21/07/2025 11:24 GMT+7

Bác sĩ này khám ra thận mạn, tiểu đường nhưng bác sĩ khác khám thì không: Bệnh viện nói gì?

Mẹ tôi có đi khám sức khỏe định kỳ và được bác sĩ chẩn đoán mắc đái tháo đường tuýp 2, thận mạn. Nhưng khi khám tại bệnh viện khác thì hoàn toàn không có bệnh.

bác sĩ - Ảnh 1.

Người bệnh chờ lãnh thuốc bảo hiểm tại một bệnh viện - Ảnh: DUYÊN PHAN

Gần đây, mẹ tôi có đi khám sức khỏe định kỳ tại Bệnh viện quận Bình Thạnh (TP.HCM) và bác sĩ chẩn đoán mắc đái tháo đường tuýp 2. 

Trước đó cũng tại bệnh viện này, trong một lần kiểm tra sức khỏe định kỳ khác, mẹ tôi được chẩn đoán mắc bệnh thận mạn thông qua xét nghiệm sinh hóa mẫu máu (không xét nghiệm nước tiểu). 

Không mắc bệnh nhưng bị chẩn đoán là tiểu đường, thận mạn

Bác sĩ không giải thích gì cho mẹ tôi ngay hôm đó, mà phải gần một tháng sau, trong một lần thăm khám khác, mẹ tôi đã chủ động xin gặp lại bác sĩ đã chẩn đoán mình mắc bệnh thận mạn để hỏi. 

Bác sĩ trả lời là do bà đã lớn tuổi, thận đã teo lại, không còn hoạt động tốt nữa, có nguy cơ bị bệnh thận. 

Lo sợ khi liên tiếp được xác định mắc các bệnh nguy hiểm với người lớn tuổi, bà đã mất ngủ suốt nhiều ngày. 

Nhận thấy không ổn, gia đình đã đưa bà đi làm xét nghiệm toàn diện các chỉ số về máu và nước tiểu, siêu âm lại tim và ổ bụng tại một bệnh viện đa khoa lớn khác ở TP.HCM. 

Kết quả được bệnh viện này thực hiện là hoàn toàn không mắc các bệnh như đái tháo đường hay thận mạn, thậm chí các chỉ số đều rất tốt so với tuổi của bà.

Tôi trực tiếp đến Bệnh viện quận Bình Thạnh phản ánh vì sao bệnh nhân không bị bệnh mà lại ghi vào phiếu kết quả là bị bệnh thì được hai nhân viên tiếp nhận xin lỗi và hứa sẽ chuyển lên cấp trên xem xét.

Vài ngày sau, tôi nhận được điện thoại từ một nữ bác sĩ của bệnh viện gọi đến để cảm ơn vì đã góp ý. Tuy nhiên, vị bác sĩ này một mực khẳng định quy trình của bác sĩ và bệnh viện đang đúng và nói bệnh nhân có thể do hồi hộp hay sao đó mà quên lời bác sĩ. 

Thực tế mẹ tôi vẫn còn rất minh mẫn, không bị đãng trí. Bà không những đi bộ đi chợ được, mà còn nhớ rõ họ tên của từng bác sĩ đã khám cho mình ở bệnh viện nào, khoa nào trong những năm qua. 

Về vấn đề không trả kết quả xét nghiệm cho bệnh nhân, nữ bác sĩ cho biết có thể do rơi rớt đâu đó từ lúc ở phòng khám cho đến khu vực lấy thuốc và hứa sẽ cho kiểm tra lại quy trình này. 

Bác sĩ này cũng gửi cho tôi xem hình ảnh chụp kết quả xét nghiệm sinh hóa mẫu máu của mẹ tôi, và bà không bị bệnh thận mạn hay tiểu đường gì cả. Tức là bệnh viện đã biết bệnh nhân không mắc bệnh nhưng vẫn ghi vào?

Tôi nghĩ, nếu không bệnh, bác sĩ chỉ cần giải thích, tư vấn cho bệnh nhân biết về nguy cơ với người lớn tuổi, giúp bệnh nhân giảm căng thẳng, lo âu.

Nếu người nhà không xét nghiệm lại thì gia đình sẽ phải tốn thêm rất nhiều chi phí không cần thiết để chữa những căn bệnh mà bệnh nhân không hề bị. 

Việc nghi ngờ bệnh nhân mắc bệnh và kết quả chẩn đoán bệnh là hai chuyện hoàn toàn khác nhau. Khi nghi ngờ bệnh nhân mắc đái tháo đường, bác sĩ có thể cho chỉ định đi làm các xét nghiệm, nhưng khi kết quả xét nghiệm là không bị đái tháo đường thì đâu có lý do gì để bác sĩ ghi vào bệnh án là mắc đái tháo đường được? 

Do "lỗi hành chính", bác sĩ không ghi đầy đủ chẩn đoán "nguy cơ" đái tháo đường, gây hiểu nhầm

Ông Trần Hải Phong, phó giám đốc Bệnh viện quận Bình Thạnh, cho biết bệnh nhân B.T.H. 74 tuổi, đang điều trị ngoại trú bệnh mạn tính (tăng huyết áp, giãn tĩnh mạch chi dưới…) và tái khám định kỳ hằng tháng tại bệnh viện này.

Bệnh nhân được các bác sĩ khám, chẩn đoán và thực hiện cận lâm sàng thường quy (xét nghiệm sinh hóa máu, siêu âm bụng tổng quát…) định kỳ để theo dõi bệnh vào tháng 1-2025 và tháng 6-2025. 

Kết quả xét nghiệm nồng độ creatinine huyết thanh là 93,9 µmol/L (17-1-2025) và 90,6 µmol/L (18-6-2025) trong giới hạn bình thường. Tuy nhiên, mức lọc cầu thận (eGFR) có giảm, cụ thể eGFR = 51,55 ml/ph/1.73m2 (17-1-2025) và 53,83 ml/ph/1.73m2 (18/06/2025).

Theo tài liệu "Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh thận mạn và một số bệnh lý thận" do Bộ Y tế ban hành kèm theo Quyết định số 2388/QĐ-BYT ngày 12-8-2024, mức lọc cầu thận (eGFR) < 60 ml/ph/1.73m2 và kéo dài trên 3 tháng là một trong các tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh thận mạn.

Bác sĩ điều trị có giải thích việc giảm mức lọc cầu thận mức độ như vậy ở người lớn tuổi cũng không nên quá lo lắng và cần được theo dõi 3 - 6 tháng. 

Như vậy, việc chẩn đoán bệnh thận mạn ở bệnh nhân là phù hợp với hướng dẫn của Bộ Y tế, nhưng bác sĩ đã giải thích mức độ chưa nghiêm trọng và không phải là bệnh hiểm nghèo như nội dung phản ánh.

Ngày 18-6-2025, bệnh nhân xét nghiệm đường huyết (glucose máu) = 5,9 mmol/l, theo "Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị tiền đái tháo đường" ban hành kèm theo Quyết định số 3087/QĐ-BYT ngày 16-7-2020 của Bộ Y tế. 

Mức đường huyết đói (glucose máu) từ 5,6 - 6,9 mmol/l được xem là tiêu chí chẩn đoán "tiền đái tháo đường" và có nguy cơ tiến triển thành đái tháo đường trong tương lai. 

Chính vì vậy, bác sĩ CKI Đỗ Anh Dũng ghi chẩn đoán để chú ý nguy cơ đái tháo đường của người bệnh nên không cho thuốc đái tháo đường vào toa thuốc định kỳ hằng tháng của bệnh nhân. 

Tuy nhiên, lỗi hành chính, bác sĩ Dũng đã không ghi đầy đủ chẩn đoán "nguy cơ" đái tháo đường trên toa thuốc gây hiểu nhầm. Bệnh viện sẽ nhắc nhở, chấn chỉnh cá nhân bác sĩ Dũng và tất cả bác sĩ của bệnh viện tuân thủ đúng hướng dẫn chuyên môn của Bộ Y tế. 

Bệnh viện gửi lời xin lỗi chân thành đến bệnh nhân và người nhà.

Sau khi tiếp nhận ý kiến phản ánh của con bệnh nhân ngày 3-7-2025, bệnh viện đã chuyển đơn phản ánh đến khoa khám bệnh để các bác sĩ có liên quan làm bản tường trình. ThS.BS Nguyễn Thị Thu Hà - phó trưởng khoa, phụ trách khoa khám bệnh - đã trực tiếp xác minh và phản hồi qua điện thoại đến người phản ánh vào ngày 7-7-2025.

Bệnh viện quận Bình Thạnh trân trọng cảm ơn ý kiến phản ánh của người nhà bệnh nhân. Bệnh viện sẽ nhắc nhở, chấn chỉnh các bác sĩ tuân thủ đúng các hướng dẫn chẩn đoán, điều trị của Bộ Y tế.

Đối với các bệnh nhân lớn tuổi, bệnh viện sẽ thông báo đến các bác sĩ phải giải thích rõ tình trạng bệnh cho bệnh nhân và người nhà đi theo (nếu có) để nắm vững và cùng theo dõi diễn tiến bệnh được tốt hơn.

Cách đọc thông tin trên thẻ bảo hiểm y tế để biết ngay mức hưởng, khu vực sinh sống

Dãy số trên thẻ bảo hiểm y tế có ý nghĩa như thế nào, nhìn thông tin có thể biết được mức hưởng ra sao?

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bộ Quốc phòng chỉ đạo toàn quân ứng phó khẩn cấp với bão số 3 Wipha

Bộ Tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam yêu cầu các đơn vị trong toàn quân khẩn trương triển khai các biện pháp ứng phó với bão số 3 (Wipha), cơn bão mạnh đang tiến nhanh vào vùng biển Bắc Bộ.

Bộ Quốc phòng chỉ đạo toàn quân ứng phó khẩn cấp với bão số 3 Wipha

Liên tục chặn tại các nút giao lên cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây để giảm ùn tắc

Ngày 21-7, đại diện Đội 6 cho biết do cầu Long Thành đang sửa chữa khe co giãn, lượng xe qua đây đi chậm, không thể thoát nhanh. Vì thế đội bố trí lực lượng tại các nút giao, thường xuyên ngăn xe vào cao tốc để giảm ùn tắc nghiêm trọng.

Liên tục chặn tại các nút giao lên cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây để giảm ùn tắc

Đề xuất lương tối thiểu mới nhiều phường xã ở TP.HCM, Hà Nội sau sáp nhập

Bộ Nội vụ vừa đề xuất điều chỉnh lương tối thiểu ở nhiều phường xã sau sáp nhập, trong đó có TP.HCM và Hà Nội.

Đề xuất lương tối thiểu mới nhiều phường xã ở TP.HCM, Hà Nội sau sáp nhập

Có đổi tên ấp thành thôn sau khi sáp nhập?

UBND xã có cần thực hiện đổi từ 'ấp' thành 'thôn' theo quy định mới trước khi thực hiện quy định chỉ định trưởng ấp hay không?

Có đổi tên ấp thành thôn sau khi sáp nhập?

Cảnh sát giao thông TP.HCM công khai số điện thoại của trưởng phòng để tiếp nhận phản ánh

Phòng Cảnh sát giao thông Công an TP.HCM công khai số điện thoại trưởng phòng - đại tá Trần Trung Hiếu.

Cảnh sát giao thông TP.HCM công khai số điện thoại của trưởng phòng để tiếp nhận phản ánh

Cảnh sát giao thông đề nghị khắc phục ngay bất cập trên cao tốc Hòa Liên - Túy Loan đang thi công

Cảnh sát giao thông cùng các đơn vị liên quan đã tiến hành khảo sát thực tế toàn tuyến cao tốc Hòa Liên - Túy Loan (Đà Nẵng) đang thi công và đề nghị chủ đầu tư khẩn trương khắc phục các bất cập tiềm ẩn nguy cơ cao tai nạn giao thông.

Cảnh sát giao thông đề nghị khắc phục ngay bất cập trên cao tốc Hòa Liên - Túy Loan đang thi công
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar