30/03/2020 12:07 GMT+7
Trở lại chủ đề

Bạch Mai trầm lắng giữa cách ly, bác sĩ vẫn tận tâm chiến đấu vì bệnh nhân

NGUYỄN KHÁNH
NGUYỄN KHÁNH

TTO - “Quãng tối ngày 27-3, tôi nhận được lệnh cách ly trong ca trực. Ban giám đốc đề nghị anh chị em ở lại 'chiến đấu'. Tôi và các đồng nghiệp nhìn những người bệnh nằm trên giường rồi tôi gọi điện về nhà nói với con: tối nay mẹ không về”.

Bạch Mai trầm lắng giữa cách ly, bác sĩ vẫn tận tâm chiến đấu vì bệnh nhân - Ảnh 1.

Đôi bàn tay nắm chặt của một bác sĩ và một bệnh nhân đang nằm điều trị tại khoa cấp cứu A9 Bạch Mai - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Khoa cấp cứu A9 Bạch Mai lúc 16h chiều 29-3, từng tốp bác sĩ mặc quần áo bảo hộ xanh vẫn đang "giành giật" sự sống cho các bệnh nhân nặng cần cấp cứu khẩn cấp, vì tính mạng con người là trên hết, không ai phàn nàn, không ai tỏ ra mệt mỏi, dù chính họ cũng mang "thân phận" của những người đang bị cách ly.

Bạch Mai trầm lắng giữa cách ly, bác sĩ vẫn tận tâm chiến đấu vì bệnh nhân - Ảnh 2.

Các bác sĩ tiến hành hội chẩn cho một nam bệnh nhân đang cấp cứu tại A9 Bạch Mai, sau khi có lệnh cách ly, tất cả các bác sĩ đều ở lại để tiếp tục điều trị cho bệnh nhân - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Bạch Mai trầm lắng giữa cách ly, bác sĩ vẫn tận tâm chiến đấu vì bệnh nhân - Ảnh 3.

Không khí làm việc khẩn trương tại nơi được mệnh danh là "nơi giành giật sự sống" cho người bệnh, bởi các bệnh nhận được chuyển về đây đều có bệnh lý rất nặng - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Bạch Mai trầm lắng giữa cách ly, bác sĩ vẫn tận tâm chiến đấu vì bệnh nhân - Ảnh 4.

Chân dung của một bác sĩ trẻ đang làm việc tại khoa cấp cứu A9 Bạch Mai - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Bạch Mai trầm lắng giữa cách ly, bác sĩ vẫn tận tâm chiến đấu vì bệnh nhân - Ảnh 5.

Do bệnh viện bị cách ly nên số lượng những ca cấp cứu giảm quá nửa, tuy nhiên công việc của các bác sĩ tại đây vẫn rất nhiều vì ngoài nhiệm vụ điều trị, họ còn phải chăm sóc cho các bệnh nhân từ miếng ăn, giấc ngủ - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Bạch Mai trầm lắng giữa cách ly, bác sĩ vẫn tận tâm chiến đấu vì bệnh nhân - Ảnh 6.

Một bác sĩ đang trong giờ trực cấp cứu, A9 Bạch Mai được coi là nơi chặn đứng "bước chân của thần chết", sau khi có lệnh cách ly, Bệnh viện Bạch Mai đã ngừng tiếp nhận các bệnh nhân từ ngoài vào - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Bệnh viện Bạch Mai một ngày sau lệnh cách ly vắng vẻ hơn bao giờ hết, có lẽ vắng nhất kể từ ngày thành lập bệnh viện. Ngay cổng bệnh viện, lực lượng an ninh túc trực 24/24h.

"Chúng tôi vẫn làm việc bình thường sau ngày cách ly, cả bệnh viện giờ vẫn còn 739 bệnh nhân đang nội trú, trong đó có 198 bệnh nhân nặng cần được chăm sóc và điều trị đặc biệt, điều quan trọng nhất là tinh thần của chúng tôi vẫn ổn định, mọi người cố gắng đồng lòng vượt qua giai đoạn khó khăn này, hãy tin chúng tôi", TS Dương Đức Hùng - phó giám đốc Bệnh viện Bạch Mai - chia sẻ.

17h chiều 29-3, chiếc ôtô chuyên chở thức ăn và thực phẩm cho bệnh viện lăn bánh qua cổng, lực lượng y tế ngay lập tức phun khử trùng toàn bộ xe. Từng tốp bác sĩ và điều dưỡng được huy động để tiếp nhận và phân chia về các khoa cho các bệnh nhân và cho chính mình. Bệnh nhân ăn trước, bác sĩ, điều dưỡng ăn sau.

"Trước đây việc chăm sóc ăn uống cho bệnh nhân do người nhà đảm trách, giờ họ bị đi cách ly hết, chúng tôi vừa phải điều trị cho người bệnh, vừa trở thành người thân, chăm cho họ từng bữa ăn giấc ngủ", một nữ điều dưỡng tại khoa Ung bướu vừa nói, vừa đẩy khay thức ăn đến tận giường bệnh.

Bạch Mai trầm lắng giữa cách ly, bác sĩ vẫn tận tâm chiến đấu vì bệnh nhân - Ảnh 7.

Các bác sĩ và điều dưỡng tiếp nhận và phân phối thức ăn cho các bệnh nhân và cho chính mình, người bệnh ăn trước, các bác sĩ và điều dưỡng ăn sau - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Bạch Mai trầm lắng giữa cách ly, bác sĩ vẫn tận tâm chiến đấu vì bệnh nhân - Ảnh 8.

Các bác sĩ và điều dưỡng bị cách ly tại Khoa C4 Viện tim mạch Việt Nam đang tập thể dục. Do là khu vực cách ly trong cách ly nên an ninh được siết chặt, lối vào của khoa cũng được khóa cẩn thận - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Bạch Mai trầm lắng giữa cách ly, bác sĩ vẫn tận tâm chiến đấu vì bệnh nhân - Ảnh 9.

Một bác sĩ của bệnh viện tranh thủ chơi cầu lông giữa giờ nghỉ - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Bạch Mai trầm lắng giữa cách ly, bác sĩ vẫn tận tâm chiến đấu vì bệnh nhân - Ảnh 10.

Các điều dưỡng viên tại khoa cấp cứu A9 Bạch Mai chơi đá cầu sau những giờ làm việc căng thẳng - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Bạch Mai trầm lắng giữa cách ly, bác sĩ vẫn tận tâm chiến đấu vì bệnh nhân - Ảnh 11.

Một chiếc xe chở thực phẩm vào bệnh viện được phun khử trùng trước khi rời khỏi bệnh viện - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Bạch Mai trầm lắng giữa cách ly, bác sĩ vẫn tận tâm chiến đấu vì bệnh nhân - Ảnh 12.

Các hành lang của bệnh viện thưa vắng bóng người, khác hẳn vẻ đông đúc quả tải của ngày thường - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Bạch Mai trầm lắng giữa cách ly, bác sĩ vẫn tận tâm chiến đấu vì bệnh nhân - Ảnh 13.

Các bác sĩ chạy bộ trong khuôn viên Bệnh viện Bạch Mai - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Trời tối dần nhưng ở Bệnh viện Bạch Mai, các khu vực hồi sức cấp cứu cũng như chuyên khoa vẫn luôn sáng đèn. Nhiều bác sĩ, điều dưỡng nhận lệnh cách ly đột ngột, còn chưa tạm biệt người thân, chưa chuẩn bị quần áo, thực phẩm cho những ngày dài ở bệnh viện.

"Quãng tối ngày 27-3, tôi nhận được lệnh cách ly trong ca trực. Ban giám đốc đề nghị anh chị em ở lại 'chiến đấu' tiếp vì giờ nếu về nhà thì sẽ rất khó quay trở lại bệnh viện. Tôi và các đồng nghiệp nhìn những người bệnh trên giường rồi tôi gọi điện về nhà và nói với con: tối nay mẹ không về", một nữ bác sĩ tại Viện tim mạch ngậm ngùi chia sẻ.

"Chúng tôi không sợ dịch bệnh, chúng tôi chỉ lo là nếu về thì ai sẽ chăm sóc cho người bệnh đây", một điều dưỡng tại Viện tim mạch nói tiếp.

Ở Bệnh viện Bạch Mai bây giờ có 3 khu vực cách ly trong cách ly là Khoa C4 (Viện tim mạch Quốc gia), khoa thần kinh và Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, nơi cả người bệnh và người thân cũng như các bác sĩ, điều dưỡng bị cách ly toàn bộ.

"Chúng tôi đã cho tiến hành xét nghiệm 7.064 người, từ bác sĩ, điều dưỡng, bệnh nhân cho đến thân nhân người bệnh, đến thời điểm sáng 30-3, ngoài 6 nhân viên của công ty Trường Sinh mới phát hiện dương tính thì chưa phát hiện thêm những ca bệnh dương tính mới.

Các bác sĩ, điều dưỡng cũng như các bệnh nhân được sàng lọc đều âm tính, đến trưa 30-3, chúng tôi sẽ có kết quả tổng thể cuối cùng", TS Dương Đức Hùng cho biết.

Bạch Mai trầm lắng giữa cách ly, bác sĩ vẫn tận tâm chiến đấu vì bệnh nhân - Ảnh 14.

"Mọi người sẽ cố gắng đồng lòng vượt qua giai đoạn khó khăn này, hãy tin chúng tôi", TS Dương Đức Hùng - phó giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, một trong những người đang chỉ huy và điều phối công việc tại bệnh viện, chia sẻ.

Bạch Mai trầm lắng giữa cách ly, bác sĩ vẫn tận tâm chiến đấu vì bệnh nhân - Ảnh 15.

Các bác sĩ và điều dưỡng được cách ly tại Bệnh viện Bạch Mai tuân thủ nghiêm các nguyên tắc cách ly, đặc biệt là khoảng cách giữa các giường bệnh, hiện tại các điều dưỡng này đều có xét nghiệm âm tính với COVID-19 - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Bạch Mai trầm lắng giữa cách ly, bác sĩ vẫn tận tâm chiến đấu vì bệnh nhân - Ảnh 16.

Một nữ điều dưỡng nhìn ra đường Giải Phòng từ trên phòng cách ly, thời gian cách ly sẽ 14-28 ngày theo quy định của Bộ Y tế - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Bạch Mai trầm lắng giữa cách ly, bác sĩ vẫn tận tâm chiến đấu vì bệnh nhân - Ảnh 17.

Hai điều dưỡng viên đạp xe đi dạo trong khuôn viên bệnh viện - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Bạch Mai trầm lắng giữa cách ly, bác sĩ vẫn tận tâm chiến đấu vì bệnh nhân - Ảnh 18.

Tại Trung tâm Y học hạt nhân và ung bướu Bệnh viện Bạch Mai, một bệnh nhân đang được lọc máu - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Bạch Mai trầm lắng giữa cách ly, bác sĩ vẫn tận tâm chiến đấu vì bệnh nhân - Ảnh 19.

Bữa cơm tối của các bác sĩ và điều dưỡng tại Bệnh viện Bạch Mai, việc ăn uống cũng phải tuân thủ theo khoảng cách ngồi theo đúng quy định - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Bạch Mai trầm lắng giữa cách ly, bác sĩ vẫn tận tâm chiến đấu vì bệnh nhân - Ảnh 20.

Hiện tại Bệnh viện Bạch Mai đang có 2.829 người làm việc và điều trị, phần lớn là nhân viên y tế và người phục vụ - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Bạch Mai trầm lắng giữa cách ly, bác sĩ vẫn tận tâm chiến đấu vì bệnh nhân - Ảnh 21.

Bệnh viện Bạch Mai 19h tối 29-3 thưa vắng người, những người di chuyển giờ này chủ yếu là các cán bộ y tế, người thì đi chạy bộ, người đi lấy thức ăn cho chính mình - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Bạch Mai trầm lắng giữa cách ly, bác sĩ vẫn tận tâm chiến đấu vì bệnh nhân - Ảnh 22.

20h tối ngày 29-3, giữa màn đêm và ánh đèn vàng, ba bác sĩ mặc quần áo bảo hộ màu trắng kín mít di chuyển vội vàng về khoa ung bướu, gật đầu mỉm cười khi nhìn thấy phóng viên - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Hà Nội lo nguy cơ từ 'ổ dịch' Bạch Mai

TTO - Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung tỏ ra rất lo lắng nguy cơ tiếp tục lây nhiễm dịch bệnh COVID-19 từ nguồn lây là "ổ dịch" Bệnh viện Bạch Mai.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Lò vi sóng tạo ra bức xạ, có gây hại khi hâm thức ăn?

Những cảnh báo lan truyền trên mạng xã hội cho rằng khi hoạt động, lò vi sóng phát ra bức xạ có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Lò vi sóng tạo ra bức xạ, có gây hại khi hâm thức ăn?

Từ vụ hút thuốc bồi thường 4,8 triệu, cách nào chấm dứt hút thuốc ở nơi cấm?

Nhiều bạn đọc quan tâm với câu hỏi: Các quy định cấm hút thuốc ở những nơi không được hút lâu nay thực thi ra sao?

Từ vụ hút thuốc bồi thường 4,8 triệu, cách nào chấm dứt hút thuốc ở nơi cấm?

Nụ hôn, chiếc cầu trường sinh cho tình yêu và sức khỏe?

Trong những món quà vô giá mà tạo hóa dành tặng loài người, có lẽ không gì tinh tế và kỳ diệu bằng nụ hôn.

Nụ hôn, chiếc cầu trường sinh cho tình yêu và sức khỏe?

Chưa tới 30 phút, bạn có thể cứu một mạng người

Quy trình hiến máu hiện nay diễn ra rất nhanh chóng với việc quét mã QR căn cước công dân, an toàn và hoàn toàn miễn phí. Người hiến máu sẽ trải qua các bước kiểm tra sức khỏe, lấy máu và nghỉ ngơi dưới sự hỗ trợ của nhân viên y tế.

Chưa tới 30 phút, bạn có thể cứu một mạng người

Kê đơn thuốc 2-3 tháng/lần: Nhiều bệnh nhân mãn tính nói chỉ được cấp thuốc như cũ

Quy định mới cho phép kê đơn thuốc mãn tính tối đa 90 ngày nhưng tại nhiều bệnh viện, bệnh nhân vẫn chỉ nhận thuốc 28 ngày.

Kê đơn thuốc 2-3 tháng/lần: Nhiều bệnh nhân mãn tính nói chỉ được cấp thuốc như cũ

Cần tạo thói quen khám sức khỏe định kỳ

Làm thế nào để chủ trương này thực sự đi vào cuộc sống? Tuổi Trẻ ghi nhận ý kiến của người dân, bác sĩ và chuyên gia.

Cần tạo thói quen khám sức khỏe định kỳ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar