19/11/2020 11:12 GMT+7

Có nên dùng lại đơn thuốc cũ cho trẻ hay không?

PGS NGUYỄN HỮU ĐỨC
PGS NGUYỄN HỮU ĐỨC

TTO - Mới đây, một bệnh nhân đã lấy thuốc của người thân (là mẹ) để uống, nhằm làm giảm triệu chứng đau của mình, vì nghĩ rằng bệnh mình có giống na ná bệnh của mẹ.

Có nên dùng lại đơn thuốc cũ cho trẻ hay không? - Ảnh 1.

Có bệnh nên đi khám và uống thuốc theo toa bác sĩ - Ảnh: N.C.T.

Chẳng ngờ bệnh nhân này bị sốc phản vệ do thuốc phải nhập viện để cấp cứu. Đây là trường hợp tự ý dùng đơn thuốc kê cho người khác.

Hiện nay có nhiều người thường tự ý dùng thuốc mà không biết có khi bị tai biến do dùng thuốc, rất đáng tiếc.

Khá nhiều người sau khi được bác sĩ chữa khỏi bệnh một thời gian dài thì bệnh có vẻ như tái phát cũng với các triệu chứng tương tự như trước, thế là họ tự ý dùng lại đơn thuốc cũ, tự mua thuốc dùng y chang như trước đây. 

Đặc biệt, nhiều bà mẹ hay làm chuyện này cho con mình. Tức bà mẹ hay dùng lại đơn thuốc cũ mà bác sĩ đã ghi đơn cho trẻ trước đây để mua cho trẻ khi trẻ bị bệnh trở lại. 

Một số người thì dùng đơn thuốc cũ của người khác khi thấy người đó đã bị bệnh có vẻ giống như bệnh của mình hiện giờ. Ngoài ra có người bệnh tự dùng thuốc qua thông tin trên mạng Internet.

Những trường hợp nêu trên nằm trong vấn đề "tự dùng thuốc" nói chung, trong đó có tự dùng đơn thuốc cũ. 

Nguy hiểm là thuốc đó thuộc loại bán theo đơn (nên lưu ý kháng sinh và thuốc loại glucocorticoid - thường gọi tắt là corticoid - ở nhiều nước phải bán theo toa, còn ở nước ta bán khá thoải mái) và tự ý dùng thuốc ở người hoàn toàn mù tịt về thuốc.

Việc "tự dùng thuốc" luôn hàm chứa mối đe dọa nguy hiểm vì nó có thể trở thành "sự lạm dụng thuốc một cách tự ý mà lại không có sự hiểu biết kèm theo", có thể đưa đến tác hại không lường trước được. 

Tự dùng thuốc có khi trở thành rất nguy hiểm vì dùng thuốc không đúng che lấp dấu hiệu "cấp cứu ngoại khoa" (tức là phải được nhập viện để được mổ gấp). 

Thí dụ, khi bị đau bụng không rõ nguyên nhân mà vội dùng thuốc chống co thắt để giảm đau, bụng hết đau nhưng bệnh vẫn còn (như viêm ruột thừa, có thai ngoài tử cung…), người bệnh không đi bệnh viện để được phát hiện bệnh, mổ cấp cứu kịp thời, hậu quả rất đáng tiếc. 

Tự dùng thuốc cũng có thể làm cho bệnh nhẹ trở thành bệnh nặng vì không được chữa trị bằng thuốc đúng cách.

Việc dùng đơn thuốc của người khác (nhất là đơn thuốc tham khảo trên mạng), thậm chí dùng đơn thuốc của chính mình dùng từ lâu để tự chữa bệnh là việc làm sai. 

Bởi vì một đơn thuốc luôn có nghĩa: đó là dành cho một cá nhân cụ thể được dùng trong một thời điểm cụ thể. 

Bệnh của chính mình bây giờ có vẻ giống như trước kia nhưng bây giờ có thể đã tiến triển ở mức độ nặng hơn mà thuốc dùng theo đơn thuốc cũ không còn hiệu quả. 

Bệnh của người này có vẻ na ná giống người kia nhưng cách và thuốc dùng chữa trị lại hoàn toàn khác nhau, dùng nhầm có khi là nguy hiểm.

Cần xem mỗi người là một "cá nhân" trong dùng thuốc. Bởi vì dùng cùng chung một thứ thuốc, người này có thể khỏi bệnh nhưng người khác thì không khỏi, hay người này thì bị tác dụng phụ có hại nặng nề, nhưng người khác thì không việc gì.

Khi bị rối loạn và ngỡ là mình có bệnh, cách tốt nhất là đến bác sĩ (nếu là bác sĩ chuyên khoa càng tốt) để được khám, hướng dẫn và chỉ định cách điều trị.

Đối với đơn thuốc cũ của người khác, dù là người thân của mình, hoàn toàn không được dùng nó để tự chữa trị cho mình. Còn đơn thuốc cũ của chính mình dùng đã lâu cũng vậy, nếu bệnh trở lại cũng không nên tự ý dùng trở lại mà tốt nhất nên đi tái khám ở bác sĩ đã chữa bệnh trước đây.

Tuyệt đối không dùng thuốc theo toa kê cho người khác

TTO - Các bác sĩ khoa hồi sức tích cực - chống độc, Bệnh viện Đa khoa trung ương Cần Thơ vừa cấp cứu hai bệnh nhân bị sốc phản vệ do sử dụng thuốc không phù hợp, trong đó một trường hợp tự ý dùng thuốc theo toa của người khác.

PGS NGUYỄN HỮU ĐỨC

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Khám bảo hiểm y tế sau sáp nhập thế nào?

Không còn xã, cũng chẳng còn huyện hay tỉnh như thông tin đã ghi trên thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) nhiều người dân băn khoăn liệu có thể khám chữa bệnh BHYT hay phải đổi lại thẻ BHYT?

Khám bảo hiểm y tế sau sáp nhập thế nào?

Làm gì để phòng ngừa bệnh loãng xương?

Loãng xương là một trong những bệnh lý thường gặp khi tuổi càng cao. Bệnh lý này nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm.

Làm gì để phòng ngừa bệnh loãng xương?

Trẻ sơ sinh thủng dạ dày được cứu sống kỳ diệu

Trẻ sơ sinh bị sinh non, nặng 2kg, nhập viện do thủng dạ dày được các bác sĩ Bệnh viện Quảng Trị mổ cấp cứu trong thời gian vàng, kịp thời cứu sống cháu bé.

Trẻ sơ sinh thủng dạ dày được cứu sống kỳ diệu

TP.HCM sẽ nâng cao năng lực cho y tế đặc khu Côn Đảo

Với phương châm không để ai bị bỏ lại phía sau, kể cả nơi xa nhất, ngành y tế TP.HCM sẽ sớm tăng cường các hoạt động nâng cao năng lực cho y tế đặc khu Côn Đảo.

TP.HCM sẽ nâng cao năng lực cho y tế đặc khu Côn Đảo

Trẻ suýt mất thị lực vĩnh viễn vì mảnh gỗ dài 1,5cm đâm trúng hốc mắt

Một bệnh nhi suýt phải mất thị lực vĩnh viễn do xử lý dị vật không đúng cách, may mắn đã được các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) điều trị kịp thời.

Trẻ suýt mất thị lực vĩnh viễn vì mảnh gỗ dài 1,5cm đâm trúng hốc mắt

Cứu thành công nữ sinh viên béo phì bị nguy kịch vì nhiễm trùng

Một trường hợp nhiễm trùng nguy kịch tưởng chừng tử vong đã được Bệnh viện Nhân dân Gia Định chữa khỏi ngoạn mục. Ứng dụng kỹ thuật ECMO tiên tiến đã giúp bệnh nhân béo phì trẻ tuổi vượt qua cửa tử.

Cứu thành công nữ sinh viên béo phì bị nguy kịch vì nhiễm trùng
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar