04/11/2018 11:17 GMT+7
Trở lại chủ đề

Bầu cử giữa kỳ ở Mỹ: Cử tri Mỹ gốc Việt chọn ai?

D.KIM THOA
D.KIM THOA

TTO - Những người Mỹ gốc Việt có quan điểm rất đa dạng về chính trị và dành sự ủng hộ khác nhau với hai đảng chính ở Mỹ là Dân chủ và Cộng hòa.

Bầu cử giữa kỳ ở Mỹ: Cử tri Mỹ gốc Việt chọn ai? - Ảnh 1.

Các băngrôn kêu gọi bỏ phiếu cho các ứng viên gốc Việt được đặt ở một ngã tư tại Little Saigon, California - Ảnh: Here Now

Tôi sẽ bỏ phiếu cho những vị lãnh đạo Mỹ nào không tham nhũng, công bằng, mang lại phồn thịnh cho nước Mỹ, và hơn hết là điều chỉnh luật lệ an ninh quốc phòng, điều chỉnh luật lệ di cư, không cho những kẻ di cư bất hợp pháp lộng hành quấy phá nước Mỹ, trục xuất những kẻ phạm tội ra khỏi nước Mỹ

Bác sĩ VIỆT HẢI

Trước thềm (6-11), một số cử tri Mỹ gốc Việt đã chia sẻ suy nghĩ với Tuổi Trẻ.

Nhộn nhịp không khí bầu cử

Anh Nguyễn Hữu Tài đang sống tại một thành phố nhỏ thuộc bang Maryland, ngoại ô thủ đô Washington DC. Không khí của cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ, dẫu không náo nhiệt, sôi động như khi bầu tổng thống, vẫn chi phối đáng kể tới cuộc sống của anh những ngày qua.

Theo anh Tài, bang Maryland có khuynh hướng bầu cho ứng viên Đảng Dân chủ, nhưng thống đốc hiện tại của bang, ông Lawrence Hogan Jr., lại là người của Đảng Cộng hòa.

Trong đợt bầu cử này, ngoài thống đốc, cử tri Maryland còn bỏ phiếu chọn các đại diện của bang cho Hạ viện, Thượng viện liên bang, bầu tổng chưởng lý bang, nghị sĩ của Hạ viện bang, cảnh sát trưởng, quan tòa và một vài vị trí quan trọng khác.

Càng gần ngày bầu cử, không khí càng sôi động hơn. Anh Tài mô tả: "Tivi suốt ngày miệt mài phản đối những chính sách của Tổng thống Trump và Đảng Cộng hòa. Các ứng cử viên thuê quảng cáo trên radio để đả kích lẫn nhau.

Khắp mọi phố phường, góc đường, ngã tư, người ta dựng lên các bảng quảng cáo có tên, hình ảnh, chức danh của ứng cử viên để kêu gọi, lôi kéo những người còn đang "trung dung" đi bầu cho ứng cử viên của đảng mình. Đảng Dân chủ quyết tâm bằng mọi giá phải đòi lại vị trí thống đốc bang quan trọng lẫn các ghế khác".

Một "fan" khác của Đảng Dân chủ, chị Nguyệt Cầm ở Berkely, bang California, cho biết kể từ khi được quyền bầu cử ở Mỹ đến giờ, chị luôn bầu cho ứng viên đảng Dân chủ, vì: "Tôi ủng hộ nhiều quan điểm của đảng này như muốn kiểm soát việc mua bán vũ khí chặt chẽ hơn, thân thiện với dân nhập cư, ủng hộ quyền lựa chọn phá thai của phụ nữ, quyền của cộng đồng LGBT".

Tại nơi ở của chị Nguyệt Cầm, phần lớn cử tri đều ủng hộ Đảng Dân chủ, các tình nguyện viên tích cực vận động mọi người đi bầu. Các bảng hiệu tranh cử được cắm khắp nơi (ủng hộ ai thì cắm bảng tên người ấy trước cửa nhà mình). Ở trường học, học sinh cũng được khuyến khích đi cùng cha mẹ đến chỗ bầu cử (dù chưa đủ tuổi đi bầu) để làm quen với việc thực hiện quyền công dân.

Ủng hộ lãnh đạo giúp ích đất nước

Bác sĩ Việt Hải, một người Mỹ gốc Việt đang sống tại thành phố Seattle, bang Washington, cho biết anh không theo một đảng phái nào, là một công dân Hoa Kỳ hợp pháp, anh bỏ phiếu cho những vị lãnh đạo giúp ích cho đất nước.

Anh chia sẻ: "Thời còn sinh viên tôi ngưỡng mộ ông Bill Clinton và vợ ông là bà Hillary. Khi gần tốt nghiệp, tôi bỏ phiếu cho ông Obama. Tuy nhiên, sau khi tốt nghiệp, dấn thân vào môi trường làm việc, tôi hoàn toàn thất vọng với các chính sách của ông Obama cũng như chính sách của bà Clinton. Nước Mỹ cần một tổng thống dám nói lên những sự thật tồi tệ của nước Mỹ sau bao năm dưới sự lãnh đạo của ông bà Obama, Clinton, vì thế tôi bỏ phiếu cho Tổng thống Trump".

Cũng theo quan điểm của anh Hải, từ khi Tổng thống Trump nhậm chức, nước Mỹ trở nên náo động vì những thành phần tham nhũng bị vạch trần, những kẻ di dân bất hợp phát bị trừng phạt theo luật.

Anh Hải tới Mỹ vào đầu thập niên 1990, anh cho biết lúc ấy cuộc sống rất thanh bình, an toàn, không trộm cắp. Người dân thanh lịch văn minh, anh có thể mở cửa cả tuần mà không một ai bước vào ăn cắp.

Nhưng 15 năm qua, nhà anh lúc nào cũng phải mở hệ thống báo động an ninh vì đã bị trộm một lần, xe bị ăn cắp bốn lần. Hàng xóm của anh bị cướp dí súng vào nhà. Dù không giàu có gì nhưng trộm vẫn tìm đến anh.

Anh Việt Hải chia sẻ 20 năm trước các cuộc bầu cử rất vui. Người dân Mỹ khi đó vui vẻ chia sẻ việc mình ủng hộ ai bằng cách dán bích chương, biểu ngữ ủng hộ ứng cử viên tổng thống họ yêu thích, rất văn minh, lịch sự.

TTO - Hy vọng và hồi hộp là tâm trạng của châu Á, đặc biệt tại khu vực Bắc Á, trước thềm cuộc bầu cử giữa kỳ của Mỹ ngày 6-11 sắp tới.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tàu hàng trúng đòn tập kích trên Biển Đỏ, bốc cháy

Thủy thủ đoàn của một tàu chở hàng do Hy Lạp vận hành đã buộc phải rời bỏ tàu sau khi bị tấn công bằng súng, done trên biển và tên lửa ở Biển Đỏ vào ngày 6-7.

Tàu hàng trúng đòn tập kích trên Biển Đỏ, bốc cháy

Hơn 330 người bị thương, 2 người chết do bão bất thường ở Đài Loan

Cơn bão Danas đổ bộ vào khu vực đông dân ở phía tây Đài Loan với gió mạnh kỷ lục và mưa lớn gây thiệt hại về hạ tầng và thương vong.

Hơn 330 người bị thương, 2 người chết do bão bất thường ở Đài Loan

Người Đông Nam Á đang 'ăn nhựa mỗi ngày' mà không hay biết

Vi nhựa đang âm thầm len lỏi vào chuỗi thực phẩm của khu vực Đông Nam Á, trong đó có Indonesia, Malaysia, Philippines và Việt Nam.

Người Đông Nam Á đang 'ăn nhựa mỗi ngày' mà không hay biết

Ông Elon Musk và ứng viên thị trưởng New York Zohran Mamdani có thể bị tước quốc tịch không?

Đây là câu hỏi gây chấn động đang được đặt ra giữa làn sóng tranh cãi về quyền công dân theo những chính sách mới.

Ông Elon Musk và ứng viên thị trưởng New York Zohran Mamdani có thể bị tước quốc tịch không?

Đức Đạt Lai Lạt Ma mừng thọ 90, hy vọng có thể sống đến 130 tuổi

Hôm 6-7, Đức Đạt Lai Lạt Ma tổ chức lễ mừng thọ 90 tuổi tại thị trấn Dharamshala (Ấn Độ) nằm trên dãy núi Himalaya.

Đức Đạt Lai Lạt Ma mừng thọ 90, hy vọng có thể sống đến 130 tuổi

Ông Trump sẽ gửi đợt thư thông báo thuế đầu tiên cho các nước vào tối nay

Tổng thống Trump thông báo sẽ bắt đầu gửi thư thông báo thuế cho các nước trong hôm nay, trước khi thời gian tạm hoãn thuế kết thúc.

Ông Trump sẽ gửi đợt thư thông báo thuế đầu tiên cho các nước vào tối nay
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar