18/07/2023 11:32 GMT+7

Bảo hiểm nhân thọ dùng thông tin sai trên VssID 'chẹt' khách hàng?

TRẦN MAI
và 1 tác giả khác

Phần mềm VssID cập nhật thông tin bảo hiểm y tế chẩn đoán bệnh nhưng chưa cập nhật kết quả bệnh, một số công ty bảo hiểm nhân thọ lấy đó làm căn cứ cho hồ sơ, khiến nhiều người dân tham gia bảo hiểm nhân thọ gặp khó.

Anh Chiến từng gặp phiền toái khi mua bảo hiểm vì thông tin  không chính xác trên VssID - Ảnh: TR.MAI

Anh Chiến từng gặp phiền toái khi mua bảo hiểm vì thông tin không chính xác trên VssID - Ảnh: TR.MAI

Nhiều người dân bức xúc trước việc chỉ cần đi khám bệnh, bác sĩ chẩn đoán dựa theo dấu hiệu khai báo của bệnh nhân, lập tức phần mềm cập nhật thông tin vào VssID và công ty bảo hiểm nhân thọ lấy đó làm căn cứ để gây khó cho người dân.

Anh Lê Phước Chiến (38 tuổi, TP Đông Hà, Quảng Trị) vừa có đơn kiến nghị gửi công ty bảo hiểm nhân thọ mà anh tham gia để nói về "nỗi oan" 28 loại bệnh tật khác nhau đang được VssID cập nhật.

Bỗng dưng bị gần 30 bệnh khác nhau

Tiếp xúc với phóng viên, anh Chiến ngao ngán bởi những căn bệnh từ trên trời rơi xuống này. Cuối năm 2020 khi mua bảo hiểm nhân thọ của một công ty bảo hiểm, ở thời điểm này anh Chiến tự tin về sức khỏe của mình bởi anh thường xuyên khám sức khỏe định kỳ.

Năm 2021, anh Chiến mua thêm một gói bảo hiểm nữa và vận động cả nhà bảy người cùng tham gia bảo hiểm nhân thọ.

Tính đến thời điểm hiện tại, ba mẹ, vợ chồng anh Chiến và ba người con đóng mỗi năm 200 triệu đồng phí mua bảo hiểm. Đây là số tiền lớn. Trong đó, anh Chiến là lao động chính nên mua hai gói bảo hiểm với phí gần 70 triệu đồng/năm.

Anh Chiến chia sẻ: "Tôi nghĩ tham gia bảo hiểm là trách nhiệm của bản thân với gia đình và xã hội".

Thế nhưng, mới đây một người thân (chị gái đã có gia đình riêng) bị bảo hiểm từ chối chi trả, sau đó hoàn tiền khi người thân này cài phần mềm VssID phát hiện mình có bệnh "u não ác tính" gần 10 năm trước.

"Người thân của tôi hoàn toàn không bị u não ác tính gì cả, nhiều năm trước chị đau ở đầu từng cơn nên đi khám bệnh. Chẳng hiểu bác sĩ chẩn đoán thế nào mà lại ghi vào đó mã bệnh thể hiện bị u não ác tính" - anh Chiến nói.

Riêng anh Chiến, mới đây khi cài phần mềm VssID, anh tá hỏa khi phát hiện từ năm 2017 đến năm 2021 (tính đến trước thời điểm anh tham gia gói bảo hiểm thứ 2), anh có đến 22 bệnh chính và nhiều bệnh phụ.

Các bệnh được liệt kê là: viêm xoang, viêm gan, gan nhiễm mỡ, viêm dạ dày, viêm đại tràng, viêm đa khớp ngón chân, gai xương đốt sống cổ, đái tháo đường, sỏi thận, tăng lipid máu, gút, viêm hạch bạch huyết, đau dây thần kinh zona...

Anh Chiến sốc trước thông tin sức khỏe được cập nhật tại VssID.

Lược lại thông tin, anh Chiến nhận ra đây là chẩn đoán của bác sĩ khi anh trình bày các dấu hiệu liên quan đến sức khỏe để khám bệnh.

"Tôi là người rất quan tâm đến sức khỏe, quan điểm của tôi là nếu phát hiện bệnh sớm thì điều trị ngay, hơn là để bệnh trở nặng, nên có dấu hiệu đau là tôi lập tức đi khám. Đó là nguyên nhân phần mềm VssID cập nhật bệnh tình của tôi nhiều đến vậy. Tôi vào viện khám và ra viện tròn một ngày, tôi chỉ đi khám chứ không bệnh", anh Chiến nói.

Công ty bảo hiểm phải chủ động kiểm tra sức khỏe khách hàng

Với tình hình sức khỏe cập nhật trong VssID, công ty bảo hiểm đã yêu cầu anh cung cấp lại thông tin tình hình sức khỏe để tránh phát sinh về sau. Hiện anh Chiến đã làm đơn kiến nghị gửi công ty bảo hiểm nhân thọ, khẳng định mình không bị bệnh.

Đối với yêu cầu tự bỏ tiền đi khám các bệnh trong VssID, anh Chiến không đồng ý và cho rằng từ khi tham gia bảo hiểm, đáng ra công ty bảo hiểm phải chủ động phối hợp với khách hàng để kiểm tra sức khỏe, không thể để khách hàng tham gia đóng phí nhiều năm rồi mới dựa vào một vài thông tin nào đó để làm khó khách hàng.

"Nếu công ty bảo hiểm nhân thọ chỉ dựa vào phần chẩn đoán cập nhật trong VssID, thì những người càng quan tâm đến sức khỏe, càng đi khám định kỳ nhiều, bệnh sẽ càng nhiều. Bởi phần cập nhật là chẩn đoán (đầu vào) còn kết quả (đầu ra) lại không cập nhật" - anh Chiến nói thêm.

Còn anh Dương Phước Tuấn (50 tuổi, phường 5, TP Đông Hà) đang có đơn và hồ sơ sức khỏe kèm theo để yêu cầu công ty bảo hiểm nhân thọ trả lại tiền phí đã đóng.

Anh Tuấn cũng gặp khó từ khi cập nhật VssID. Anh Tuấn bỗng dưng phát hiện mình bị bệnh huyết áp trong phần mềm VssID. Đi khám lại, anh bị huyết áp thật.

"Tôi tuổi cũng đã cao, việc bị huyết áp nhẹ là bình thường.

Nhưng tôi bức xúc bởi đóng bảo hiểm để được bảo vệ, nay công ty bảo hiểm nhân thọ lại dựa vào thông tin trên VssID để loại trừ thì tôi tham gia bảo hiểm nhân thọ làm gì?

Đáng ra, công ty bảo hiểm phải kiểm tra toàn diện sức khỏe khách hàng ngay từ đầu để xem xét người đó đủ điều kiện tham gia hay không, đằng này để khách hàng đóng phí nhiều năm rồi mới thông báo phát sinh là không ổn", anh Tuấn nói.

Đồng thời anh Tuấn cho rằng phần mềm VssID cần điều chỉnh chính xác thông tin, nếu không thì phải có chế tài để công ty bảo hiểm không làm khó khách hàng.

Cần bảo vệ quyền lợi người dân

Không chỉ khách hàng mà tư vấn viên bảo hiểm nhân thọ cũng than trời. Theo chị L., người tư vấn bảo hiểm cho gia đình anh Chiến, rất nhiều khách hàng của chị đang gặp rắc rối từ khi phần mềm VssID cập nhật thông tin.

"Tôi đứng giữa, cũng muốn bảo vệ quyền lợi cho khách hàng của mình, nhưng giờ phần mềm VssID cập nhật khách hàng có bệnh, nằm trong điều khoản loại trừ, tôi buộc lòng phải thông báo đến khách hàng", chị L. nói.

Theo chị L., nguyên nhân dẫn đến rắc rối là phần mềm VssID chỉ cập nhật phần chẩn đoán bệnh khi bệnh nhân vào khám mà không có cột chỉ số và kết quả khám bệnh.

Chật vật vì "mắc bệnh" trên VssID

Cũng là người đã tham gia đồng thời BHYT và bảo hiểm nhân thọ, chị Đ.M. (34 tuổi, tỉnh Thái Nguyên) cũng bất ngờ khi VssID hiển thị hàng loạt bệnh lý.

Chị M. chia sẻ tháng 3-2021 chị có đến bệnh viện thăm khám, sau khi thực hiện các xét nghiệm bác sĩ chẩn đoán sức khỏe bình thường. Sau đó, chị có tham gia bảo hiểm nhân thọ và khai báo sức khỏe bình thường, không có bệnh lý nền. Vì vậy, chị kê khai đúng với tiền sử bệnh.

Thế nhưng gần đây, chị M. tải VssID về điện thoại thì phát hiện có hàng loạt bệnh lý, theo dõi bệnh lý hiển thị. "Tất cả những thông tin hiển thị trên VssID là thông tin chẩn đoán bệnh ban đầu, chứ không phải kết luận của bác sĩ.

Trong sổ khám chữa bệnh hiển thị sáu tên bệnh và ghi rõ "theo dõi" các bệnh lý này. Sau khi xét nghiệm, tôi đã có kết quả hoàn toàn bình thường nhưng không được cập nhật lên hệ thống", chị M. nói.

Sau đó, để tránh rắc rối trong quá trình tham gia bảo hiểm nhân thọ, chị M. đã hai lần đến bệnh viện yêu cầu xác nhận.

Sau khi nhận được phản ảnh, bệnh viện đã rà soát lại hồ sơ bệnh án, xác nhận kết quả sức khỏe bình thường và có văn bản đính chính chẩn đoán chị M. không mắc thiếu máu, suy thận... như hiển thị trên ứng dụng VssID.

Sau khi hoàn thiện thủ tục, chị M. đã nộp đơn kê khai bổ sung thông tin sức khỏe cho công ty bảo hiểm và được chấp nhận duy trì hợp đồng như cam kết ban đầu.

Chị M. cho rằng việc này khiến người tham gia bảo hiểm nhân thọ gặp không ít rắc rối. Sổ khám chữa bệnh trên VssID cần ghi rõ thông tin kết luận bệnh nhân chứ không chỉ ghi những thông tin thăm khám ban đầu.

Sổ khám chữa bệnh trên ứng dụng VssID lưu trữ dữ liệu thăm khám tại cơ sở y tế - Ảnh minh họa: NAM TRẦN

Sổ khám chữa bệnh trên ứng dụng VssID lưu trữ dữ liệu thăm khám tại cơ sở y tế - Ảnh minh họa: NAM TRẦN

Có thể do cập nhật sai

Chia sẻ với Tuổi Trẻ trưa 12-7, ông Nguyễn Thành Tâm - giám đốc Bệnh viện Quận 1 (TP.HCM) - cho biết hiện có khoảng 80% bệnh nhân tại bệnh viện sử dụng thẻ bảo hiểm y tế (BHYT), và trong số này hầu hết dùng ứng dụng VssID.

Khi người bệnh dùng ứng dụng VssID sẽ hiển thị tất cả quá trình lịch sử khám chữa bệnh bằng BHYT tại bệnh viện cũng như các cơ sở khám chữa bệnh BHYT khác. Bệnh viện chưa ghi nhận phản ảnh nào của bệnh nhân về rắc rối khi ứng dụng VssID hiển thị lịch sử khám chữa bệnh bằng BHYT sai tại bệnh viện.

Theo đại diện Bảo hiểm xã hội (BHXH) TP.HCM, trên ứng dụng VssID có tiện ích sổ khám chữa bệnh điện tử, thể hiện tình trạng bệnh (theo toa thuốc của bác sĩ) và số tiền quỹ BHYT thanh toán (80%).

Nếu trường hợp ứng dụng VssID hiển thị lịch sử khám chữa bệnh BHYT sai, có thể do bệnh viện ghi sai mã số BHXH, hoặc do lỗi hệ thống...

Theo BHXH Việt Nam, thời gian gần đây, đơn vị đã nhận được một số phản ảnh của người dùng ứng dụng VssID về việc thông tin quá trình khám chữa bệnh BHYT của cá nhân trên ứng dụng VssID không chính xác do chưa từng dùng thẻ BHYT để đi khám chữa bệnh tại các cơ sở khám chữa bệnh được hiển thị trên ứng dụng.

Trên cơ sở nắm bắt các thông tin phản ánh về tình trạng trên, BHXH Việt Nam đã yêu cầu các đơn vị nghiệp vụ liên quan kiểm tra, rà soát có hướng xử lý kịp thời nhằm đảm bảo quyền lợi cho người tham gia BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp, xử lý các hành vi lạm dụng, trục lợi quỹ BHYT (nếu có).

Từ tháng 11-2020, ứng dụng VssID được BHXH Việt Nam chính thức đưa vào hoạt động, cung cấp các dịch vụ, tiện ích cho người tham gia, thụ hưởng chế độ, chính sách BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp.

Bảo hiểm xã hội Việt Nam cấp lại mật khẩu VssID miễn phí qua email

TTO - Ngày 11-11, Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho biết đã điều chỉnh chức năng 'Quên mật khẩu' trên Cổng dịch vụ công của Bảo hiểm xã hội Việt Nam và ứng dụng VssID, theo đó người dùng có thể lấy lại mật khẩu qua email miễn phí.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Người đàn ông ở Cà Mau bị ong vò vẽ đốt hơn 100 nốt dẫn đến tử vong

Trong lúc đi câu cá gần nhà, người đàn ông bị ong vò vẽ đốt. Dù đã đến bệnh viện điều trị nhưng do bị nhiều vết đốt, ông không qua khỏi.

Người đàn ông ở Cà Mau bị ong vò vẽ đốt hơn 100 nốt dẫn đến tử vong

TP.HCM rà soát thuốc, thiết bị y tế, thực phẩm chức năng giả tại các cơ sở y tế

Sở Y tế TP.HCM yêu cầu các cơ sở khám, chữa bệnh, phòng y tế, Viện Kiểm nghiệm thuốc thực hiện rà soát thuốc, thiết bị y tế, thực phẩm chức năng giả.

TP.HCM rà soát thuốc, thiết bị y tế, thực phẩm chức năng giả tại các cơ sở y tế

Những lãnh đạo bệnh viện nhận hối lộ từ Công ty Sơn Lâm sau hợp đồng mua dược liệu

Ông Phạm Văn Cách, cựu chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần dược phẩm Sơn Lâm, bị cáo buộc hối lộ hơn 71 tỉ đồng cho nhiều lãnh đạo, cán bộ của 13 bệnh viện, trung tâm y tế trên cả nước để không bị gây khó khăn khi cung cấp thuốc.

Những lãnh đạo bệnh viện nhận hối lộ từ Công ty Sơn Lâm sau hợp đồng mua dược liệu

Đoàn Di Băng lại đăng đàn ‘xin lỗi’ và nói là bên ‘bị ảnh hưởng’

Sau khi có thông tin về việc thu hồi lô kem chống nắng do Công ty VB GROUP phân phối, ngày 17-5 Đoàn Di Băng đã đăng tải trên trang cá nhân về việc thu hồi sản phẩm. Trước đó, cô cũng đăng tải thông báo tương tự khi lô dầu gội bị thu hồi.

Đoàn Di Băng lại đăng đàn ‘xin lỗi’ và nói là bên ‘bị ảnh hưởng’

Đóng cửa, bật điều hòa gây thiếu oxy, mệt mỏi, đau đầu?

'Ngủ trong phòng bật điều hòa đóng kín lâu ngày dẫn đến thiếu oxy, dư CO₂, mệt mỏi, rụng tóc, stress, mất ngủ...'.

Đóng cửa, bật điều hòa gây thiếu oxy, mệt mỏi, đau đầu?

Sản phẩm công ty chồng Đoàn Di Băng: Chỉ số chống nắng bằng 4,8% so với nhãn dán, có phải hàng giả?

Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) vừa ra quyết định đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy toàn quốc lô sản phẩm do công ty chồng Đoàn Di Băng đưa ra thị trường, do chỉ số chống nắng trên nhãn là SPF 50 nhưng kết quả kiểm nghiệm là SPF 2,4.

Sản phẩm công ty chồng Đoàn Di Băng: Chỉ số chống nắng bằng 4,8% so với nhãn dán, có phải hàng giả?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar