13/08/2024 06:42 GMT+7
Trở lại chủ đề

Báo Hàn gọi tên 4 quán phở phải ăn khi đến Hà Nội

'7h sáng, hầu như các hàng bán phở dọc khu Hoàn Kiếm đều chật kín khách. Một số quán còn có tên trùng với tên đường ghi trên những biển báo đường bộ' - nhà báo Park Jeong Bae của tờ Chosun viết.

Báo Hàn gọi tên 4 quán phở phải ăn khi đến Hà Nội- Ảnh 1.

Nước dùng phở trong, thanh, sợi phở dai là sự kết hợp được yêu thích không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới - Ảnh: Chosun Ilbo

Nhà báo Park Jeong Bae có dịp đến Hà Nội tìm hiểu những nét ẩm thực đặc sắc nơi đây, trong đó nổi bật nhất là món phở. Anh đề xuất cho du khách Hàn những quán phở nên ghé ăn thử khi đến Hà Nội.

Park Jeong Bae viết: "Người Việt Nam thường bắt đầu buổi sáng với món phở nên có rất nhiều quán phở mở cửa từ sáng sớm để phục vụ họ".

Phở Cụ Chiêu

Phở Cụ Chiêu xuất thân từ làng Vân Cù, Nam Định. Đây là quán phở có tuổi đời hàng trăm năm, được thành lập vào những năm 1930, tới nay đã qua 4 thế hệ.

Báo Hàn gọi tên 4 quán phở phải ăn khi đến Hà Nội- Ảnh 2.

Phở Cụ Chiêu ở góc phố cổ sáng đèn từ tờ mờ sớm - Ảnh: LÊ VÂN

"Thay vì thêm các loại gia vị như: hồi, quế, bạch đậu khấu như ở các quán khác, họ chỉ chế biến nước dùng nấu từ xương và thịt bò để đảm bảo hương vị nguyên bản. 

Quán cũng không để chanh trên bàn để làm gia vị. Sự hòa quyện giữa nước dùng, sợi phở, thịt và rau thật tuyệt vời" - nhà báo Park Jeong Bae của tờ Chosun nêu cảm nhận.

Phở Cụ Chiêu mở cửa từ 5h sáng đến 23h, tọa lạc tại 48 phố Hàng Đồng, phường Hàng Bồ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Phở 10 Lý Quốc Sư 

Nhà báo Park Jeong Bae cho rằng đây là một trong những quán phở nổi tiếng nhất Hà Nội với ưu điểm là không gian đẹp, có chỗ ngồi khang trang.

Báo Hàn gọi tên 4 quán phở phải ăn khi đến Hà Nội- Ảnh 3.

Quán tọa lạc tại số 10 Lý Quốc Sư, Hàng Trống, Hoàn Kiếm và mở cửa từ khoảng 6h đến 22h - Ảnh: Park Jeong Bae

"Nước dùng làm từ xương bò và có vị ngọt thanh. Sợi phở của quán to như sợi mì cỡ vừa của Hàn Quốc. Ta có thể thêm các loại rau thơm trên bát phở để tăng gia vị và nhìn tô phở trông hấp dẫn hơn" - Park Jeong Bae miêu tả. 

Phở Thìn 

Địa chỉ tiếp theo mà báo Chosun giới thiệu là quán phở Thìn nằm ở số 13 phố Lò Đúc, phường Phạm Đình Hổ, quận Hai Bà Trưng. Quán mở từ khoảng 5h đến 21h.

Báo Hàn gọi tên 4 quán phở phải ăn khi đến Hà Nội- Ảnh 4.

Thực đơn phở Thìn

Trong một góc làm bếp, bảng thực đơn có in hình khuôn mặt của người sáng lập và dòng chữ "Phở Thìn 1979" (nghĩa là quán phở có từ năm 1979) được treo trang trọng. 

Một bát phở ở đây có giá khoảng 70.000 đồng. Nhà báo Park Jeong Bae cho rằng quán có mức giá cao hơn so với mặt bằng chung.

Theo anh, hương vị phở Thìn tương tự như món xúp thịt bò của nhà hàng Hadongkwan, một nhà hàng truyền thống nổi tiếng ở Seoul:

"Nước dùng đậm đà, béo ngậy và ngọt ngào. Đó là hương vị mà người Hàn Quốc sẽ thích".

Phở Bát Đàn

Trên tờ Chosun, Park Jeong Bae tả hương vị phở Bát Đàn ngọt và thanh. Sợi phở mỏng và miếng thịt mềm tan. Giống phở Cụ Chiêu, trong danh sách gia vị nêm nếm của quán cũng không có chanh, để giữ hương vị phở nguyên bản. 

"Đây là nơi có hàng dài người xếp hàng từ sáng. Khi bước vào, tôi thấy người chủ đang khéo léo thái thịt" - nhà báo người Hàn kể lại trải nghiệm của mình tại Phở Bát Đàn.

Ảnh trái: Góc nhìn điển hình của một quán phở ở Hà Nội. Ảnh phải: Ở trung tâm Hà Nội, tên các quán phở nổi tiếng cũng trùng với tên đường - Ảnh: Park Jeong Bae

Ảnh trái: Góc nhìn điển hình của một quán phở ở Hà Nội. Ảnh phải: Ở trung tâm Hà Nội, tên các quán phở nổi tiếng cũng trùng với tên đường - Ảnh: Park Jeong Bae

Nguồn gốc của phở ở đâu? 

Theo ghi nhận của Park Jeong Bae, tài liệu đề cập trực tiếp đến món ăn này là cuốn Từ điển tiếng Việt, cùng với lời giải thích: "Phở là món ăn làm từ sợi phở và thịt bò thái nhỏ. Có hai loại phở phổ biến là phở bò tái và phở xào".

Phở được cho là có vào đầu thế kỷ 20, quê hương của phở là ở tỉnh Nam Định:

"Người dân làng Vân Cù, Nam Định đã làm và bán một món ăn có thể coi là nguồn gốc của phở ngày nay. Món ăn với những nguyên liệu sơ khởi như: nước luộc xương bò, sợi phở, rau thơm và thịt bò. 

Món phở trở nên phổ biến và được đa số người lao động ở các thành phố lớn của miền Bắc Việt Nam ưa chuộng. 

Đặc biệt, phở được bán với số lượng lớn ở Hà Nội, rồi dần dần khẳng định mình là một nét văn hóa ẩm thực không thể thiếu của vùng đất thủ đô nước Việt".

Vinh dự hơn nữa là phở Nam Định và phở Hà Nội vừa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. 

Và ta thấy rõ ràng danh tiếng của phở Việt Nam đang càng ngày được nâng tầm và lan tỏa rộng rãi. Món ăn này sẽ luôn là một nét ẩm thực đáng tự hào và được nhiều du khách nước ngoài quan tâm, chú ý khi đến Việt Nam.

Phở Nam Định và phở Hà Nội cùng là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có quyết định số 2326 về việc công bố danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với tri thức dân gian phở Nam Định và phở Hà Nội.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tâm lý sính ngoại của người Việt sẽ giảm đi

PGS.TS.KTS Vũ Hồng Cương cho rằng trong lĩnh vực nội thất, kiến trúc, tâm lý sính ngoại của người Việt sẽ giảm đi, những lâu đài giả cổ nguy nga, những công trình nhại kiến trúc Pháp ít dần, thay bằng những công trình hiện đại.

Tâm lý sính ngoại của người Việt sẽ giảm đi

48 năm bún riêu nấu củi, ngày bán trăm tô, bún nhiều gấp đôi nơi khác

Trong con hẻm 72 trên đường Bành Văn Trân, quận Tân Bình, TP.HCM có một quán bún riêu khá đặc biệt, bởi được nấu bằng bếp củi trong 48 năm qua.

48 năm bún riêu nấu củi, ngày bán trăm tô, bún nhiều gấp đôi nơi khác

Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy TPHCM thăm nghệ sĩ Kim Cương, Trần Xuân Tiến, Nguyễn Hữu Lộc

Chiều 23-5, đoàn 6 trong các đoàn lãnh đạo TP.HCM đã đến thăm và tặng quà các văn nghệ sĩ tiêu biểu có đóng góp phát triển văn học, nghệ thuật thành phố, đất nước. Đó là NSND Kim Cương, nhạc sĩ Trần Xuân Tiến, nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Hữu Lộc.

Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy TPHCM thăm nghệ sĩ Kim Cương, Trần Xuân Tiến, Nguyễn Hữu Lộc

Hàng nghìn người đội mưa đón xá lợi Đức Phật về chùa Phúc Sơn

Ngày 23-5, hàng nghìn phật tử và người dân từ nhiều địa phương đã đổ về chùa Phúc Sơn (Bắc Giang) để cung rước xá lợi Đức Phật.

Hàng nghìn người đội mưa đón xá lợi Đức Phật về chùa Phúc Sơn

Lần đầu tiên tổ chức triển lãm về Bác Hồ tại EXPO 2025 Nhật Bản

Lễ khai mạc triển lãm ‘Chủ tịch Hồ Chí Minh - Biểu tượng của hòa bình và hữu nghị’ đã khai mạc ngày 23-5 trong Nhà triển lãm Việt Nam tại EXPO 2025 Osaka, Kansai, Nhật Bản.

Lần đầu tiên tổ chức triển lãm về Bác Hồ tại EXPO 2025 Nhật Bản

Comic Land Productions, khởi lên giấc mơ truyện tranh Việt Nam

17 năm làm nghiên cứu thị trường, chị Lương Thúy Phương khát khao xây dựng một nơi khởi lên cho những giấc mơ về truyện tranh Việt Nam, đó là Comic Land Productions.

Comic Land Productions, khởi lên giấc mơ truyện tranh Việt Nam
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar