13/05/2024 16:13 GMT+7
Trở lại chủ đề

Bạn đọc xót xa vì 9.000 căn hộ tái định cư bị bỏ trống

Nhiều bạn đọc xót xa trước cảnh hàng ngàn căn hộ tái định cư tại TP.HCM bỏ trống, có nơi bỏ trống hàng chục năm, trong khi nhiều người cần không có nhà ở.

Nhiều khu nhà tái định cư bỏ trống không người ở, bên ngoài bong tróc sơn nham nhở, tường nhà bị bạc màu tạo nên khung cảnh hoang tàn - Ảnh: PHƯƠNG NHI

Nhiều khu nhà tái định cư bỏ trống không người ở, bên ngoài bong tróc sơn nham nhở, tường nhà bị bạc màu tạo nên khung cảnh hoang tàn - Ảnh: PHƯƠNG NHI

Theo thông tin của Sở Xây dựng, hiện TP.HCM còn gần 9.000 căn hộ tái định cư đang bỏ trống, chờ bố trí chỗ ở cho người dân bị giải tỏa tại các dự án. Các căn hộ này nằm tại 85 chung cư, cụm chung cư ở TP Thủ Đức, quận 1, 3, 4, 5, 6, 7, 8 10, 11, 12, Bình Thạnh, Gò Vấp, Phú Nhuận, Tân Bình, Tân Phú, huyện Bình Chánh, Nhà Bè.

Nghịch lý nơi thiếu chỗ ở, nơi bỏ không

Chưa có người ở nên các căn hộ này bị đóng cửa, niêm phong, không phát sinh chi phí duy tu, bảo dưỡng. Tuy nhiên TP.HCM vẫn phải chi trả phí quản lý vận hành cho ban quản trị các dự án.

Hiện nhiều công ty cũng đã có công văn đề nghị thanh toán các khoản phí với khoảng 81 tỉ đồng. Trong khi đó, hàng nghìn căn hộ dù được xây dựng khang trang nhưng đã có dấu hiệu xuống cấp do để trống lâu ngày.

Bạn đọc Thôn Trần chia sẻ: "Nghịch lý là trong khi nhiều người có nhu cầu về nhà ở thì căn hộ tái định cư lại đang bị bỏ hoang xuống cấp do không có người ở. 

Giờ có bán thì cũng lại phải cõng thêm giá thành vì phải sửa chữa. Liệu có giải pháp nào để nhanh chóng tháo gỡ nghịch lý đó không? Rất cần sự ngồi lại thống nhất giải quyết của các cơ quan quản lý".

"Cần phải nói rõ thêm về con số lãng phí khủng hàng ngàn tỉ đồng mỗi năm, chứ không dừng lại ở con số vài chục tỉ đồng quản lý, bảo trì như báo cáo của Sở Xây dựng TP.HCM. Do chính sách, do kế hoạch, do thực hiện, hay còn do gì khác? Trách nhiệm từng ngành từng cấp, từng cá nhân đến đâu? Đừng để quá lâu rồi lại hóa bùn", độc giả Phạm Sanh có ý kiến.

Theo bạn đọc Nguyen Giang: "Phải coi lại việc xây dựng căn hộ tái định cư có thuận lợi cho công ăn việc làm của người dân. Nếu người ta không chịu về ở thì phải coi lại lý do mà giải quyết. Tại sao có khu tái định cư người ta lại chen nhau vô ở?".

Còn bạn đọc Trung Võ bình luận: "Trong tương lai gần thành phố sẽ còn giải quyết nhiều dự án tái định cư. Mong rằng sẽ khắc phục được tình trạng "xây ra không ai ở" để lãng phí tiền của của ngân sách thành phố".

Cho thuê để khỏi thiệt đơn thiệt kép

Nhiều bạn đọc cho rằng để "giải cứu" số lượng căn hộ tái định cư bị bỏ hoang này, cần tính toán để cho thuê.

Bởi theo bạn đọc Đỗ Nam Trung: "Nhu cầu người dân thuê căn hộ nhiều vô kể. Có cung và cầu sẵn, tiếc là điều này chưa gặp nhau. 

Thiết nghĩ, 5.300 căn hộ ở Thủ Thiêm cho thuê với giá 4 triệu đồng/tháng đã bao gồm phí quản lý và bảo trì, trừ đi chi phí thì chủ đầu tư cũng có lãi".

Bạn đọc Hoàng Sơn đề nghị cần sớm chỉnh trang và tạm thời cho người dân thuê lại với mức giá rẻ để an cư trước, chứ bỏ không thì quá lãng phí.  "Cho thuê giá hợp lý để công nhân, người thu nhập thấp thuê ở đi. Bỏ hoang lãng phí, nhà mau xuống cấp".

Tương tự, bạn đọc Anh Vũ góp ý: "Nên chăng có cơ chế linh hoạt cho công nhân, giáo viên, gia đình chính sách... có hoàn cảnh khó khăn được thuê với giá rẻ".

Cùng quan điểm, bạn đọc Bich cho rằng: "Rà soát, đánh giá chất lượng xem có đạt yêu cầu cư trú an toàn không, đạt thì cho thuê. Nhà tái định cư vốn không cần những tiện nghi cao cấp, tuy nhiên phải được xây dựng với độ bền cao và đảm bảo hạ tầng tối thiểu để không trở thành những khu ổ chuột".

"Nên bố trí gấp các căn hộ tái định cư này, hoặc nếu dư thì bán đấu giá theo diện nhà ở xã hội để thu kinh phí đầu tư cho dự án khác. Nhà để lâu không sử dụng sẽ bị xuống cấp rất lãng phí", độc giả Bùi An Tuấn có ý kiến. 

"Thà bán trả chậm 10, 15 năm cho công nhân, viên chức, người lao động để thu hồi vốn phần nào và giúp họ có nơi cư trú đàng hoàng. Còn hơn là để xuống cấp mà còn phải trả phí quản lý, thiệt đơn lại thiệt kép", bạn đọc Hai Van bày tỏ.

Gặp lãnh đạo TP.HCM, người lao động than thở 'không biết tìm nhà ở xã hội ở đâu'

Chiều 11-5, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi cùng nhiều lãnh đạo sở, ngành đã gặp 50 người lao động tiêu biểu chương trình "Cảm ơn người lao động", lắng nghe nhiều vấn đề, trong đó có nhà ở xã hội.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Hình ảnh san lấp chóng vánh đất nông nghiệp được giao, mở cả đường dưới chân cầu

Khu đất nông nghiệp dưới chân cầu Nhật Tân được giao cho các hộ dân ở xã Vĩnh Ngọc (huyện Đông Anh, Hà Nội) theo nghị định 64 của Chính phủ, đã bị san lấp chóng vánh.

Hình ảnh san lấp chóng vánh đất nông nghiệp được giao, mở cả đường dưới chân cầu

Hợp nhất với Kon Tum, tỉnh Quảng Ngãi mới có nhiều lợi thế tăng tốc

Sau khi hợp nhất với Kon Tum, tỉnh Quảng Ngãi mới có nhiều lợi thế để phát triển, như: Khu kinh tế Dung Quất, cửa khẩu Bờ Y, dược liệu đặc hữu sâm Ngọc Linh, khu du lịch Măng Đen, đảo Lý Sơn...

Hợp nhất với Kon Tum, tỉnh Quảng Ngãi mới có nhiều lợi thế tăng tốc

Từ 2026, Hà Nội và TP.HCM cấm ô tô sản xuất trước năm 2017, thực hư ra sao?

Những ngày qua, mạng xã hội lan truyền thông tin Bộ Nông nghiệp và Môi trường sắp ban hành quy chuẩn khí thải mới. Trong đó, Hà Nội và TP.HCM cấm ô tô sản xuất trước năm 2017 lưu hành trên địa bàn.

Từ 2026, Hà Nội và TP.HCM cấm ô tô sản xuất trước năm 2017, thực hư ra sao?

Sau hợp nhất, tỉnh Quảng Ngãi mới sẽ có cơ sở 2 ở Kon Tum?

Với địa hình đồi núi, khoảng cách giữa TP Kon Tum và TP Quảng Ngãi hiện nay lên đến 200km. Ban Thường vụ 2 tỉnh cơ bản thống nhất thành lập cơ sở 2 của tỉnh Quảng Ngãi mới ở TP Kon Tum để thuận tiện điều hành.

Sau hợp nhất, tỉnh Quảng Ngãi mới sẽ có cơ sở 2 ở Kon Tum?

Thanh niên mướt mồ hôi vớt 20 tấn rác dồn ứ trên kênh Hy Vọng

Sau cơn mưa lớn đầu mùa, đủ loại rác trôi theo dòng nước dồn ứ tại khu vực cống hộp trên kênh Hy Vọng, quận Tân Bình, TP.HCM. Ngày 11-5, các tình nguyện viên cùng với lực lượng chức năng đã dọn khoảng 20 tấn rác và gắn phao chắn rác ở khu vực trên.

Thanh niên mướt mồ hôi vớt 20 tấn rác dồn ứ trên kênh Hy Vọng

Hậu Giang lấy trụ sở dôi dư làm thư viện, công viên

Trụ sở dôi dư sau sáp nhập tại Hậu Giang được ưu tiên chuyển đổi công năng để làm cơ sở y tế, giáo dục, công viên, thư viện.

Hậu Giang lấy trụ sở dôi dư làm thư viện, công viên
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar