25/11/2022 11:00 GMT+7
Trở lại chủ đề

Bác Sáu Dân trong lòng dân

LINH ĐOAN
LINH ĐOAN

TTO - Tối 23-11, đúng ngày sinh của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang đã biểu diễn phục vụ khán giả vở cải lương Thành phố buổi bình minh ngay trên chính quê hương Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long của ông.

Bác Sáu Dân trong lòng dân - Ảnh 1.

Ông Sáu Dân (NSƯT Lê Tứ đóng) luôn trăn trở giải quyết cuộc sống khó khăn của người dân trong những năm đầu của thành phố sau giải phóng - Ảnh: LINH ĐOAN

Có ai chọn cửa cho mình sinh ra?

Vở Thành phố buổi bình minh (tác giả: Xuân Đức, chuyển thể cải lương: Hoàng Song Việt, đạo diễn: Phan Quốc Kiệt) được Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang dàn dựng và tham gia Liên hoan cải lương toàn quốc 2018. Năm nay, trong các hoạt động kỷ niệm 100 năm ngày sinh của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, nhà hát đã tổ chức hàng loạt suất diễn đưa vở đến các trung tâm văn hóa, các trường đại học và tại quê hương Vĩnh Long của cố thủ tướng.

Là vở cải lương chính luận, tôn vinh vị lãnh đạo tài ba, ông Võ Văn Kiệt - bác Sáu Dân trong lòng dân, nhưng vở không khô khan, cường điệu. Ê kíp sáng tạo vở diễn đã tìm được "chìa khóa" để khắc họa tầm vóc, chân dung đáng kính của vị lãnh đạo từ những câu chuyện hết sức dung dị, tình cảm để đi vào lòng người. 

TP.HCM ở những ngày đầu cực kỳ khó khăn. Lòng người còn chia rẽ. Trước những ngổn ngang đó, ông Sáu xông xáo đi vào từng ngóc ngách, đến từng gia đình, đoàn thể để tìm hiểu, nắm bắt tình hình.

Vở "bày" cho người xem thấy những gai góc, thách thức mà nếu không đủ nhẫn nại, sự quyết tâm, thấu hiểu, dám làm dám chịu trách nhiệm thì vị lãnh đạo ấy không thể lèo lái thành phố qua những năm đầu thật sự quá khó khăn. Ông trân quý những trí thức, sắp xếp thời gian để "lai rai" lắng nghe, học hỏi kiến thức từ họ. 

"Chịu trận" cả những lời gay gắt và nhẫn nại phân tích để thấy rằng chiến thắng này là của chung, bên nào cũng có những nỗi đau riêng từ cuộc chiến và tất cả chúng ta cùng là người Việt Nam, cùng chung sức vì cuộc sống ấm no của dân tộc.

Ông phản ứng với những cán bộ cách mạng có hành xử không đúng đắn với gia đình, con cháu của phía bên kia với câu nói rất nhân văn: "Trên đời này có ai chọn cửa cho mình sinh ra không?"...

Tự hào vì quê hương có người con kiệt xuất

Với những câu chuyện dung dị và sâu sắc như thế nên sau mỗi câu thoại, lớp diễn của nghệ sĩ, khán giả ngồi xem đã vỗ tay rần rần. Nghệ sĩ Lê Tứ bằng bản lĩnh ca diễn của mình đã thể hiện được sinh động hình tượng của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt. Anh xúc động nói trước đêm diễn anh và các nghệ sĩ trong nhà hát đã đến thắp hương tại khu tưởng niệm Thủ tướng và anh mong bác phù hộ để anh thể hiện hình tượng của bác Sáu được tốt nhất.

"Cách đây khoảng hai tháng tôi có sang Pháp biểu diễn, tình cờ gặp được một số trí thức ngày xưa họ khen bác Sáu dữ lắm. Nói ông là một nhà lãnh đạo có tâm, trân trọng trí thức và đối đãi với họ rất cởi mở, chân tình. Nghe vậy tôi càng có thêm cảm xúc để đưa vào vai diễn về bác" - Lê Tứ hạnh phúc nói.

Không chỉ Lê Tứ, Thành phố buổi bình minh còn tập trung lực lượng nghệ sĩ giỏi nghề của nhà hát như Lam Tuyền, Thy Phương, Hà Như, Minh Trường, Thanh Toàn, Tô Tấn Loan... nên các vai diễn đều có màu sắc riêng, đem đến cho người xem bức tranh chân thật về thành phố những năm đầu thống nhất.

Chị Hồng Diễm, ở khóm 2 - Vũng Liêm vẫn còn nguyên niềm xúc động sau đêm diễn: "Vở hay quá trời. Em coi mà thấy y chang chuyện mà cô chú ở nhà em hay kể. Em nghe kể hồi bác Sáu còn sống, mỗi lần về quê là bác tranh thủ tới thăm từng gia đình có nghĩa tình, giúp đỡ hồi bác đi cách mạng. Cô chú nói bác vui vẻ, sống tình cảm nên ai cũng thương". 

Cô Huỳnh Thanh Thoa, giáo viên tiểu học ở Vũng Liêm, cũng hồ hởi nói: "Mấy nay các đơn vị liên tiếp tổ chức chương trình kỷ niệm 100 năm ngày sinh bác, dân tụi tui tranh thủ đi coi mà thương bác quá, ai cũng nói nhau quê mình có bác Sáu như đại nhân vậy đó. Thương nước, thương dân, sống có nghĩa có tình sao dân không thương cho được".

Ông Phan Quốc Kiệt, giám đốc nhà hát - đồng thời đạo diễn của vở, bày tỏ: "Chuyến về Vũng Liêm quê hương bác để diễn phục vụ lãnh đạo và bà con địa phương tạo cho chúng tôi một cảm xúc rất đặc biệt...

Tình cảm nồng nhiệt của khán giả Vũng Liêm với vở diễn càng làm chúng tôi xúc động. Sau vở diễn khán giả chạy vào hậu trường xin chụp hình, họ không đề nghị chụp chung với Lê Tứ, Hà Như, Minh Trường... mà họ nói tui vô chụp với bác Sáu, cô Bảy, cô Ba, hai Đảm!"...

Bài học vì dân của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt

TTO - Phó thủ tướng thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh nhấn mạnh khi tuyên bố khai mạc Hội thảo khoa học cấp quốc gia "Đồng chí Võ Văn Kiệt - Nhà lãnh đạo xuất sắc của Đảng và cách mạng Việt Nam" sáng 22-11 tại TP.HCM.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bún bò Huế O Kay nước trong, chả cua vừa béo vừa bùi, bắp bò hoa xắt lát

Quán bún bò Huế có cái tên 'ngồ ngộ' O Kay, mà theo anh chủ quán người Huế giải nghĩa là 'OK', người Huế nói 'cũng được' tức là 'được'.

Bún bò Huế O Kay nước trong, chả cua vừa béo vừa bùi, bắp bò hoa xắt lát

Show thực cảnh ở hồ Than Thở Đà Lạt về hành trình bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Đơn vị vận hành Khu du lịch hồ Than Thở Đà Lạt đưa vào hoạt động show thực cảnh - nhạc nước kể về hành trình nghìn năm dựng nước, giữ nước, mở ra kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Show thực cảnh ở hồ Than Thở Đà Lạt về hành trình bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Bún treo Như Ý: Sài Gòn xưa nay là vậy đấy, thương nhau qua từng bữa cơm, tô bún

Giữa lòng thành phố tấp nập, có một quán bún nhỏ nằm lọt thỏm ở phường Bình Đông (quận 8 cũ, TP.HCM), không bảng hiệu cầu kỳ, chỉ có dòng chữ bún 'treo' đầy nổi bật. Nghe thì lạ mà lại quen vô cùng.

Bún treo Như Ý: Sài Gòn xưa nay là vậy đấy, thương nhau qua từng bữa cơm, tô bún

Han Kang và Người ăn chay

Có thể nói văn nghiệp của Han Kang chỉ khởi sự rực rỡ kể từ khi xuất bản cuốn sách trên dưới hai trăm trang: Người ăn chay.

Han Kang và Người ăn chay

Như chưa hề có cuộc chia ly: Cùng 1 cái tên hai số phận

Có một người đàn ông trung niên tên Thuần ngày đêm nhớ thương khắc khoải về gia đình ruột thịt. Một người mang thân phận Thuần đã dừng cuộc sống ở tuổi 19.

Như chưa hề có cuộc chia ly: Cùng 1 cái tên hai số phận

Sôi nổi giải bóng đá gắn kết văn hóa Việt - Nhật 2025

Chiều 5-7, chương trình giao lưu bóng đá Việt - Nhật 2025 diễn ra sôi động tại làng thể thao Tuyên Sơn (TP Đà Nẵng), thu hút đông đảo khán giả đến cổ vũ.

Sôi nổi giải bóng đá gắn kết văn hóa Việt - Nhật 2025
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar