỏ quạch, lần đầu tiên lục địa Úc không một giọt mưa - Ảnh 3.

Một cư dân Úc sống ở NSW đăng tấm hình sân nhà ông mù mịt khói trên Instagram

Bầu trời Sydney đỏ quạch, lần đầu tiên lục địa Úc không một giọt mưa - Ảnh 4.

Lính cứu hỏa Úc dập lửa trong công viên quốc gia thuộc bang NSW ngày 12-11 - Ảnh: AFP

Bầu trời Sydney đỏ quạch, lần đầu tiên lục địa Úc không một giọt mưa - Ảnh 5.

Người dân địa phương cùng dập tắt các đám cháy ở New South Wales - Ảnh: REUTERS

Cháy rừng dữ dội tạo ra mây lửa, trời chuyển màu đỏ cam 'như tận thế'

TTO - Không chỉ khiến bầu trời chuyển sang màu đỏ cam, các đám cháy rừng ở Úc mạnh đến mức làm thay đổi cả thời tiết địa phương, hình thành nên các đám mây lửa có thể tạo ra sấm chớp. Đã có gần 10 người chết và mất tích.

PHÚC LONG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Đo lại độ dài sông sâu nhất thế giới, phát hiện dài hơn 1.000km so với trước

Một nhà khoa học Trung Quốc vừa sử dụng công nghệ vệ tinh để đo lại độ dài của con sông sâu nhất thế giới - sông Congo ở châu Phi, và phát hiện nó dài hơn nhiều so với các số liệu trước đó.

Đo lại độ dài sông sâu nhất thế giới, phát hiện dài hơn 1.000km so với trước

TP.HCM đưa ra 14 bài toán lớn về khoa học, công nghệ năm 2025

Các bài toán lớn được tổng hợp từ những nhu cầu thiết yếu của các sở, ban, ngành trên địa bàn TP.HCM, cần ứng dụng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

TP.HCM đưa ra 14 bài toán lớn về khoa học, công nghệ năm 2025

Chủ tịch Nguyễn Văn Được làm trưởng Ban Chỉ đạo phát triển khoa học, công nghệ

UBND TP.HCM vừa thành lập Ban Chỉ đạo của UBND TP.HCM về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và đề án 06 do Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Văn Được làm trưởng ban chỉ đạo.

Chủ tịch Nguyễn Văn Được làm trưởng Ban Chỉ đạo phát triển khoa học, công nghệ

Mây ngũ sắc kỳ thú xuất hiện trên bầu trời Hà Nội

Sau cơn mưa trước giờ tan tầm, bầu trời phía tây Hà Nội xuất hiện đám mây ngũ sắc khổng lồ với hình thù kỳ thú.

Mây ngũ sắc kỳ thú xuất hiện trên bầu trời Hà Nội

Phát hiện siêu vi khuẩn trong bệnh viện ăn nhựa y tế, trở nên nguy hiểm hơn

Nghiên cứu mới cho thấy siêu vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa có thể phát triển mạnh trong môi trường vô trùng bằng cách ăn nhựa y tế.

Phát hiện siêu vi khuẩn trong bệnh viện ăn nhựa y tế, trở nên nguy hiểm hơn

NASA công bố những bức ảnh xuất sắc nhất năm

Những bức ảnh đẹp nhất tại Giải thưởng Nhiếp ảnh gia của năm (Photographer of the Year Awards) vừa được NASA công bố.

NASA công bố những bức ảnh xuất sắc nhất năm
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar