28/10/2022 11:33 GMT+7
Trở lại chủ đề

Bất ngờ ong cũng thích trò chơi lăn bóng

MINH HẢI (Theo Sciencedaily)
MINH HẢI (Theo Sciencedaily)

TTO - Một nghiên cứu khoa học mới cho thấy những con ong rất thông minh và nghịch ngợm hơn những gì chúng ta đã ghi nhận.

Những con ong đã cố gắng lăn các quả bóng liên tục dù các nhà khoa học không có sự tác động nào nhằm thu hút hay điều khiển chúng. Video thí nghiệm của Đại học Queen Mary, Anh.

Các nhà khoa học ở London (Anh) đã thiết lập các máy quay xung quanh một sân bóng mini được tạo ra đặc biệt để ghi lại hoạt động của 45 con ong và cách chúng tương tác với những quả bóng gỗ nhỏ.

Cảnh quay cho thấy những con ong đã cố gắng lăn các quả bóng liên tục dù các nhà khoa học không có sự tác động nào nhằm thu hút hay điều khiển chúng.

Trong công bố hôm 27-10, nhà khoa học Samadi Galpayage (Đại học Queen Mary, London) cho biết: "Chúng tôi đã thấy rất thú vị khi xem những con ong tham gia vào trò chơi lăn bóng này. Chúng tiếp cận và lăn qua lăn lại những quả bóng hết lần này đến lần khác".

Sân đấu được thiết kế một lối đi qua một con đường không có chướng ngại vật để đến khu vực có thức ăn và một đường khác đi vào khu vực có 18 quả bóng gỗ. 12 quả bóng trong số ấy được phun sơn màu vàng hoặc tím, 6 quả bóng còn lại được giữ nguyên màu gỗ ban đầu.

Sau đó, 28 con cái và 17 con đực được đưa vào sân đấu, mỗi ngày 3 giờ đồng hồ và kéo dài trong 18 ngày.

Tổng cộng 910 hành động lăn bóng của 45 con ong vò vẽ đã được ghi lại. Mỗi con ong lăn bóng từ 1- 44 lần trong một ngày.

Theo nhóm nghiên cứu, hành vi lặp đi lặp lại cho thấy việc lăn bóng là tự nguyện và "vốn dĩ là phần thưởng" vui thích cho những con ong.

Một thí nghiệm khác được thực hiện đồng thời, với 42 con ong được huấn luyện để tìm những quả bóng ở một trong hai buồng có màu sắc khác nhau. Các nhà khoa học nhận thấy những con ong tỏ ra thích màu sắc của khoang nơi chúng có thể lăn các quả bóng.

Nghiên cứu cũng cho thấy những con ong non lăn nhiều quả bóng hơn những con ong già. Đây là kiểu hành vi cũng được thấy ở động vật có vú, bao gồm cả con người. Trẻ nhỏ và các động vật có vú còn non là nhóm dễ tìm niềm vui tươi nhất.

Điều thú vị là ong đực lăn quả bóng lâu hơn so với ong cái và những con ong chơi bóng không liên quan gì đến hành vi kiếm thức ăn, chiến đấu hoặc giao phối, mà được thực hiện trong điều kiện không căng thẳng. Điều này cho thấy những con ong chỉ đơn giản là đang chơi đùa.

Khám phá mới này đã bổ sung thêm vào dữ liệu nghiên cứu về loài ong rằng chúng cũng có thể trải qua "'cảm giác"' tích cực. Mặc dù có kích thước và bộ não nhỏ bé, nhưng rõ ràng ong không chỉ là những sinh vật chỉ biết lấy phấn tạo mật. Chúng thực sự có thể trải qua một số loại trạng thái cảm xúc tích cực giống như các loài động vật lớn hơn.

Đối với nghiên cứu khoa học, phát hiện này có ý nghĩa đối với sự hiểu biết của chúng ta về "tính cách" của côn trùng, củng cố sự tôn trọng và bảo vệ sự sống trên Trái đất ngay cả đối với những loài sinh vật nhỏ bé.

Bầy ong đực đánh nhau giành con cái thắng giải Nhiếp ảnh Động vật hoang dã

TTO - Những bức ảnh chiến thắng cuộc thi ảnh Động vật hoang dã vừa được Bảo tàng Lịch sử Quốc gia London công bố. Ban tổ chức cuộc thi nhận định các bức ảnh đều thể hiện được vẻ đẹp nghệ thuật nhiếp ảnh và chiều sâu của thiên nhiên hoang dã.

MINH HẢI (Theo Sciencedaily)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

GS.TSKH Hoàng Xuân Phú được bầu là viện sĩ Viện hàn lâm Khoa học châu Âu

GS.TSKH Hoàng Xuân Phú đã được bầu là viện sĩ của Viện hàn lâm Khoa học châu Âu.

GS.TSKH Hoàng Xuân Phú được bầu là viện sĩ Viện hàn lâm Khoa học châu Âu

TP.HCM lần đầu vào top 5 hệ sinh thái đổi mới sáng tạo Đông Nam Á

TP.HCM lần đầu tiên lọt vào top 5 hệ sinh thái đổi mới sáng tạo hàng đầu Đông Nam Á, và vươn lên vị trí cao nhất từ trước đến nay trên bảng xếp hạng toàn cầu.

TP.HCM lần đầu vào top 5 hệ sinh thái đổi mới sáng tạo Đông Nam Á

Phát hiện chủng vi khuẩn chưa từng biết đến trên trạm vũ trụ của Trung Quốc

Các mẫu lấy từ trạm vũ trụ của Trung Quốc chỉ ra dấu vết của một chủng vi khuẩn chưa từng thấy trên Trái đất.

Phát hiện chủng vi khuẩn chưa từng biết đến trên trạm vũ trụ của Trung Quốc

Siêu máy tính đám mây dự báo thời tiết đầu tiên trên thế giới

Siêu máy tính đám mây chứa 1,8 triệu bộ xử lý lõi, có thể thực hiện 60.000 tỉ phép tính mỗi giây, cho phép đưa ra dự báo chi tiết trước tới 14 ngày.

Siêu máy tính đám mây dự báo thời tiết đầu tiên trên thế giới

Phát hiện 26 loài vi khuẩn mới trong 'phòng sạch' vô trùng của NASA

Dù được xem là môi trường vô trùng tuyệt đối, 'phòng sạch' của NASA vẫn xuất hiện những kẻ cứng đầu: 26 loài vi khuẩn chưa từng được biết đến.

Phát hiện 26 loài vi khuẩn mới trong 'phòng sạch' vô trùng của NASA

Trường đại học cần giúp người học từ 'biết AI' sang 'sẵn sàng với AI'

Theo các chuyên gia, đơn thuần 'biết AI' sẽ không đủ cho sinh viên sẵn sàng trước những đòi hỏi của thế hệ lao động mới 2.0.

Trường đại học cần giúp người học từ 'biết AI' sang 'sẵn sàng với AI'
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar