06/01/2023 22:29 GMT+7
Trở lại chủ đề

Bạn trẻ thích thú tự tay in tranh Đông Hồ chào xuân

Công chúng yêu mỹ thuật vừa có dịp thử in tranh Đông Hồ và ngắm các bộ tranh dân gian Tứ bình nhân triển lãm ‘Sắc xuân’ tại Bảo tàng TP.HCM.

Bạn trẻ thích thú tự tay in tranh Đông Hồ chào xuân - Ảnh 1.

Nhiều bạn trẻ thích thú khi lần đầu được thử in tranh Đông Hồ tại triển lãm "Sắc xuân".

Triển lãm diễn ra từ nay đến hết ngày 28-1, trưng bày 20 bộ tranh Tứ bình thuộc hai dòng tranh Đông Hồ và Hàng Trống với chủ đề: Tứ quý, Tố nữ, Tứ dân, Bát tiên, tranh truyện và tranh lịch sử, được chọn từ bộ sưu tập tranh Tứ bình đang lưu giữ tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. Dịp này, công chúng cũng được tìm hiểu và trải nghiệm quy trình in tranh Đông Hồ. 

Rất đông bạn trẻ háo hức xếp hàng, đợi được hướng dẫn từng bước sử dụng bảng in màu và thích thú khi được tự tay in ra bức tranh Đông Hồ của riêng mình.

Bạn trẻ thích thú tự tay in tranh Đông Hồ chào xuân - Ảnh 2.

Để có được một bức tranh Đông Hồ hoàn chỉnh, phải in tỉ mỉ lần lượt từng bảng màu khác nhau.

Khác với tranh dân gian Hàng Trống là in nét rồi vờn màu, tranh dân gian Đông Hồ sử dụng kỹ thuật in toàn bộ từ các bảng màu và đến cuối cùng là bảng nét, nên rất phù hợp để các bạn tự tay trải nghiệm. Các bạn được hướng dẫn in thử bộ tranh đôi Phú quý Vinh hoa. 

"Đây là lần đầu em được xem tranh dân gian Tứ bình và thử in tranh Đông Hồ, nên thích vô cùng. Em học hỏi được nhiều về lối vẽ và cách pha màu của người xưa. Lối vẽ đơn giản và cũng không pha nhiều màu phức tạp nhưng thành phẩm tạo ra lại rất nổi bật và bắt mắt" - bạn Mai Thị Ka Ra, sinh viên Trường cao đẳng Văn hóa Mỹ thuật TP.HCM, hào hứng.

Bạn trẻ thích thú tự tay in tranh Đông Hồ chào xuân - Ảnh 3.

Được ngắm tận mắt tranh Tứ bình và tự tay in tranh Đông Hồ là một trải nghiệm đáng nhớ dịp xuân về.

"Mình rất vui khi thấy các bạn trẻ TP.HCM hứng thú với hoạt động này. Qua trải nghiệm, hy vọng các bạn sẽ yêu thích và tìm hiểu về các dòng tranh dân gian. 

Để in một bức tranh đơn giản khổ nhỏ thế này đã khó, thì với những bức tranh lớn phức tạp, các nghệ nhân của chúng ta phải kỳ công và thành thạo đến mức nào" - chị Vương Lê Mỹ Học, phó trưởng phòng trưng bày giáo dục Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, tâm sự. 

Bạn trẻ thích thú tự tay in tranh Đông Hồ chào xuân - Ảnh 4.

Chị Vương Lê Mỹ Học (bìa trái) chia sẻ niềm vui khi thấy các bạn trẻ hứng thú "khoe" tranh

Dịp này, đại diện Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam cũng dành tặng Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM một bộ tranh Tứ bình. Hy vọng những sắc màu rực rỡ, tươi mới và ý nghĩa sâu sắc về cuộc sống của bộ tranh sẽ là lời chúc bình an, hạnh phúc nhân dịp chào xuân Quý Mão 2023.

Bạn trẻ thích thú tự tay in tranh Đông Hồ chào xuân - Ảnh 5.

"Từ những bộ tranh Tứ bình, chúng ta có thể phần nào thấu hiểu quan niệm về thời gian và lối sống sinh hoạt ngày xưa, thưởng thức vẻ đẹp cuộc sống thanh tịnh và tự hào về những giá trị văn hóa nghệ thuật của cha ông để lại" - bà Nguyễn Thị Thanh Thúy, phó giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM, chia sẻ.

Ngắm những tác phẩm Ikebana Việt Nam lần đầu dự triển lãm tại Nhật Bản

TTO - Dù nghệ thuật cắm hoa Ikebana Nhật Bản đã vào Việt Nam khá lâu nhưng lần đầu tiên có Hội sở Ikenobo Việt Nam dự triển lãm Ikebana đang diễn ra tại Trường Ikenobo (Kyoto, Nhật Bản) - nơi phát tích Ikebana.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Đại lễ Phật đản: Đoàn kết, hòa ái, tích cực kiến tạo thế giới hòa bình

Đại lễ Phật đản Phật lịch 2569 - Dương lịch 2025 diễn ra trong không khí trang nghiêm, thanh tịnh tại Việt Nam Quốc Tự.

Đại lễ Phật đản: Đoàn kết, hòa ái, tích cực kiến tạo thế giới hòa bình

Trinh thám Edogawa Ranpo

Cộng đồng mê truyện trinh thám vừa đón nhận một tiểu thuyết trinh thám đặc sắc nhất của bậc thầy truyện trinh thám Nhật Bản Edogawa Ranpo (1894-1965) - tập Âm thú.

Trinh thám Edogawa Ranpo

PGS Bùi Hiền, người nổi tiếng với đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ, qua đời

PGS.TS Bùi Hiền, người 'nổi tiếng' với đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ gây tranh cãi gần chục năm trước, vừa qua đời chiều 11-5 tại nhà ở TP Việt Trì, Phú Thọ.

PGS Bùi Hiền, người nổi tiếng với đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ, qua đời

Còn đâu hương vị bánh khọt Vũng Tàu ngày xưa

Vũng Tàu có nhiều món đặc trưng như lẩu cá đuối, cá khoai, gỏi cá mai… Nhưng một số du khách đến nơi đây hài hước nói rằng trong sự lựa chọn của họ, bánh khọt mà đứng vị trí số 2 thì không có số 1.

Còn đâu hương vị bánh khọt Vũng Tàu ngày xưa

Gặp một Trần Trung Lĩnh rất khác với 'Sắc và Không'

Không còn một gã rocker cuồng nhiệt, cũng không còn pop art dí dỏm trào phúng, sự trở lại của Trần Trung Lĩnh tuổi trung niên với biểu hiện mang đến một trải nghiệm nghệ thuật tĩnh lặng mà đầy vang vọng tại ‘Sắc và Không’.

Gặp một Trần Trung Lĩnh rất khác với 'Sắc và Không'

Nhạc số: Mỗi lượt nghe trực tuyến mang về bao nhiêu tiền cho nghệ sĩ Việt?

Thị trường âm nhạc số Việt Nam tiếp tục tăng trưởng. Tuy nhiên, các thách thức về bản quyền, nhân sự và công nghệ mới đang cản bước nghệ sĩ, ngay cả khi ca khúc của họ đạt hàng triệu lượt nghe.

Nhạc số: Mỗi lượt nghe trực tuyến mang về bao nhiêu tiền cho nghệ sĩ Việt?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar