01/03/2025 11:11 GMT+7

Cách xưng hô với bác sĩ, trong góc nhìn của bác sĩ

Bác sĩ Hồ Mạnh Tường cho rằng một số bác sĩ đã làm xấu hình ảnh của người bác sĩ, biến việc chăm sóc y tế thành dịch vụ tầm thường, tiền trao cháo múc nên cách xưng hô của bệnh nhân cũng ảnh hưởng theo.

Bác sĩ nói gì về chuyện xưng hô với bác sĩ? - Ảnh 1.

Một ca khám bệnh tại một bệnh viện - Ảnh: DUYÊN PHAN

Xưng hô ra sao khi gặp bác sĩ dấy lên tranh cãi trái chiều từ bạn đọc. 

Bác sĩ Hồ Mạnh Tường, tổng thư ký Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM, gửi đến Tuổi Trẻ Online bài viết chia sẻ ở góc độ người trong cuộc.

Gọi bác sĩ là "bác", nên không?

Tôi không rõ từ bác sĩ có tự bao giờ, nhưng "bác sĩ' tiếng Việt dùng để chỉ người trực tiếp thăm khám, chẩn đoán, hay trị bệnh cho bệnh nhân. 

Từ "bác" trong bác sĩ có nghĩa giống như trong từ "bác học" hay "uyên bác". 

Từ "sĩ" nghĩa là người đỗ đạt hay có một năng lực đặc biệt kiểu như trong "tiến sĩ", "nghệ sĩ", "văn sĩ"…

Như vậy từ gọi bác sĩ được dùng như một ý nghĩa tôn trọng một người học rộng, hiểu cao, có năng lực hơn người. Bây giờ có người gọi tắt bác sĩ là "bác", tôi nghĩ là không phù hợp. Vì họ không hiểu hết.

Trên thế giới và ở Việt Nam cũng vậy, học y ra làm bác sĩ thời nào cũng khó và gian truân.

Những học sinh học giỏi hay xuất sắc từ trung học mới đậu vô được các trường y. Học y khoa thì thời gian học dài hơn tất cả các ngành học khác, nước nào cũng vậy. 

Đơn cử ở Việt Nam hiện nay, thi vô y đã rất khó rồi. Học mất 6 năm, trong khi các ngành khác học 4 năm. 

Thời khóa biểu học y thì suốt tuần sáng chiều suốt 6 năm, đi thực tập bệnh viện, lên giảng đường, tối trực đêm, cuối tuần vẫn học, thi cử triền miên. 

Ra trường, còn phải đi học thực hành 1 năm ở bệnh viện (trước đây là 1,5 năm) mới được làm bác sĩ chính thức. Họ thường xuyên đối mặt với bệnh tật, vi trùng, khổ đau, mất mát, chết chóc, nguy hiểm… suốt trong quá trình học và làm việc, cả đời, cho đến khi không làm bác sĩ nữa. 

Việc xã hội tôn trọng người bác sĩ và gọi họ một cách trân trọng, tôi nghĩ cũng là phù hợp.

Lý do xói mòn niềm tin của cộng đồng với bác sĩ

Bác sĩ cũng có những "quyền lực" mà nghề nghiệp tạo cho họ, như là có thể tìm hiểu và biết những thông tin cá nhân của người bệnh.

Bác sĩ tiếp cận những gì riêng tư nhất của người bệnh như nhìn hay chạm vào các bộ phận cơ thể của người bệnh… để chẩn đoán và điều trị cho người bệnh, những bí mật và riêng tư mà ngay cả những người thân nhất của bệnh nhân cũng không chắc có được. 

Bác sĩ nói gì về chuyện xưng hô với bác sĩ? - Ảnh 2.

Bác sĩ Hồ Mạnh Tường đang tư vấn cho bệnh nhân - Ảnh: NVCC

Bác sĩ có những thời điểm đưa ra những quyết định mang tính sống còn với người bệnh. Việc người bệnh tôn trọng người bác sĩ, ít nhất ở cách xưng hô thì cũng không có gì là quá đáng.

Về mặt chuyên môn, việc giữ được một khoảng cách trong giao tiếp, một mối quan hệ đặc biệt giữa bác sĩ và người bệnh là cần thiết, để bác sĩ thực hiện được công việc của mình một cách chuyên nghiệp và hiệu quả hơn. 

Người bệnh cũng nên hiểu là sự chuyên nghiệp và mối quan hệ phù hợp người bệnh và bác sĩ sẽ giúp bác sĩ làm việc tốt hơn và mình sẽ được điều trị tốt hơn.

Khi tôi đi nước ngoài, người nước ngoài khi biết tôi là bác sĩ ở Việt Nam, họ cũng đối xử và xưng hô tôn trọng hơn. 

Tôi thấy bệnh nhân bên đó khi gặp bác sĩ họ cũng rất lễ phép và bao giờ cũng gọi là "doctor" một cách tôn trọng. Tôi nghĩ ở một xã hội văn minh, phát triển, điều đó là bình thường và thể hiện một văn hóa giao tiếp chuẩn mực.

Theo tôi, có một vấn đề hiện nay làm suy giảm hình ảnh của người bác sĩ và xói mòn niềm tin của cộng đồng vào bác sĩ. Chủ yếu do việc dịch vụ hóa và thương mại hóa nhanh các dịch vụ y tế và các cơ sở y tế. 

Chủ của các cơ sở y tế giờ là những nhà kinh doanh chuyên nghiệp, họ đầu tư bệnh viện để kiếm tiền và bác sĩ trở thành người làm thuê, phải tuân theo mệnh lệnh của người chủ, hoặc một số bác sĩ muốn làm giàu nhanh bằng nghề y, đã làm xấu đi hình ảnh của người bác sĩ, biến việc chăm sóc y tế thành một dịch vụ tầm thường, tiền trao cháo múc. 

Việc tôn trọng, xưng hô đúng mực giữa người bệnh và bác sĩ cũng bị xuống cấp theo. Đây cũng là lý do mà ở các xã hội phát triển, thu nhập bác sĩ bao giờ cũng khá cao so với các ngành nghề còn lại. 

Điều đó luôn giữ bác sĩ khỏi áp lực lớn của cơm áo gạo tiền và giúp họ dễ được tôn trọng hơn và hành nghề tốt hơn, người bệnh có lợi hơn, và cuối cùng xã hội có lợi hơn.

Tranh cãi kịch liệt về cách xưng hô khi gặp bác sĩ

Lời chia sẻ về cách xưng hô với bác sĩ của một cô gái khi đi khám bệnh đang nhận tranh cãi kịch liệt, nhiều người đồng tình nhưng cũng không ít người phản đối.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Đánh thuế thu nhập mua bán nhà đất: Không thể lỗ vẫn phải đóng thuế

Việc Bộ Tài chính nghiên cứu cách tính thuế, trong đó có phương án tính thuế 20% trên lợi nhuận từ chuyển nhượng bất động sản đã làm dấy lên tranh luận.

Đánh thuế thu nhập mua bán nhà đất: Không thể lỗ vẫn phải đóng thuế

Áp quy chuẩn khí thải ô tô mới cần phải đi đôi với siết kiểm định

Trước thông tin Bộ Nông nghiệp và Môi trường sắp ban hành quy chuẩn khí thải mới, nhiều bạn đọc đưa ra góp ý để công tác kiểm soát khí thải hiệu quả hơn.

Áp quy chuẩn khí thải ô tô mới cần phải đi đôi với siết kiểm định

Tháo các biển báo không hợp lý ở chốt thu phí Núi Sam

Sau khi tháo dỡ các biển báo không hợp lý tại chốt thu phí vào Khu du lịch quốc gia Núi Sam, du khách tự do đi vào cúng Bà Chúa Xứ Núi Sam dẫn đến doanh thu bán vé giảm hơn 80%.

Tháo các biển báo không hợp lý ở chốt thu phí Núi Sam

Thôn gắn biển QR đầu hẻm, đường thôn hiện đại hơn nhà mặt phố

Sáng kiến độc đáo của trưởng thôn giúp người dân và khách dễ dàng tìm đường, mở ra hướng đi mới cho nông thôn thông minh.

Thôn gắn biển QR đầu hẻm, đường thôn hiện đại hơn nhà mặt phố

Tài xế khiếp vía khi xe tải đối diện chạy ẩu, lấn làn

Trên mạng xã hội lan truyền clip ghi lại cảnh một tài xế đang chạy trên quốc lộ 1D phải thắng gấp khi chiếc xe tải đối diện lấn làn, vượt ẩu, suýt gây tai nạn.

Tài xế khiếp vía khi xe tải đối diện chạy ẩu, lấn làn

Bất ngờ với 'ca sĩ' thể hiện bài hát cổ động Tôi yêu bóng bàn

Bài hát có tựa đề Tôi yêu bóng bàn được một cán bộ quân y đang công tác ở TP Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa) thể hiện, đang nhận được nhiều tương tác trên mạng xã hội.

Bất ngờ với 'ca sĩ' thể hiện bài hát cổ động Tôi yêu bóng bàn
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar