29/03/2015 09:05 GMT+7

​Bấp bênh ca nhạc truyền hình

QUỲNH NGUYỄN
QUỲNH NGUYỄN

TT - Dù đang làm thỏa mãn nhu cầu xem ca nhạc của số đông công chúng nhưng nhiều chương trình ca nhạc truyền hình (CNTH) đã bắt đầu... hụt hơi.

Thủy Tiên và Kasim Hoàng Vũ trong chương trình Sol vàng hôm 7-3 - Ảnh: Nguyễn Bá Ngọc

Có thể điểm sơ một vài chương trình tạm gọi là “có tiếng” và lên sóng định kỳ hiện nay: Nhịp cầu âm nhạc (21g chủ nhật tuần cuối cùng của tháng trên HTV9), Thay lời muốn nói (20g30 thứ năm tuần thứ hai của tháng trên HTV9, VTV4), Tôi tỏa sáng (20g thứ bảy tuần thứ ba của tháng trên VTV9), Dấu ấn (20g thứ bảy tuần đầu tiên của tháng trên VTV9), Tình khúc vượt thời gian (20g thứ bảy tuần cuối cùng của tháng trên VTV9), Bài hát yêu thích (20g10 thứ sáu tuần thứ ba của tháng trên VTV1), Giai điệu tự hào (20g thứ bảy cuối cùng của tháng trên VTV1), Sol vàng (20g thứ bảy tuần thứ hai của tháng trên VTV9) cùng rất nhiều chương trình ca nhạc tổng hợp trên kênh MTV, Yeah1 và YanTV... 

Thiếu ổn định

Dòng chảy âm ỉ

Dù game show, truyền hình thực tế, hài thực tế đang hút khách và “ăn” quảng cáo, tài trợ hơn CNTH rất nhiều nhưng CNTH vẫn “sống” được và luôn có lượng khán giả ổn định. Một nhà sản xuất chia sẻ chi phí đầu tư cho CNTH không cao, hơn 200 triệu đồng là có được một chương trình.

Sở dĩ đầu tư tương đối rẻ mà có được một chương trình kha khá là vì hầu hết chương trình đều làm định kỳ, hợp đồng thuê nhà hát, âm thanh, ánh sáng... được tính “giá sỉ” theo cả năm. Thù lao cho nghệ sĩ cũng trong mức chấp nhận được bởi đây là những chương trình kết hợp với đài, cátsê một phần cũng dựa trên khung thù lao của đài. Và dù chưa được xuất sắc cho lắm, CNTH vẫn khó bị “xóa sổ” bởi công chúng VN vẫn dành tình yêu rất lớn cho âm nhạc, luôn dõi theo các chương trình và bản thân các đài cũng cần đa dạng các chương trình giải trí của mình, mà CNTH là một thể loại không thể thiếu nên tuy khó phát triển mạnh mẽ nhưng vẫn là dòng chảy âm ỉ.

So với các chương trình truyền hình thực tế, CNTH vẫn chưa đến mức tranh giành hay “giẫm đạp” giờ phát sóng lên nhau. Những chương trình định kỳ kể trên đang trải dài trong các ngày cuối tuần.

Thậm chí Thay lời muốn nói còn vừa được quy hoạch lại vào thứ năm (thay vì chủ nhật) để đỡ cạnh tranh với các chương trình truyền hình khác, hay Tình ca Việt ngay từ đầu (bắt đầu từ ngày 6-4 trên THVL1) đã chọn khung giờ tối thứ hai để “dễ thở” hơn.

Rõ ràng cái khó của CNTH không phải là kênh hay khung giờ phát sóng mà là chất lượng chương trình. Hầu hết chương trình đều có chất lượng chưa đều, thiếu ổn định. Như Tôi tỏa sáng, chất lượng phụ thuộc bản lĩnh của ca sĩ, mà phần lớn ca sĩ trẻ được chọn lại không đủ khả năng hát “sống”.

Sau khoảng hai năm ra mắt, Tôi tỏa sáng chỉ được nhớ đến với sô mở màn của Noo Phước Thịnh và Minh Hằng (chỉ Noo Phước Thịnh hát, diễn tốt) cùng sô Thảo Trang - Quốc Thiên nhờ nội lực và sự kết hợp ăn ý của hai ca sĩ. Còn Dấu ấn, không quá nhiều sô tạo được “dấu ấn” thực thụ dù những ca sĩ được mời phần lớn là có nội lực.

Lý do chính có lẽ bởi chi phí đầu tư cho chương trình không nhiều. Vì vậy, dễ thấy đây là chương trình tổng hợp lại những ca khúc quen thuộc của nhân vật chính bên cạnh những ca sĩ khách mời không mấy liên quan.

Vì chi phí ít nên phần âm nhạc khá tẻ nhạt, chủ yếu dùng các bản phối cũ để trình diễn lại và phần biên tập cũng không tạo được bất ngờ cho người xem.

Trong những số đã ra mắt chỉ có sô Ngọc Sơn là “rần rần” bởi độ phổ cập của giọng ca này và cũng vì lần đầu tiên Ngọc Sơn có một live show được truyền hình trực tiếp. Sô của Thu Minh và Ðức Tuấn cũng được đánh giá là có cái để coi bởi hai ca sĩ này đã không ngần ngại đầu tư thêm tiền và công sức.

Trong khi đó Sol vàng chất lượng cũng trồi sụt tùy theo ca sĩ được mời và sức khỏe của họ (hầu hết đều là những giọng ca lão thành). Thay lời muốn nói, Nhịp cầu âm nhạc, Tình khúc vượt thời gian phụ thuộc rất nhiều vào trình độ biên tập âm nhạc của nhà sản xuất. Số nào chọn được nhạc phẩm hay cùng ca sĩ thể hiện phù hợp thì giữ được chân khán giả, còn không đành ngậm ngùi để khán giả chuyển kênh.

Ngoài ca sĩ, ca khúc, thiết kế sân khấu, âm thanh, ánh sáng, một chương trình thu hút còn phụ thuộc không ít vào người dẫn dắt chương trình. Hiện chỉ có biên tập viên - MC Quỳnh Hương là “đóng dấu thương hiệu” của mình lên Thay lời muốn nói, thật sự là linh hồn của chương trình. Còn lại chưa có nhân vật nào thành công trong vai trò này tại các chương trình CNTH khiến người xem phải thích thú và chờ đợi.

Ðáng buồn hơn là Câu chuyện âm nhạc - một sô CNTH được biểu diễn và ghi hình trong không gian của phòng trà, phát sóng định kỳ vào 20g chủ nhật tuần thứ hai hằng tháng trên VTV9) sớm “gãy gánh” vì kết cấu chưa hợp lý, kém thu hút.

Bảo Yến (trái) và con trai trong Dấu ấn tháng 12-2014 - Ảnh: Gia Tiến

Thêm “gia vị” để sống còn

Ngay từ đầu các đơn vị sản xuất đã sớm nhìn thấy “nguy cơ” từ các chương trình của mình. Bà Nguyễn Ngọc Trân Châu - đại diện Jet Studio - thổ lộ: “Với tiêu chí ban đầu là thực hiện những live show nhằm tôn vinh các giọng ca vàng, có quá trình ca hát từ 20 năm trở lên, chúng tôi hiểu rất khó để giữ nguyên định dạng này trong nhiều năm. Lực lượng ca sĩ đủ tiêu chuẩn để vào Sol vàng không nhiều. Ðó là chưa kể một số vị không đủ sức khỏe hoặc ngại xuất hiện khi tuổi tác đã cao”.

Ngại xuất hiện khi đã rời ánh đèn sân khấu quá lâu và ngại tuổi tác đã cao cũng là một vấn đề nan giải của Giai điệu tự hào khi ban tổ chức tìm đến những giọng ca một thời mời cộng tác.

Và thực tế Giai điệu tự hào cũng khó “sống thọ” khi những ca khúc lịch sử không thể nhiều như nhạc pop, nhạc trữ tình, những câu chuyện lịch sử cũng không thể vẽ vời, thêm thắt như những câu chuyện trong hiện tại. Vì vậy các nhà tổ chức đều cho biết họ sẽ có phương án thay thế các chương trình cũ khi các chương trình đó không còn đủ “nguyên vật liệu” để khai thác.

Ðể thích nghi với dòng chảy hiện tại, tạo được sự quan tâm của công chúng, nhiều chương trình không chỉ định kỳ thay đổi giám đốc âm nhạc, biên tập âm nhạc, đạo diễn, thiết kế sân khấu... mà còn dùng nhiều “gia vị” khác để các chương trình... trông khác đi. Giai điệu tự hào đã chọn hình thức bình luận, phản biện sau những tiết mục trình diễn của các khách mời “thứ dữ” để tôn thêm giá trị của các ca khúc, cung cấp thêm cho khán giả những kiến thức hữu ích về nghệ thuật lẫn xã hội.

Tình khúc vàng cũng sẽ dùng hình thức talk show trong chương trình như một giá trị cộng thêm. Ðể tăng sự tương tác giữa chương trình và khán giả, Bài hát yêu thích chọn dùng tổng đài nhắn tin (SMS) để khán giả gửi bình luận, chia sẻ cảm xúc về các tiết mục trình diễn trong live show. Những chia sẻ này sẽ được chọn lọc và hiển thị ở chân màn hình tivi (chạy chữ) ngay trong chương trình truyền hình trực tiếp.

Dù nhiều khán giả yêu cầu phát hành đĩa để tiện lưu trữ, gửi tặng... nhưng các chương trình CNTH thường không được phép in đĩa để kinh doanh (vì thế không ít chương trình CNTH tại VN đã trở thành “mồi ngon” cho thị trường đĩa lậu, đặc biệt là tại hải ngoại). Ðể làm hài lòng người hâm mộ, hầu hết chương trình đều được biên tập lại để đưa lên kênh YouTube, hay Thay lời muốn nói còn nối sóng trực tiếp qua Internet trên hệ thống FPT Play để khán giả tiện theo dõi.

Quốc Thiên, Siu Black và Thảo Trang (trái qua) trong Tôi tỏa sáng - Ảnh: K.Vy
Ca sĩ Ái Vân trong Giai điệu tự hào tháng 3-2015 - Ảnh: GĐTH

Nhào nặn cái mới từ cái cũ

Dù CNTH có dày đặc hơn, có hướng đến nhiều đối tượng khán giả hơn thì cũng không thể nào thay thế được các live show hay live concert của ca sĩ. Hiện tại ít có live show nào chi phí dưới 1 tỉ đồng, trong khi CNTH chỉ được đầu tư chừng 1/4 hay 1/5 chi phí một live show.

Ngoài phần thù lao cho nghệ sĩ, số kinh phí còn lại chủ yếu để thực hiện các ý tưởng hay hình thức, nội dung mới mẻ, khác lạ cho live show. Chỉ nói về sân khấu, với một live show, sân khấu phải được thiết kế và thay đổi liên tục sao cho phù hợp với chủ đề, ca khúc, thể loại âm nhạc. Trong khi đó với CNTH, một format sân khấu có thể được dùng ít nhất từ sáu tháng đến một năm. Không nhiều chi phí, CNTH chủ yếu dùng “hàng cũ”.

Nói thẳng ra với CNTH hiện nay, phần lớn êkip thực hiện đang cố gắng nhào nặn những cái cũ thành cái mới. Danh mục ca khúc cũ, ca sĩ quen thuộc... bạn làm sao để nó khác đi? Vì vậy, sứ mệnh của CNTH là phục vụ số đông công chúng với những lựa chọn an toàn. CNTH sẽ chỉ thay đổi chút ít để hợp với thời cuộc, nhu cầu người xem chứ rất khó là một sản phẩm sáng tạo, đại diện cho cả một nền âm nhạc hay “điểm sáng” của showbiz.

Đạo diễn ĐINH ANH DŨNG (đạo diễn chương trình Sol vàng)

QUỲNH NGUYỄN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Di sản văn hóa thế giới là di sản đặc biệt của Phật hoàng Trần Nhân Tông góp cho nhân loại

UNESCO vừa công nhận quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Kiếp Bạc là Di sản văn hóa thế giới.

Di sản văn hóa thế giới là di sản đặc biệt của Phật hoàng Trần Nhân Tông góp cho nhân loại

Món bún súng hải sản lạ miệng của NSND Lệ Thủy

Ca sĩ Dương Đình Trí, con trai nghệ sĩ Lệ Thủy, hào hứng khoe món ăn mẹ anh nấu đãi mọi người với cái tên ngộ ngộ: bún súng hải sản.

Món bún súng hải sản lạ miệng của NSND Lệ Thủy

UNESCO phê duyệt điều chỉnh ranh giới di sản gồm hai vườn quốc gia của Việt Nam và Lào

Ngày 13-7, UNESCO thông qua quyết định phê duyệt điều chỉnh ranh giới của Di sản thiên nhiên thế giới Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (tỉnh Quảng Trị, Việt Nam) mở rộng thêm cả Vườn quốc gia Hin Nam Nô (tỉnh Khăm Muộn, Lào).

UNESCO phê duyệt điều chỉnh ranh giới di sản gồm hai vườn quốc gia của Việt Nam và Lào

Truyện tranh gần 1 tỉ lượt xem bị khai tử vì y án đạo nhái manga/manhwa khác

Wind Breaker, một trong những manhwa thành công nhất Hàn Quốc một thập kỷ qua với hàng triệu độc giả bất ngờ tuyên bố dừng xuất bản do đạo nhái, tác giả cũng đã thú nhận hành vi của mình.

Truyện tranh gần 1 tỉ lượt xem bị khai tử vì y án đạo nhái manga/manhwa khác

AI dịch tiểu thuyết gây tranh cãi: Chất lượng không thua kém bản người dịch?

Một dịch vụ dịch thuật bằng trí tuệ nhân tạo (AI) dành riêng cho tiểu thuyết vừa ra mắt tại Anh đã nhanh chóng gây tranh cãi trong giới dịch giả và nhà văn. Nhiều ý kiến lo ngại công nghệ này đang đe dọa giá trị của dịch thuật văn học.

AI dịch tiểu thuyết gây tranh cãi: Chất lượng không thua kém bản người dịch?

Tranh đá 7.000 năm tuổi về săn cá voi của Hàn Quốc được công nhận là Di sản thế giới

Hai bức tranh khắc trên đá thời tiền sử có niên đại 7.000 năm ở mũi Đông Nam của Hàn Quốc đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới.

Tranh đá 7.000 năm tuổi về săn cá voi của Hàn Quốc được công nhận là Di sản thế giới
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar