16/08/2022 10:42 GMT+7

Bao giờ GDP bình quân đầu người Việt Nam theo kịp Thái Lan, Malaysia?

BẢO NGỌC
BẢO NGỌC

TTO - GDP bình quân đầu người Việt Nam năm 2020 đạt 3.561 USD, dự báo đến 2030 sẽ đạt 7.000 - 7.500 USD, tương đương GDP bình quân đầu người của Thái Lan năm 2019 và chưa theo kịp của Malaysia năm 2010.

Bao giờ GDP bình quân đầu người Việt Nam theo kịp Thái Lan, Malaysia? - Ảnh 1.

GDP bình quân đầu người của Việt Nam so với các nước trong khu vực giai đoạn 2010-2020 - Ảnh: B.NGỌC

Theo dự thảo báo cáo tổng hợp quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 của Bộ Kế hoạch và đầu tư, trong giai đoạn 2010-2020, GDP bình quân đầu người của Việt Nam tăng khá ấn tượng từ mức 1.562 USD lên 3.561 USD, tăng thêm 1.999 USD.

Cũng trong khoảng 10 năm này, GDP bình quân đầu người của Thái Lan tăng thêm 2.113 USD, Malaysia tăng thêm 1.361 USD, Indonesia tăng thêm 747 USD, Philippines tăng thêm 1.081 USD, Singapore tăng thêm 12.561 USD, Trung Quốc tăng thêm 5.950 USD.

So với các quốc gia này, GDP bình quân đầu người của Việt Nam có điểm xuất phát thấp hơn rất nhiều.

Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới (WB), năm 2010 GDP bình quân đầu người của Việt Nam được ghi nhận ở mức 1.562 USD. Trong khi GDP bình quân đầu người năm 2010 của Thái Lan 5.076 USD, Malaysia 9.041 USD, Singapore 47.237 USD, Indonesia 3.112 USD, Philippines 2.217 USD, Trung Quốc 4.550 USD.

Cũng theo WB, GDP bình quân đầu người của Việt Nam năm 2020 đạt 3.561 USD, cao hơn GDP bình quân đầu người của Philippines - 3.229 USD, gần đuổi kịp GDP bình quân đầu người của Indonesia - 3.870 USD.

Tuy nhiên, ở thời điểm năm 2020 GDP bình quân đầu người của Việt Nam vẫn thua xa GDP bình quân đầu người của Thái Lan (đạt 7.189 USD), Malaysia (10.402 USD), Trung Quốc (10.500 USD), Singapore (59.798 USD).

Trong dự thảo báo cáo tổng hợp quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Bộ Kế hoạch và đầu tư đã đưa ra 2 kịch bản tăng trưởng GDP của Việt Nam trong giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050.

Theo kịch bản 1 - kịch bản tăng trưởng thấp, tốc độ tăng trưởng GDP dự báo đạt bình quân 6,26%/năm trong giai đoạn 2021 - 2025 và đạt bình quân 6,34%/năm trong giai đoạn 2026 - 2030. Tính chung cả giai đoạn 2021 - 2030 đạt bình quân 6,30%/năm. Giai đoạn 2031 - 2050 tốc độ tăng trưởng đạt khoảng 6,49%/năm.

GDP bình quân đầu người của Việt Nam năm 2030 sẽ đạt hơn 7.000 USD/người, tương đương GDP bình quân đầu người của Thái Lan năm 2020, của Trung Quốc năm 2013, và thấp hơn của Malaysia năm 2010 khoảng 2.000 USD.

Theo kịch bản này, GDP bình quân đầu người của Việt Nam thua Malaysia khoảng 20 năm, thua Thái Lan khoảng 10 năm.

Kịch bản này cũng đưa ra dự báo đến năm 2040 GDP bình quân đầu người của Việt Nam sẽ đạt khoảng 13.000 USD/người, tới năm 2050 đạt khoảng 25.000 USD/người.

Với kịch bản 2 - kịch bản phấn đấu, Bộ Kế hoạch và đầu tư giả định bối cảnh thế giới thuận lợi, các vấn đề hạn chế nội tại của nền kinh tế được khắc phục, đà cải cách được duy trì và thúc đẩy thì tốc độ tăng trưởng GDP của nền kinh tế trong giai đoạn 2021-2025 đạt bình quân 6,63%/năm; đạt bình quân 7,48%/năm trong giai đoạn 2026 - 2030.

Tính chung cả giai đoạn 2021 - 2030, GDP tăng trưởng bình quân 7,05%/năm, giai đoạn 2031-2050 GDP tăng trưởng có khả năng đạt 7,16%/năm.

Và với kịch bản 2, dự báo đến năm 2030 GDP bình quân đầu người của Việt Nam đạt khoảng 7.500 USD/người, đến năm 2040 đạt hơn 14.500 USD/người, và năm 2050 đạt khoảng 32.000 USD/người.

Với cả hai kịch bản tăng trưởng nêu trên, đến năm 2040 Việt Nam sẽ lọt vào nhóm các nước có thu nhập cao theo chuẩn của WB. 

Theo số liệu được WB công bố năm 2021, nhóm các nước có thu nhập cao có GDP bình quân đầu người lớn hơn hoặc bằng 12.376 USD/năm.

Tổng cục Thống kê dự báo với xu hướng mức sinh giảm, tuổi thọ người dân tăng lên, dân số của nước ta năm 2025 khoảng 101,5 triệu người, năm 2030 khoảng 105,2 triệu người, đến 2050 khoảng 115 triệu người.

WB dự báo GDP Việt Nam năm 2022 tăng 7,5%, lo lạm phát tăng cao, thiếu hụt lao động

TTO - Tăng trưởng kinh tế Việt Nam (GDP) năm 2022 sẽ đạt 7,5%, dự báo được Ngân hàng Thế giới (WB) đưa ra trong báo cáo cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam ấn phẩm tháng 8-2022 vừa công bố.

BẢO NGỌC

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tăng trưởng 2 con số bền vững, giải pháp nào?

Nhiều đại biểu Quốc hội đã hiến kế để khơi thông thúc đẩy đầu tư, tiêu dùng, xuất khẩu và kinh tế mới nổi, tạo nền tảng tăng trưởng 2 con số.

Tăng trưởng 2 con số bền vững, giải pháp nào?

Từ vụ thu hồi mỹ phẩm không đạt chất lượng: Thế nào là hàng giả?

Kết luận không có dấu hiệu hình sự, đề nghị xử phạt hành chính vụ hai mỹ phẩm bị đình chỉ lưu hành do công ty của ông Nguyễn Quốc Vũ - chồng ca sĩ Đoàn Di Băng - phân phối của Sở Y tế tỉnh Đồng Nai đang gây nhiều tranh cãi.

Từ vụ thu hồi mỹ phẩm không đạt chất lượng: Thế nào là hàng giả?

Người Việt bỏ ví, cầm điện thoại

Không còn phải đến trường nộp học phí, đến kho bạc đóng thuế, hay ra quầy thanh toán tiền điện nước, giờ đây mọi giao dịch từ lớn đến nhỏ trong cuộc sống hằng ngày đều được người dân thực hiện nhanh chóng chỉ trong vài giây qua ứng dụng ngân hàng.

Người Việt bỏ ví, cầm điện thoại

Tin tức sáng 24-5: Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức 2 đầu tư hơn 10.000 tỉ sẽ hoạt động từ tháng 12-2025

Tin tức đáng chú ý: Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức 2 đầu tư hơn 10.000 tỉ sẽ hoạt động từ tháng 12-2025; Quốc hội bàn Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội; Mức độ phơi nhiễm khói thuốc lá ở địa điểm công cộng cao...

Tin tức sáng 24-5: Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức 2 đầu tư hơn 10.000 tỉ sẽ hoạt động từ tháng 12-2025

Vụ mỹ phẩm thu hồi ‘không có dấu hiệu hình sự’: Sở Y tế Đồng Nai xin điều chỉnh câu chữ

Sở Y tế Đồng Nai xin điều chỉnh nội dung văn bản có từ ‘không có dấu hiệu hình sự’ thành ‘chưa phát hiện sai phạm phải chuyển cơ quan điều tra’.

Vụ mỹ phẩm thu hồi ‘không có dấu hiệu hình sự’: Sở Y tế Đồng Nai xin điều chỉnh câu chữ

Thủ tướng chỉ đạo loạt nhiệm vụ siết quản lý để thúc đẩy xuất khẩu sầu riêng

Thủ tướng yêu cầu xây dựng và triển khai ngay chương trình giám sát việc thực hiện cấp, quản lý mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói và an toàn vệ sinh thực phẩm, kiểm dịch thực vật từ gốc đối với trái sầu riêng.

Thủ tướng chỉ đạo loạt nhiệm vụ siết quản lý để thúc đẩy xuất khẩu sầu riêng
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar