09/11/2019 14:25 GMT+7

Cháy rừng dữ dội tạo ra mây lửa, trời chuyển màu đỏ cam 'như tận thế'

PHÚC LONG
PHÚC LONG

TTO - Không chỉ khiến bầu trời chuyển sang màu đỏ cam, các đám cháy rừng ở Úc mạnh đến mức làm thay đổi cả thời tiết địa phương, hình thành nên các đám mây lửa có thể tạo ra sấm chớp. Đã có gần 10 người chết và mất tích.

Cháy rừng dữ dội tạo ra mây lửa, trời chuyển màu đỏ cam như tận thế - Ảnh 1.

Bầu trời hóa màu đỏ do cháy rừng ở thị trấn Port Macquarie, bang New South Wales của Úc - Ảnh: Daily Telegraph

Cháy rừng thường xảy ra ở các bang Queensland và New South Wales (NSW) của Úc trong mùa xuân và đầu mùa hè, nhưng nền nhiệt nóng kỷ lục và trận hạn hán năm nay khiến các khu vực này đang phải trải qua trận bão lửa kinh hoàng nhất trong lịch sử.

Hình ảnh do dân Úc đăng trên mạng xã hội cho thấy bầu trời khắp nơi chuyển thành màu đỏ, cam đáng sợ do lửa quá lớn, trong khi màn khói dày đặc bao trùm các con đường và khu dân cư trên một diện tích rộng.

Đến sáng 9-11, có khoảng 70 đám cháy rừng lớn trên khắp bang NSW, trong đó 39 vị trí đã vượt tầm kiểm soát của con người.

Điều đáng sợ là các đám cháy mạnh đến mức thay đổi cả thời tiết địa phương, chúng hình thành nên các đám mây lửa vốn không gây mưa nhưng có thể tạo ra sấm chớp.

"Mây lửa rất nguy hiểm, xin cẩn thận đừng để bị kẹt ở ngoài đường" - Lực lượng cứu hỏa NSW (NSW RFS) cảnh báo người dân trên Twitter.

Cháy rừng dữ dội tạo ra mây lửa, trời chuyển màu đỏ cam như tận thế - Ảnh 2.

Bầu trời đỏ cam nhìn từ cửa sổ một ngôi nhà ở Lighthouse Beach - Ảnh: ABC NEWS

"Trong điều kiện gió mạnh và khô hạn tiếp tục duy trì, nhiều khả năng mức độ nghiêm trọng của lửa sẽ còn gia tăng" - ông Shane Fitzsimmons thuộc NSW RFS lo lắng.

Trả lời Đài CNN, Alex Beckton - cư dân thị trấn Old Bar nằm trên bờ biển NSW - cho biết ông đã di tản gia đình đến một câu lạc bộ lướt sóng địa phương sáng sớm thứ bảy sau khi phun nước lên căn nhà với hi vọng lửa sẽ không cháy lan.

"Đêm qua chúng tôi chứng kiến bầu trời chuyển sang màu đỏ cam. Tôi nghĩ nhiều người không thể ngủ được vì phải thức theo dõi tình hình suốt đêm" - ông Beckton cho biết.

Theo Đài Nine News của Úc, các đám cháy buộc nhà chức trách NSW phải đóng cửa nhiều đường giao thông và đường cao tốc, đồng thời khuyến cáo người dân không di chuyển nếu không thực sự cần thiết.

Khoảng 50 đám cháy khác cũng đang hoành hành bang Queensland lân cận, người dân một vài khu vực được yêu cầu di tản do lửa đã đe dọa đến khu vực dân cư.

Đã có gần 10 người chết và mất tích, trong khi hơn 1.000 lính cứu hỏa đang ra sức khống chế ngọn lửa.

Cháy rừng dữ dội tạo ra mây lửa, trời chuyển màu đỏ cam như tận thế - Ảnh 3.

Khói mù bao trùm Rainbow Flat ở NSW - Ảnh: Daily Telegraph

Các nhà khoa học cảnh báo mùa cháy rừng ở Úc sắp tới sẽ kéo dài hơn và cường độ dữ dội hơn do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

Trước đó, nhà chức trách Úc đã lo lắng về cháy rừng trước thềm những tháng nóng nhất sắp đến. Người ta xác nhận các năm 2017 và 2018 là năm nóng thứ 3 và 4 trong lịch sử khí tượng Úc.

Báo cáo khí hậu 2018 của Úc nhận định biến đổi khí hậu đã dẫn đến các đợt nóng khủng khiếp cũng như gia tăng mức độ dữ dội của thiên tai, ví dụ như hạn hán.

Thậm chí nếu nhiệt độ toàn cầu tăng trong giới hạn 2 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp như thỏa thuận Paris 2015 đạt được, các nhà khoa học tin rằng Úc vẫn sẽ đối mặt với những thảm họa nguy hiểm hơn.

Một số hình ảnh về cháy rừng đang diễn ra ở Úc:

Cháy rừng dữ dội tạo ra mây lửa, trời chuyển màu đỏ cam như tận thế - Ảnh 4.

Đây là Trái đất hay... địa ngục? Cảnh tượng ở ngôi làng Harrington thuộc bang NSW - Ảnh: Facebook Kelly-ann Oosterbeek

Cháy rừng dữ dội tạo ra mây lửa, trời chuyển màu đỏ cam như tận thế - Ảnh 5.

Một đám cháy ở thị trấn Forster, bang NSW ngày 8-11 - Ảnh: Facebook Jacki Pocock

Cháy rừng dữ dội tạo ra mây lửa, trời chuyển màu đỏ cam như tận thế - Ảnh 6.

Một ngôi nhà ở NSW bị cháy rụi đêm 8-11 - Ảnh: Daily Telegraph

Cháy rừng dữ dội tạo ra mây lửa, trời chuyển màu đỏ cam như tận thế - Ảnh 7.

Lính cứu hỏa Úc vật lộn với các đám cháy nguy hiểm - Ảnh: Daily Telegraph

Cháy rừng dữ dội tạo ra mây lửa, trời chuyển màu đỏ cam như tận thế - Ảnh 8.

Lính cứu hỏa cứu 2 chú chó gần Rainbow Flat, NSW trưa ngày 8-11 - Ảnh: Facebook Peter Ward

Cháy rừng dữ dội tạo ra mây lửa, trời chuyển màu đỏ cam như tận thế - Ảnh 9.

Nhiều đám cháy ở Port Macquarie và Harrington (NSW) đã vượt tầm kiểm soát - Ảnh: Daily Telegraph

Cháy rừng dữ dội tạo ra mây lửa, trời chuyển màu đỏ cam như tận thế - Ảnh 10.

Lửa bốc cao quá ngọn cây ở một ngôi làng NSW - Ảnh: ABC NEWS

Cháy rừng dữ dội tạo ra mây lửa, trời chuyển màu đỏ cam như tận thế - Ảnh 11.

Ảnh vệ tinh cho thấy khói từ các đám cháy lớn ở Úc lan đi rất xa - Ảnh: ABC NEWS

Bầu trời Indonesia đỏ như máu giữa ban ngày

TTO - Bầu trời trên một tỉnh của Indonesia đã chuyển sang màu đỏ như máu vào cuối tuần rồi do các vụ cháy rừng lan rộng đang hoành hành nước này. Dân mạng thậm chí so sánh nơi đây với sao Hỏa.

PHÚC LONG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Quầng Mặt trời liên tục xuất hiện có bất thường?

Những ngày qua, quầng Mặt trời (hào quang Mặt trời) xuất hiện ở các tỉnh phía Bắc, Trung, Nam, mới đây nhất là tại Hà Nội trưa 15-5.

Quầng Mặt trời liên tục xuất hiện có bất thường?

Máy quay hé lộ sinh vật bí ẩn có 24 xúc tu dưới đáy biển

Một sinh vật bí ẩn có 24 xúc tu vừa được máy quay phát hiện nằm sâu dưới đáy biển.

Máy quay hé lộ sinh vật bí ẩn có 24 xúc tu dưới đáy biển

Lần đầu chụp được ảnh cực quang trên sao Hỏa

Lần đầu tiên cực quang được ghi nhận từ bề mặt của một hành tinh không phải Trái đất: sao Hỏa.

Lần đầu chụp được ảnh cực quang trên sao Hỏa

Làm việc quá giờ có thể gây biến đổi cấu trúc não

Các nhà khoa học cảnh báo làm việc quá giờ có thể dẫn đến những thay đổi trong cấu trúc não, ảnh hưởng đến khả năng ghi nhớ, tư duy và sức khỏe tâm thần.

Làm việc quá giờ có thể gây biến đổi cấu trúc não

Tại sao con người uống kháng sinh lại khiến sông ô nhiễm?

Được công bố trên tạp chí PNAS Nexus, đây là nghiên cứu đầu tiên ước tính quy mô ô nhiễm sông ngòi toàn cầu từ việc sử dụng kháng sinh của con người.

Tại sao con người uống kháng sinh lại khiến sông ô nhiễm?

Xuất hiện hào quang vây quanh Mặt trời ở Quảng Ngãi

Trưa 14-5, hiện tượng vầng hào quang mặt trời (halo mặt trời) xuất hiện trên bầu trời Quảng Ngãi, kéo dài khoảng 90 phút.

Xuất hiện hào quang vây quanh Mặt trời ở Quảng Ngãi
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar