12/11/2014 16:33 GMT+7

Bằng lái xe ô tô bằng giấy vẫn được sử dụng sau năm 2014

TUẤN PHÙNG
TUẤN PHÙNG

TTO - Thông tin này được ông Nguyễn Văn Quyền - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam (TCĐB) khẳng định với Tuổi Trẻ vào chiều 12-11.

Điểm đổi giấy phép lái xe của Sở Giao thông vận tải TP.HCM ở số 51/2 Thành Thái Q.10 luôn luôn quá tải - Ảnh: N.A

Trao đổi với Tuổi Trẻ chiều 12-11, ông Quyền cho biết sau thời điểm 31-12-2014 giấy phép lái xe (GPLX) bằng giấy nếu chưa đổi sang GPLX bằng vật liệu PET (nhựa) vẫn sẽ còn được sử dụng hợp pháp, nếu còn thời hạn sử dụng.

Giải thích thắc mắc về thông tư 38/2013/TT-BGTVT quy định thời hạn chuyển đổi toàn bộ GPXL ô tô sang vật liệu PET trong năm 2014 nhưng vì sao GPLX bằng giấy chưa chuyển đổi kịp vẫn còn hiệu lực sau  năm 2014 ông Quyền cho biết như sau:

"Thông tư  38/2013/TT-BGTVT không có quy định việc GPLX bằng giấy mất hiệu lực nếu chưa kịp chuyển đổi sang vật liệu PET theo lộ trình và cũng chưa có quy định xử phạt hành chính với người sử dụng GPLX bằng giấy chưa chuyển đổi sang vật liệu PET. Vì vậy, người chưa chuyển đổi GPLX sang vật liệu PET có thể yên tâm sử dụng nếu GPLX bằng giấy vẫn còn thời hạn sử dụng".  

Cụ thể, trong văn bản gửi các Sở GTVT vào ngày 12-11, TCĐB giải thích rõ: GPXL ô tô bằng vật liệu giấy sau năm 2014 và GPLX mô tô  bằng vật liệu giấy sau năm 2020 nếu còn thời hạn sử dụng  ghi trên GPLX thì GPLX đó vẫn còn hiệu lực sử dụng. Hiện nay, không có quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với người sử dụng GPLX bằng vật liệu giấy còn thời hạn sử dụng mà chưa đổi sang GPLX bằng vật liệu PET.

TCĐB cũng đề nghị các Sở GTVT tăng cường năng lực thực hiện cải cách thủ tục hành chính, tăng thời gian làm việc của bộ phận cấp, đổi GPLX để giải quyết kịp thời nhu cầu đổi GPLX cho người có nhu cầu.

Sở dĩ TCĐB ra công văn trên vì thời gian gần đây, một số Sở GTVT phản ánh số lượng người có nhu cầu đổi GPLX bằng giấy sang GPLX bằng vật liệu PET tăng đột biến gây quá tải cho việc cấp, đổi GPLX. Nguyên nhân là do có những thông tin sai lệch là sau năm 2014 GPLX bằng giấy không còn được sử dụng.

Theo quy định tại thông tư số 38/2013/TT-BGTVT về đào tạo, sát hạch, cấp GPLX cơ giới đường bộ, đến hết 31-12-2014 toàn bộ GPLX ô tô làm bằng giấy phải được chuyển đổi hết sang vật liệu PET).

Thông tư số 38/2013/TT-BGTVT cũng quy định: với GPLX hạng A4 bằng giấy phải chuyển đổi sang vật liệu PET trước ngày 31-12-2015. GPLX không thời hạn (các hạng A1, A2, A3) cấp trước năm 2003 phải chuyển đổi trước ngày 31-12-2016; cấp trước năm 2004 phải chuyển đổi trước ngày 31-12-2017; cấp trước năm 2007 phải chuyển đổi trước ngày 31-12-2018; cấp trước năm 2010 phải chuyển đối trước ngày 31-12-2019; cấp sau năm 2010 phải chuyển đổi trước 31-12-2020.

Trước đó, ngày 10-11, TCĐB cũng đã có văn bản kiến nghị Bộ GTVT cho phép gia hạn lộ trình chuyển đổi GPLX ô tô bằng giấy sang vật liệu PET đến hết năm 2015 thay vì đến hết năm 2014 theo quy định của thông tư 38/2013/TT-BGTVT.

Theo văn bản khiến nghị của TCĐB, do có một số khó khăn từ các Sở GTVT nên đến nay mới thực hiện được 60% lộ trình chuyển đổi GPLX bằng giấy sang vật liệu PET.

Đà Nẵng: người dân đổ xô đi đổi GPLX

Đến chiều 12-11, rất đông người dân đã đổ xô đến văn phòng một cửa Trung tâm hành chính TP Đà Nẵng để đổi giấy phép lái xe theo thông báo của Sở GTVT TP Đà Nẵng. 

Nhiều người đến đổi GPLX cho hay, do có nghe thông tin đến ngày 31-12 năm này hết hạn đổi GPLX ô tô nên phải gấp gáp đi làm.

Rất đông người dân Đà Nẵng nóng lòng chờ đến lượt đổi GPLX (ảnh chụp vào chiều 12-11) - Ảnh: P.T

"Khi đến đây cũng thấy nhiều người có GPLX mô tô, xe máy hạng A1, A2, A3…cũng kéo đến rất đông mặc dù thời hạn đổi của họ còn được kéo dài ra các năm sau” - một người dân đổi GPLX ô tô, nói. 

Để giải quyết tình trạng rất đông người dân đến làm hồ sơ, thủ tục chuyển đổi GPLX nhiều người nay, BQL tòa nhà Trung tâm hành chính TP Đà Nẵng đã cho bố trí thêm ghế ngồi chờ, cho nhân viên phát giấy làm thủ tục ngay khu vực chờ. Theo thông tin từ phòng Quản lý đào tạo và sát hạch Sở GTVT TP Đà Nẵng, tổng số GPLX phải tiến hành làm thủ tục chuyển đổi theo quy định là khoảng 700.000 (cả ô tô và mô tô).

PHAN THÀNH

TUẤN PHÙNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Sạt lở đất trong đêm sập đổ nhà dân ở Lào Cai, hai mẹ con chết

Tối 13-7, trên địa bàn xã Xuân Ái (tỉnh Lào Cai) xảy ra vụ sạt lở đất khiến hai nhà dân bị vùi lấp, sập đổ. Vụ việc làm hai người chết, ba người bị thương.

Sạt lở đất trong đêm sập đổ nhà dân ở Lào Cai, hai mẹ con chết

Dân làm thủ tục hành chính nhanh nhờ cán bộ bán chuyên trách về khu phố 'cầm tay chỉ việc'

29 cán bộ bán chuyên trách được phân về các khu phố ở phường Xuân Hương - Đà Lạt (Lâm Đồng) hỗ trợ trực tiếp cho dân làm thủ tục hành chính.

Dân làm thủ tục hành chính nhanh nhờ cán bộ bán chuyên trách về khu phố 'cầm tay chỉ việc'

Hà Nội cần làm gì để cấm xe máy chạy xăng, giải quyết vấn đề môi trường?

Thủ tướng chỉ thị yêu cầu Hà Nội nghiên cứu cấm xe máy vào đường vành đai 1 từ 1-7-2026. Trong khi đó chuyên gia có ý kiến khác nhau.

Hà Nội cần làm gì để cấm xe máy chạy xăng, giải quyết vấn đề môi trường?

Một công an đang đi bộ thể dục bị bánh xe container văng ra tông chết

Một cán bộ Công an phường An Nhơn Bắc (Gia Lai) đi bộ thể dục sau giờ làm việc, bất ngờ bị cặp bánh xe container văng ra, tông chết tại chỗ.

Một công an đang đi bộ thể dục bị bánh xe container văng ra tông chết

Khuyến sinh cần 'liều thuốc' đủ mạnh

Các chính sách có phải là "liều thuốc" đủ mạnh để khuyến sinh khi mà mức sinh tại nước ta "thấp dần đều" đáng báo động trong nhiều năm.

Khuyến sinh cần 'liều thuốc' đủ mạnh

Vì sao chủ tịch Đà Nẵng chỉ thị chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương hành chính?

Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Lương Nguyễn Minh Triết đã ký ban hành chỉ thị về việc chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương hành chính trên địa bàn thành phố.

Vì sao chủ tịch Đà Nẵng chỉ thị chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương hành chính?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar