05/02/2021 18:24 GMT+7

Bán khẩu trang Trung Quốc dán mác Hàn, lãnh án tù

BẢO DUY
BẢO DUY

TTO - Nhà kinh doanh người Hàn Quốc này đã nhập hơn 1,08 triệu khẩu trang sản xuất ở Trung Quốc, sau đó dán nhãn là sản phẩm sản xuất trong nước và bán lẻ thông qua các trang thương mại điện tử.

Bán khẩu trang Trung Quốc dán mác Hàn, lãnh án tù - Ảnh 1.

Các vụ lừa đảo liên quan đến khẩu trang trở nên phổ biến trong đại dịch COVID-19 - Ảnh chụp màn hình

Tòa phúc thẩm quận Jeonju thuộc tỉnh Jeolla Bắc (Hàn Quốc) ngày 5-2 đã tuyên y án 18 tháng tù đối với công dân nước này vì hành vi "treo đầu dê, bán thịt chó". Hơn 1 triệu khẩu trang Trung Quốc đã bị đối tượng này dán nhãn "Made in Korea".

Theo cáo trạng của Tòa phúc thẩm quận Jeonju, đối tượng 49 tuổi này đã lợi dụng tình trạng khan hiếm khẩu trang ở Hàn Quốc trong đợt cao điểm dịch hồi năm ngoái để kiếm lợi bất chính.

Cụ thể, người này đã nhập hơn 1,08 triệu khẩu trang được sản xuất ở Trung Quốc, sau đó dán nhãn là sản phẩm sản xuất trong nước và bán lẻ thông qua các trang thương mại điện tử.

Theo Hãng thông tấn Yonhap, tính đến tháng 8-2020, bằng thủ đoạn "treo đầu dê, bán thịt chó", y đã bán được hơn 11.000 hộp khẩu trang.

Bên cạnh đó, tòa cũng giữ nguyên mức án 6 tháng tù treo đối với 2 đồng phạm do vi phạm Luật ngoại thương. "Hành vi của các bị cáo là rất xấu vì đã lợi dụng tình trạng thiếu hụt khẩu trang trong giai đoạn xảy ra đại dịch COVID-19", cáo trạng có đoạn nêu rõ.

Cũng giống như một số nước khác, tình trạng lừa đảo liên quan đến COVID-19 đã nở rộ tại Hàn Quốc. Hôm 3-2, Tòa án quận Daegu thuộc tỉnh Gyeongsang Bắc đã tuyên án 2 năm tù với một người lừa đảo người khác mua khẩu trang giá rẻ.

Cáo trạng của tòa án cho biết bằng việc hứa hẹn với nhiều người sẽ mua giúp họ khẩu trang giá rẻ, người đàn ông 48 tuổi này đã lừa được tổng cộng hơn 200 triệu won (khoảng 4,1 tỉ đồng). Những người bị hại cho biết họ đã chuyển tiền, nhưng hàng hóa chờ mãi chẳng thấy tới mới biết đã bị lừa.

Số tiền lừa được người này đem đi trả nợ cá nhân và tiêu xài vào các mục đích giải trí bản thân. "Hình phạt nghiêm khắc là cần thiết trước nguy cơ bị cáo có thể tái phạm và các án tích của bị cáo", thẩm phán phiên tòa nhấn mạnh.

Trung Quốc bắt 80 người bán vắc xin COVID-19 giả

TTO - Cảnh sát ở thủ đô Bắc Kinh, tỉnh Giang Tô và Sơn Đông của Trung Quốc đã tịch thu hàng ngàn ống có chứa dung dịch muối. Chúng được các nghi phạm dùng làm 'vắc xin ngừa COVID-19' và bán ra với giá cao.

BẢO DUY

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

AFP làm rõ tin đồn dùng quá nhiều axit folic có thể gây ung thư

Mạng xã hội thời gian qua dấy lên tin đồn rằng dùng quá nhiều axit folic có thể gây độc, hoặc dẫn đến ung thư. Nhưng sự thật là gì?

AFP làm rõ tin đồn dùng quá nhiều axit folic có thể gây ung thư

Nam thanh niên bị 'bắt cóc online', bắt nộp 220 triệu đồng để điều tra

Công an Hà Tĩnh vừa kịp thời giải cứu một nam thanh niên khỏi vụ lừa đảo bằng hình thức "bắt cóc online" để chiếm đoạt tài sản hết sức tinh vi.

Nam thanh niên bị 'bắt cóc online', bắt nộp 220 triệu đồng để điều tra

Thực hư thông tin hóa đơn tiền điện tháng 6 tăng đột biến

Công an tỉnh Quảng Ninh đã đăng tải thông tin cảnh giác trước các thông tin sai lệch về hóa đơn tiền điện tháng 6-2025 tăng cao trên địa bàn.

Thực hư thông tin hóa đơn tiền điện tháng 6 tăng đột biến

Video cá heo cứu báo tuyết cảm động, đáng yêu nhưng có thật?

Video cá heo cứu báo tuyết vượt biển băng gây sốt mạng xã hội nhờ tình tiết cảm động và khó tin, thu hút hàng chục triệu lượt xem.

Video cá heo cứu báo tuyết cảm động, đáng yêu nhưng có thật?

Tiếng Anh có phải là ngôn ngữ chính thức của Liberia?

Ông Trump khen Tổng thống Liberia nói tiếng Anh "rất hay" khiến dư luận thắc mắc: chẳng phải tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức của Liberia hay sao?

Tiếng Anh có phải là ngôn ngữ chính thức của Liberia?

Sự thật về di ngôn 'giàu có cũng là vô nghĩa' của Steve Jobs

“Di ngôn” của Steve Jobs gần đây lại gây sốt mạng dù từng bị nghi ngờ về tính xác thực suốt gần 10 năm qua.

Sự thật về di ngôn 'giàu có cũng là vô nghĩa' của Steve Jobs
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar