22/04/2007 03:43 GMT+7

Bầu cử tổng thống Pháp và cá ngựa

  DANH ĐỨC
  DANH ĐỨC

TT - Trên khắp nước Pháp, nhan nhản những quán trưng bảng “PMU”(hãng ghi cá ngựa) để cho bàn dân thiên hạ ghé vào ghi độ. PMU khoe rằng cá ngựa là “đam mê và một trong những biểu tượng của nước Pháp”!

Cũng có lý nếu biết rằng cái định chế chuyên tổ chức cá ngựa đã 116 năm tuổi này còn lâu đời hơn cả đệ tứ, đệ ngũ Cộng hòa Pháp gộp lại. Đại chúng đến nỗi có cả một độ đua mang tên “giải thưởng của tổng thống Cộng hòa”.

Phóng to
Kết quả thăm dò mới nhất đã đưa bà Segolène Royal trở thành đối thủ đáng gờm của ông Nicolas Sarkozy - Ảnh : AFP

Cũng như trước mỗi trận đua ngựa luôn có bàn độ, trước mỗi cuộc bầu tổng thống cũng có bàn... bầu. Dựa trên kết quả thăm dò dư luận CSA cuối cùng, 24 giờ trước khi bầu cử thì thấy thứ tự như sau: 1/ Sarkozy (26,5%), 2/ Royal (25,5%), 3/ Le Pen (16,5%), 4/ Bayrou (16%). Thực hư ra sao, rạng sáng thứ hai (giờ VN) sẽ rõ. Có những khả năng “ngựa về” khác và ở mỗi trường hợp một ý nghĩa khác.

1. Nếu kết quả về đúng thứ tự trên, sự phân cực cánh hữu, cánh tả vẫn còn đó với ông Sarkozy và bà Royal ở hai vị trí nhất, nhì lọt vào vòng hai. Song kết quả này sẽ phản ánh một chuyển biến mới của xã hội Pháp: vị trí của người phụ nữ thăng hoa trong xã hội.

2. Thế nhưng, khái niệm cánh tả ở đây sẽ vẫn chỉ là Đảng Xã hội “một mình một ngựa”, chứ không bao hàm khái niệm liên minh cánh tả (với Đảng Cộng sản Pháp). Liên minh này đã chỉ diễn ra chóng vánh vào đầu nhiệm kỳ 1 của ông Mitterrand (năm 1981-1982) với hai ghế bộ trưởng, rồi chia tay. Khi đó ứng cử viên của Đảng Cộng sản Pháp còn giành được 15,34% số phiếu, chứ theo như kết quả năm 2002, chỉ 3,37% số phiếu, thì vô phương đòi chia ghế!

3. Nếu ông Bayrou cùng về nhất, nhì với ông Sarkozy, thì đây sẽ là một đột phá ra khỏi phân cực cánh hữu/ cánh tả cố hữu với chiêu bài “đứng giữa” của ông Bayrou. Thế nhưng, “đứng giữa” là gì ở một xã hội đã từng “chia đôi”?

4. Nếu ông Le Pen về nhất nhì thì đó sẽ là một nước Pháp “đóng cửa” khi mà ông Le Pen là “thái sư phụ” ông Sarkozy về cái món “phân biệt đối xử”. Càng đáng ngại nếu nhớ rằng ông Le Pen năm nay đã thọ... 79 tuổi, còn hơn cả tổng thống mãn nhiệm J.Chirac. Một khi cả hai ông này cùng lọt vào vòng hai thì xã hội Pháp mấy năm nay đang điên đảo vì bạo lực sẽ đi vào nền nếp trật tự bảo thủ bằng bàn tay sắt (bọc nhung với ông Sarkozy) hay không bọc nhung (với ông Le Pen) hay sẽ bùng nổ vì những phản ứng chống lại “bàn tay sắt” đó?

Cho dù kết quả như thế nào, vấn đề vẫn còn đó: làm sao giải quyết sớm và tốt các bài toán nội bộ của Pháp để còn tập trung cho hai thách thức: hợp nhất châu Âu và toàn cầu hóa. Trong thách đố đó, rõ ràng lá phiếu ngày hôm nay, chủ nhật 22-4-2007,chính là quyết định đối với cử tri Pháp. Cũng may là hệ thống bầu cử ở Pháp không như ở Mỹ hay nơi khác khi mà lá phiếu các cử tri - công dân mới là then chốt, chứ không phải lá phiếu của các “đại cử tri”, mà chẳng ai biết mặt mũi là ai, song lại quyết định được ra hay không ra ứng cử, thắng cử hay thất cử, như trường hợp ông Al Gore đã tức tưởi thua ông Bush năm nào. Bằng không, cử tri Pháp ra PMU ghi cá ngựa còn hay hơn!

  DANH ĐỨC

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Những bước đi nhỏ cho một nền hòa bình lớn

Lịch sử cho thấy ngừng bắn dựa trên dàn xếp của các nước lớn mà bỏ qua lợi ích của những nước nhỏ chưa bao giờ là thỏa thuận bền vững.

Những bước đi nhỏ cho một nền hòa bình lớn

Hòa đàm Istanbul và toan tính của ông Putin

Đàm phán trực tiếp đầu tiên sau hơn ba năm chiến sự giữa Nga và Ukraine hôm 16-5 kết thúc ảm đạm như bầu trời xám xịt của Istanbul hôm đó.

Hòa đàm Istanbul và toan tính của ông Putin

Hòa đàm Nga - Ukraine Istanbul 2.0: trò chơi cân não

Tờ Washington Post gọi những diễn biến ngoại giao ngay trước hòa đàm Nga - Ukraine tại Istanbul là 'cơn náo động ngoại giao'.

Hòa đàm Nga - Ukraine Istanbul 2.0: trò chơi cân não

Ngoại giao nhân dân tệ: Trung Quốc đang giành 'sân sau' của Mỹ?

Gói tín dụng 9,18 tỉ USD giải ngân bằng đồng nhân dân tệ cung cấp cho các quốc gia CELAC đang thể hiện nỗ lực vẽ lại bản đồ quyền lực của Bắc Kinh tại ‘sân sau’ của Mỹ.

Ngoại giao nhân dân tệ: Trung Quốc đang giành 'sân sau' của Mỹ?

Ông Trump công du Trung Đông: Kinh doanh trước, ngoại giao sau

Trong chuyến công du đầu tiên sau khi tái đắc cử, Tổng thống Mỹ Donald Trump ưu tiên lợi ích kinh tế tại các quốc gia vùng Vịnh, bỏ qua các đồng minh truyền thống và gây lo ngại về xung đột lợi ích.

Ông Trump công du Trung Đông: Kinh doanh trước, ngoại giao sau

3 tháng 'giải lao' thương chiến Mỹ - Trung

Thỏa thuận tạm dừng thuế quan Mỹ - Trung mở ra cơ hội đàm phán song phương cho các quốc gia nhưng chưa đủ thời gian để giải quyết toàn diện các xung đột thương mại đang tồn tại.

3 tháng 'giải lao' thương chiến Mỹ - Trung
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar