22/01/2014 09:14 GMT+7

Bác sĩ cập nhật thuốc sai, bệnh nhân uống nhầm thuốc

L.TH.H.
L.TH.H.

TT - Trưởng khoa dược của Bệnh viện huyện Bình Chánh (TP.HCM) cho rằng thuốc Levetiracetam là thuốc Piracetam.

Ngày 21-1, trả lời Tuổi Trẻ việc có hay không việc bác sĩ của bệnh viện kê toa thuốc nhầm cho bệnh nhân không đúng bệnh, bà Hồ Trúc Lệ - giám đốc Bệnh viện huyện Bình Chánh (TP.HCM) - cho biết đầu tiên trưởng khoa dược của bệnh viện cho rằng thuốc Levetiracetam là thuốc Piracetam.

Trong khi đó theo PGS.TS.DS Nguyễn Hữu Đức - giảng viên khoa dược Đại học Y dược TP.HCM, Levetiracetam là thuốc chỉ định điều trị bệnh động kinh, còn Piracetam là thuốc cải thiện tuần hoàn não.

Không chỉ trưởng khoa dược mà bác sĩ kê toa cũng nghĩ thuốc Levetiracetam là thuốc Piracetam nên đã kê toa cho bệnh nhân. Đa số bệnh nhân bị kê toa nhầm bị mắc các bệnh mãn tính như cao huyết áp, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, hen phế quản... Việc chỉ định thuốc nhầm cho bệnh nhân xảy ra từ ngày 19-11-2013 và đến ngày 3-12-2013 thì trưởng khoa dược đã phát hiện sai sót và có báo cáo. Ban giám đốc bệnh viện đã tạm ngưng sử dụng thuốc này và cùng trưởng khoa dược đến nhà bệnh nhân thu hồi thuốc, nhưng có những bệnh nhân đã uống hết thuốc được bác sĩ kê toa. Tổng cộng có 131 bệnh nhân đã bị bác sĩ kê toa nhầm 2.563 viên thuốc Levetiracetam. Việc nhầm lẫn này là do trưởng khoa dược và một số bác sĩ cập nhật thông tin thuốc không chính xác.

Bà Trúc Lệ cũng nói thêm thuốc Piracetam và Levetiracetam có cùng gốc, nhưng khác là một loại thuốc có thêm gốc “leve”. Khi bà học quản lý bệnh viện thì với những bệnh nhân bị bệnh mãn tính như cao huyết áp, tiểu đường, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính... đôi khi kèm theo bị lo âu, trầm cảm. “Dù việc điều trị có nhầm nhưng thuốc động kinh Levetiracetam có tác dụng giúp bệnh nhân giảm lo âu, trầm cảm nên khi chúng tôi đến nhà bệnh nhân thì thấy bệnh nhân vẫn đi làm bình thường” - bà Trúc Lệ khẳng định.

Tuy nhiên, theo Bảo hiểm xã hội TP.HCM, trong quá trình giám định chi phí khám chữa bệnh của Bệnh viện Bình Chánh, giám định viên của Bảo hiểm xã hội TP đã phát hiện việc sử dụng thuốc Levetiracetam trong một số bệnh lý như cao huyết áp, bệnh lý thiếu máu cục bộ, viêm xoang, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính không đúng với chỉ định sử dụng của thuốc.

Việc bác sĩ kê toa nhầm thuốc động kinh có thể gây ảnh hưởng sức khỏe ở nhiều mức độ: nhẹ, vừa, rất nặng tùy theo thể trạng của bệnh nhân. Bệnh nhân là người lớn khi uống phải thuốc Levetiracetam không đúng chỉ định có thể bị buồn ngủ, suy nhược, choáng váng, nhức đầu, không ổn định về cảm xúc... Nếu là trẻ em uống nhầm có thể bị kích động mạnh, thậm chí la hét...

L.TH.H.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

5 người được hồi sinh nhờ nghĩa cử hiến tạng

Năm con người, năm số phận đã được hồi sinh từ một quyết định giàu tình người của gia đình người hiến.

5 người được hồi sinh nhờ nghĩa cử hiến tạng

Báo động người trẻ mắc bệnh đái tháo đường

Nếu trước đây khi nhắc đến bệnh đái tháo đường, nhiều người thường nghĩ đến người cao tuổi, trung niên.

Báo động người trẻ mắc bệnh đái tháo đường

Uống nhiều nước ép cà rốt, coi chừng vàng da, ngộ độc

Cà rốt được biết đến là một loại rau củ có nhiều lợi ích cho sức khỏe với các thành phần chính như beta-carotene, vitamin A, các chất chống oxy hóa và chất xơ. Thế nhưng, nếu sử dụng quá nhiều loại rau củ này cũng gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Uống nhiều nước ép cà rốt, coi chừng vàng da, ngộ độc

Tin tức sáng 8-7: Gia đình và bị cáo nhiều vụ án lớn nộp hàng nghìn tỉ; Người bệnh đột quỵ đến muộn

Tin tức đáng chú ý: Bị cáo và gia đình trong nhiều vụ án lớn nộp lại hàng nghìn tỉ; 80% người bệnh đột quỵ đến muộn, quá "thời gian vàng"; TP.HCM kêu gọi tham gia hiến máu cứu người...

Tin tức sáng 8-7: Gia đình và bị cáo nhiều vụ án lớn nộp hàng nghìn tỉ; Người bệnh đột quỵ đến muộn

Bộ Công an: Hậu quả vụ án tại Viện Pháp y tâm thần trung ương Biên Hòa 'rất lớn'

Thiếu tướng Phan Mạnh Trường cho biết đã khởi tố 33 bị can liên quan vụ án tại Viện Pháp y tâm thần trung ương Biên Hòa.

Bộ Công an: Hậu quả vụ án tại Viện Pháp y tâm thần trung ương Biên Hòa 'rất lớn'

Nghiên cứu của Nhật: Dán mắt vào điện thoại làm mắt lé

Những năm gần đây, số lượng người bị lé (lác mắt) có xu hướng gia tăng trên thế giới và phần lớn là hiện tượng cấp tính, chứ không phải bẩm sinh. Ghi nhận cho thấy là do xem điện thoại quá nhiều.

Nghiên cứu của Nhật: Dán mắt vào điện thoại làm mắt lé
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar