08/07/2016 11:13 GMT+7

"Bầu sữa ngân sách" nuôi các hội đoàn đến bao giờ?

C.V.KÌNH
C.V.KÌNH

TTO - VN đang có trên 52.000 hội đoàn, rất nhiều đang sống hoàn toàn bằng xin “bầu sữa ngân sách” hoặc sống một phần bằng tiền ngân sách.

Mỗi năm chi phí xã hội cho các hội đoàn có thể tới trên 68.000 tỉ đồng. Cần giảm bao cấp, giảm hành chính hóa các hội... Đó là nội dung tại cuộc hội thảo ngày 7-7 của Liên hiệp Các tổ chức khoa học kỹ thuật VN (VUSTA) bàn về dự thảo Luật về hội đã được Chính phủ trình lên Quốc hội.

Tham luận chung của ông Nguyễn Khắc Giang và Nguyễn Đức Thành (Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách - VEPR - Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội) cho biết qua nghiên cứu, tổng ngân sách nhà nước năm 2014 chi cho các hội - đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội lên tới khoảng 14.000 tỉ đồng.

Nếu tính cả nguồn thu từ hội phí, thu từ quản lý các loại quỹ và hợp tác quốc tế thì các hội đoàn, tổ chức trên mỗi năm thu được trên 27.900 tỉ đồng (khoảng 1,25 tỉ USD).

TS Hoàng Ngọc Giao, viện trưởng Viện Chính sách pháp luật và phát triển, đánh giá riêng số tiền 14.000 tỉ đồng đã cao gần gấp đôi ngân sách dành cho Bộ Giáo dục - đào tạo và Bộ Y tế...

Đặc biệt, ông Giao cũng trích dẫn nghiên cứu cho rằng nếu tính đủ cả chi phí kinh tế - xã hội, tức là gồm cả đất đai, nhà cửa, xe cộ và các tài sản khác, chi phí cho toàn hệ thống các hội đoàn mỗi năm dao động 45.600-68.100 tỉ đồng (tương đương 1-1,7% GDP).

Trong khi đó, theo tìm hiểu của Tuổi Trẻ, Chính phủ cũng đã công khai số liệu về biên chế tại các hội. Cụ thể, theo tờ trình Luật về hội của Chính phủ gửi lên Quốc hội thì tính đến tháng 12-2014 cả nước đã có tới 52.565 hội (483 hội hoạt động phạm vi cả nước và 52.082 hội hoạt động phạm vi địa phương).

Biên chế năm 2015 đã giao cho các hội đặc thù là 7.445 biên chế. Với số lượng người như trên, ông Hoàng Ngọc Giao nhận xét chi phí cũng không thể nhỏ.

Theo ông Hoàng Ngọc Giao, dự thảo Luật về hội lần này đã không quy định về cơ chế, tiêu chí, điều kiện thành lập, phân bổ kinh phí, giám sát hoạt động của các hội đoàn đang được Nhà nước đảm bảo kinh phí.

Vì vậy, ông cho rằng đây là “sự khiếm khuyết” đã bỏ mất cơ hội sử dụng công cụ pháp luật để tăng cường hiệu quả hoạt động của các tổ chức hội kể trên, giảm thiểu xu thế bao cấp, tăng khả năng tự chủ.

Trong khi đó, ông Giao khẳng định hoàn toàn có thể xây dựng quy định mà qua đó có thể giảm thiểu, tiến tới xóa bỏ bao cấp với hội.

Bởi ngay cả hội do Đảng, Nhà nước thành lập thì nguyên tắc kinh phí gắn liền với nhiệm vụ được giao sẽ giúp hạn chế lập hội và xin kinh phí tràn lan, giảm khả năng lãng phí, tham nhũng, hành chính hóa các hội...

Với các hội thành lập mới, ông Hoàng Ngọc Giao đánh giá dự thảo luật lại có các quy định không phù hợp khiến quyền lập hội của dân bị hạn chế.

Đơn cử quy định “lĩnh vực hoạt động chính của hội không được trùng lặp với hội đã thành lập trước đó”, theo ông Giao, có thể khiến trong một lĩnh vực chỉ được thành lập một hội, không bình đẳng và thực tế là hạn chế quyền lập hội của dân.

C.V.KÌNH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

TP.HCM mới họp phiên đầu tiên về kinh tế - xã hội, đánh giá tác động thuế đối ứng Mỹ

Sáng 4-7, UBND TP.HCM tổ chức phiên họp về tình hình, kết quả kinh tế - xã hội tháng 6 đầu năm và nhiệm vụ, giải pháp 6 tháng cuối năm 2025.

TP.HCM mới họp phiên đầu tiên về kinh tế - xã hội, đánh giá tác động thuế đối ứng Mỹ

Sáp nhập không tạo ra ngay các 'siêu điểm đến'

Ngành du lịch Việt Nam đang đứng trước một thử thách lớn tiếp theo, đó là chuyển đổi mô hình quản trị trong bối cảnh sáp nhập địa giới hành chính.

Sáp nhập không tạo ra ngay các 'siêu điểm đến'

Giá đất ‘trên trời’ là vấn đề với thị trường bất động sản

Thị trường bất động sản được gỡ vướng, thủ tục nhanh hơn nhưng giá đất 'trên trời', mức độ 'bong bóng' cao đang gây áp lực lớn cho thị trường.

Giá đất ‘trên trời’ là vấn đề với thị trường bất động sản

Cuộc đua thương mại trước 'giờ G' thuế quan Mỹ

Các đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ đang tất bật đàm phán với chính quyền ông Trump trước hạn chót ngày 9-7, trong bối cảnh nguy cơ thuế quan tăng mạnh đang cận kề.

Cuộc đua thương mại trước 'giờ G' thuế quan Mỹ

Cơ hội để Việt Nam tái cấu trúc kinh tế

Trong cuộc điện đàm tối 2-7, Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định với Tổng Bí thư Tô Lâm việc Mỹ sẽ cắt giảm đáng kể thuế đối ứng cho nhiều hàng hóa của Việt Nam, tiếp tục hợp tác giải quyết các vướng mắc trong quan hệ hai nước.

Cơ hội để Việt Nam tái cấu trúc kinh tế

Đàm phán Thuế đối ứng Việt - Mỹ: Chờ đợi kết quả chính thức

Tổng thống Mỹ đánh giá cao việc Việt Nam cam kết dành quyền tiếp cận thị trường ưu đãi cho hàng hóa của Mỹ, trong đó có xe ô tô phân khối lớn.

Đàm phán Thuế đối ứng Việt - Mỹ: Chờ đợi kết quả chính thức
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar